Viết đoạn văn 150 chữ phân tích yếu to nghệ thuật đặc sắc trong truyện ngắn Chữ người tử tù

Đề bài: Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) phân tích một yếu tố nghệ thuật đặc sắc trong truyện ngắn Chữ người tử tù.

Đoạn văn tham khảo:

Cảnh cho chữ trong truyện ngắn “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân được coi là một “cảnh tượng xưa nay chưa từng có”. Trước hết bởi hoàn cảnh diễn ra nó vô cùng đặc biệt: vào buổi đêm – trước khi Huấn Cao ra pháp trường đối mặt với cái chết. Huấn Cao đã viết chữ tặng viên quản ngục ngay trong ngục tù hôi hám, bẩn thỉu. Cái đẹp lại được sáng tạo giữa chốn hôi hám, nhơ bẩn; thiên lương cao cả lại toả sáng ở chính cái nơi mà bóng tối và cái ác đang ngự trị. Huấn cao – một người tù cổ đeo gông, chân vướng xiêng đang dậm tô những nét chữ tài hoa với một tư thế đĩnh đạc, hiên ngang. Viên quản ngục – người đại diện cho sự thống trị lại trong tư thế khúm núm, kính cẩn xin chữ. Tuy đối lập về hoàn cảnh nhưng họ lại bắt gặp sự đồng điệu giữa một con người tài hoa tạo ra cái đẹp và một người tiếp nhận, say mê cái đẹp. Qua đó, tác giả đã gửi gắm thông điệp: cái đẹp luôn toả sáng trong mọi hoàn cảnh, cái đẹp có sức cảm hoá và chiến thắng cái xấu, cái ác. 

Truyện ngắn "Chữ người tử tù" của tác giả Nguyễn Tuân chứa đựng rất nhiều những yếu tố nghệ thuật độc đáo. Dưới đây là một số đoạn văn phân tích một yếu tố nghệ thuật đặc sắc trong truyện ngắn Chữ người tử tù hay, các em cùng tham khảo.


Đề bài: Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) phân tích một yếu tố nghệ thuật đặc sắc trong truyện ngắn Chữ người tử tù

Phân tích Tác giả sử dụng bút pháp nghệ thuật gì khi miêu tả cảnh cho chữ

I. Dàn ýphân tích một yếu tố nghệ thuật đặc sắc trong truyện ngắn Chữ người tử tù:

1. Mở đoạn:
- Giới thiệu yếu tố nghệ thuật đặc sắc trong truyện ngắn "Chữ người tử tù".
2. Thân đoạn:
- Yếu tố nghệ thuật đặc sắc trong truyện ngắn "Chữ người tử tù".
- Vai trò của yếu tố nghệ thuật ấy đối với tác phẩm.
3. Kết đoạn:
- Khẳng định ý nghĩa của yếu tố nghệ thuật.

II. Đoạn văn mẫu tham khảophân tích một yếu tố nghệ thuật đặc sắc trong truyện ngắn Chữ người tử tù:

1. Đoạn văn mẫu số 1
Không chỉ là nhà văn suốt đời đi tìm cái Đẹp, Nguyễn Tuân còn là một nhà chế tác tạo nên vẻ đẹp của những con chữ trong tác phẩm "Chữ người tử tù" in trong tập "Vang bóng một thời" của ông. Nghệ thuật sử dụng ngôn từ chính là một trong những yếu tố làm nên thành công cho tác phẩm. Để tái dựng lại không gian xưa cũ và không khí trang trọng, cổ kính, Nguyễn Tuân đã sử dụng rất nhiều từ hán Việt như: phiến trát, vàng son, hoa râm, tư lựu, hỗn loạn, tâm điền, nhất sinh, quyền thế, trung đường, tung hoành,... Bên cạnh đó, bằng cách sử dụng ngôn từ giàu sức gợi hình gợi cảm, Nguyễn Tuân đã làm nổi bật màu sắc điện ảnh trong cảnh dỗ gông và cho chữ. Đồng thời, nghệ thuật ngôn từ độc đáo đã giúp nhà văn có thể tạo dựng nên chân dung sống động về nhân vật Huấn Cao - người nghệ sĩ tài hoa bậc nhất. Từ đó thể hiện thái độ trân trọng của nhà văn trước nét đẹp văn hóa cổ truyền của dân tộc và phẩm chất tốt đẹp của người nghệ sĩ.

Phân tích nghệ thuật trong tác phẩm Chữ người tử tù

2. Đoạn văn mẫuphân tích một yếu tố nghệ thuật đặc sắc trong truyện ngắn Chữ người tử tùsố 2

Nghệ thuật miêu tả tương phản đối lập là một trong những yếu tố nghệ thuật đặc sắc làm nên thành công cho tác phẩm Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân. Trong tác phẩm, Nguyễn Tuân xây dựng nhân vật Huấn Cao với viên quản ngục trong thế đối lập với nhau. Xét trên phương diện địa vị xã hội, Huấn Cao là tên tử tù còn viên quản ngục lại là người đại diện cho nhà nước thống trị. Đặc biệt trong cảnh cho chữ, trật tự, kỉ cương trong nhà tù bị đảo ngược hoàn toàn. Người coi ngục và tử tù lúc này đã trở thành người cho chữ và người xin chữ. Quản ngục là kẻ thực thi quyền lực thì nay khúm núm, cúi đầu còn người tử tù lại hiên ngang viết những nét chữ tài hoa cuối cùng để thể hiện tấm lòng đối với người yêu cái đẹp. Thủ pháp tương phản đối lập thể hiện thông qua cặp nhân vật Huấn Cao - viên quản ngục trong cảnh cho chữ đã cho thấy sức mạnh của tình yêu thương và niềm say mê cái đẹp có thể cảm hóa và gắn kết con người với nhau.

3. Đoạn văn mẫuphân tích một yếu tố nghệ thuật đặc sắc trong truyện ngắn Chữ người tử tùsố 3

Bằng cách vận dụng thủ pháp tương phản đối lập, Nguyễn Tuân đã xây dựng thành công cảnh tượng "xưa nay chưa từng có" trong tác phẩm "Chữ người tử tù". Thú viết chữ là bộ môn nghệ thuật cao sang, thường diễn ra trong lúc thảnh thơi, nhàn nhã nơi thư phòng sạch sẽ, thơm mùi giấy lụa, mực tàu. Vậy mà, người nghệ sĩ lại cho chữ trong không gian ngục tù với "buồng tối chật hẹp, ẩm ướt, tường đầy mạng nhện tổ rệp, đất bừa bãi phân chuột phân gián." Nhà tù ẩm thấp, bẩn thỉu bỗng chốc lại là nơi sáng tạo ra cái đẹp. Đặc biệt, đây còn là đêm cuối cùng trước khi Huấn Cao bị áp giải về kinh chịu án nên thời gian càng trở nên gấp rút, vội vàng. Sự đối lập trong không gian cho chữ với tính chất của bộ môn nghệ thuật này đã góp phần thể hiện quan niệm thẩm mĩ và quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Tuân: cái đẹp - cái xấu, cái - cái ác luôn song hành tồn tại với nhau nhưng vượt lên trên những thứ nhuốc nhơ, đê hèn thì chân - thiện - mĩ luôn có sức sống mãnh liệt như tấm lòng của viên quản ngục và nét chữ của Huấn Cao chốn lao tù.

Bên cạnh những yếu tố đã được phân tích trong đoạn văn mẫu, các em có thể tìm thêm một số yếu tố nghệ thuật khác và tiến hành phân tích để thấy được sự độc đáo của tác phẩm và tài năng nghệ thuật của tác giả.

https://thuthuat.taimienphi.vn/viet-doan-van-phan-tich-mot-yeu-to-nghe-thuat-dac-sac-trong-truyen-ngan-chu-nguoi-tu-tu-70722n.aspx
Và còn rất nhiều bài văn mẫu lớp 10 hay khác, các em cùng tham khảo:
- Viết đoạn văn phân tích một chi tiết tiêu biểu trong tác phẩm Chuyện chức Phán sự đền Tản Viên (Nguyễn Dữ) hoặc Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân)
- Hãy viết đoạn văn chia sẻ suy nghĩ của bạn về một truyện thần thoại mà bạn cho là đặc sắc

Cùng Đọc tài liệu đi vào phần Kết nối đọc - viết trang 27 thuộc nội dung phần Soạn bài Chữ người tử tù kết nối tri thức với cuộc sống ngữ văn 10 tập 1. (Soạn văn 10 bài 1 Kết nối tri thức)

Câu hỏi: Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) phân tích một yếu tố nghệ thuật đặc sắc trong truyện ngắn Chữ người tử tù.

Trả lời: 

Những nét đặc sắc nghệ thuật trong truyện Chữ người tử tù

- Tạo dựng tình huống truyện độc đáo.

- Sử dụng thành công thủ pháp đối lập tương phản.

- Xây dựng thành công nhân vật Huấn Cao

– con người hội tụ nhiều vẻ đẹp.

- Ngôn ngữ có tính tạo hình, vừa cổ kính vừa hiện đại.

Đặc biệt:

*Đặc sắc nghệ thuật của cảnh cho chữ:

  • Cảnh cho chữ, Nguyễn Tuân đã thể hiện cái tình yêu tha thiết với truyền thống văn hóa lâu đời của dân tộc, đó cũng là biểu hiện thầm kín của lòng yêu nước.
  • Cảnh cho chữ là một cảnh sáng tạo xuất thần của Nguyễn Tuân. Dựng cảnh cho chữ, Nguyễn Tuân phát huy triệt để sức mạnh của ngòi bút lãng mạn.
  • Chỉ dưới ánh sáng lãng mạn, lí tưởng hóa, chỉ bằng cây bút “ra hoa”, nhà văn mới có thể tạo nên cảnh tượng xưa nay chưa từng có.
  • Ngôn ngữ trong cảnh cho chữ trang trọng, cổ kính giàu chất tạo hình, màu sắc điện ảnh. Mỗi nét chữ như một nhát khắc của người nghệ sĩ tạo hình làm cho các hình tượng như chạm nôi, như hình khối hằn lên trên bề mặt chữ nghĩa.
  • Lại thấy, đoạn văn như một thước phim ngắn, chậm rãi. Cứ sau mỗi câu văn, hình ảnh của sự vật hiện lên một cách rõ ràng.
  • Cùng với nghệ thuật dựng cảnh, dựng người, nhà văn đã sử dụng hiệu quả thù pháp tương phản đối lập. Các cặp đối lập giữa bóng tối và ánh sáng, cái thiện và cái ác, cái đẹp và cái tầm thường đê tiện,… đã tạo nên sức hấp dẫn kì lạ của truyện ngắn.

*Đặc sắc nghệ thuật của truyện ngắn:

  • Là nhân vật đẹp nhất, sang nhất trong văn nghiệp của Nguyễn Tuân, hình tượng Huấn Cao vừa kết tinh từ tư tưởng nhân văn, vừa thể hiện phong cách độc đáo của tác giả “Vang bóng một thời”.
  • Xây dựng nhân vật Huấn Cao , Nguyễn Tuân đã thể hiện khuynh hướng khám phá, ca ngợi con người ở phương diện tài hoa nghệ sĩ
  • Không đi sâu vào nội tâm, Nguyễn Tuân có tài dựng chân dung, tính cách nhân vật thông qua tình huống truyện éo le, oái ăm đầy kịch tính với những chi tiết chọn lọc
  • Phát huy triệt để sức mạnh của bút pháp lãng mạn, nghệ thuật tương phản đối lập, tất cả được đẩy đến mức siêu phàm phi thường
  • Ngôn ngữ trong tác phẩm mang vẻ đẹp cổ kính trang trọng, giàu chất tạo hình và màu sắc điện ảnh. Đoạn giỗ gông và cảnh cho chữ có thể xem là những thước phim ngắn cận cảnh đặc sắc. Quả không sai khi nói rằng, bằng tài năng ngôn ngữ độc đáo, Nguyễn Tuân không chỉ tạo dựng nên chân dung sống động về
  • Huấn Cao – một người nghệ sĩ mang khí phách anh hùng mà còn tạo dựng được không khí cổ xưa, của đất nước góp phần lưu giữ vẻ đẹp vang bóng một thời cho muôn đời. Từ đó bộc lộ niềm trân trọng đối với giá trị văn hóa cổ truyền

Đoạn văn tham khảo:

Cảnh cho chữ trong “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân được coi là một “cảnh tượng xưa nay chưa từng có”. Trước hết bởi hoàn cảnh diễn ra nó vô cùng đặc biệt: vào buổi đêm – trước khi Huấn Cao ra pháp trường đối mặt với cái chết. Huấn Cao đã viết chữ tặng viên quản ngục ngay trong ngục tù hôi hám, bẩn thỉu. Cái đẹp lại được sáng tạo giữa chốn hôi hám, nhơ bẩn; thiên lương cao cả lại tỏa sáng ở chính cái nơi mà bóng tối và cái ác đang ngự trị. Huấn cao – một người tử tù đeo gông, chân vướng xiềng đang dậm tô những nét chữ tài hoa với một tư thế đĩnh đạc, hiên ngang. Viên quản ngục – người đại diện cho sự thống trị lại trong tư thế khúm núm, kính cẩn xin chữ. Tuy đối lập về hoàn cảnh nhưng họ lại bắt gặp sự đồng điệu giữa một con người tài hoa tạo ra cái đẹp và một người tiếp nhận, say mê cái đẹp. Qua đó, tác giả đã gửi gắm thông điệp: cái đẹp luôn toả sáng trong mọi hoàn cảnh, cái đẹp có sức cảm hoá và chiến thắng cái xấu, cái ác.

Xem thêm các câu hỏi liên quan:

-/-

Trên đây là gợi ý trả lời câu hỏi kết nối đọc viết trang 27: " Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) phân tích một yếu tố nghệ thuật đặc sắc trong truyện ngắn Chữ người tử tù" , đừng quên tham khảo trọn bộ Soạn Văn 10 Kết nối tri thức!

- Tổng hợp các tài liệu và bài học soạn văn 10 mới -