Viêm da nhiễm khuẩn là gì

Nhiễm trùng da và mô mềm là tình trạng viêm cấp tính của da và mô mềm thường do các vi khuẩn ký sinh trên da như tụ cầu, liên cầu,… gây ra khi có các yếu tố thuận lợi với các đặc điểm sưng nóng đỏ đau vùng da và phần mềm bị tổn thương.

Phân loại theo Hiệp hội bệnh truyền nhiễm Hoa Kỳ (IDSA) gồm năm loại: 

Nhiễm trùng bề mặt da.

Nhiễm trùng đơn giản: chốc, viêm quầng, viêm mô tế bào.

Nhiễm trùng hoại tử.

Nhiễm trùng liên quan đến vết cắn của thú vật.

Nhiễm trùng liên quan đến phẫu thuật và suy giảm miễn dịch.

NGUYÊN NHÂN

Một số tác nhân gây bệnh theo cấu trúc da và mô mềm:

Cấu trúc giải phẫu

Loại nhiễm khuẩn

Tác nhân gây bệnh

Thượng bì

Thuỷ đậu, sởi

Varicella zoster virus, Measles virus

Lớp keratin

Nấm da

Microsporum

Epidermophyton Trichophyton

Biểu bì

Chốc, loét

Strep pyogenes

Staphylococus aureus

Hạ bì

Viêm quầng

Strep pyogenes

Nang lông

Viêm nang lông, mụn nhọt

Staphylococus aureus

Tuyến bã

Mụn trứng cá

Propionibacterium acnes

Mô mỡ dưới da

Viêm mô tế bào

Liên cầu tan huyết nhóm β

Cân mạc

Viêm hoại tử cân mạc

S.pyogenes và vi khuân yếm khí

Lớp cơ

Viêm cơ và hoại tử cơ

S.aureus và C.perfringens

ĐƯỜNG XÂM NHẬP CỦA VI KHUẨN

Nhiễm trùng thường theo sau một tổn thương da: vết thương da (giập, nứt, rách, đâm xuyên, côn trùng hay thú vật cắn,…), vết thương phẫu thuật (kim tiêm, vết mổ hay thủ thuật như thông tiểu, các vật liệu thay thế), hoặc không phát hiện được tổn thương ban đầu.

Điều kiện thuận lợi tại chỗ  là tình trạng hăm do ẩm ướt, nấm da, viêm tắc tĩnh mạch hay bạch huyết, loét tì dè, béo phì.

Điều kiện thuận lợi toàn thân là cơ địa dễ bị nhiễm khuẩn như đái tháo đường, nhiễm HIV, các bệnh lý tự miễn, bệnh ác tính, người già, tình trạng suy kiệt  hoặc sử dụng kéo dài một số thuốc như glucocorticoid, methotrexate, và các thuốc ức chế miễn dịch khác…

CHẨN ĐOÁN

Lâm sàng

Triệu chứng tại chỗ: 

Nhẹ: nhọt, mụn mủ, bọng nước, mảng hồng ban, sau đó đóng vẩy, diễn tiến ly tâm.

Tổn thương sâu hơn (viêm mô tế bào, hoại tử mạc-cơ) sưng, nóng, đỏ, đau, bề mặt da giống như vỏ cam, ranh giới giữa vùng da bệnh và lành không rõ.

Bọng nước, xuất huyết dạng điểm hoặc mảng, vỡ ra làm cho nhiễm trùng càng lan rộng và sâu hơn.

Hạch vùng da tổn thương có thể có hoặc không.

Triệu chứng toàn thân: sốt cao, rét run, mệt mỏi, xanh xao, gầy sút, chán ăn.

Dấu hiệu nặng: 

Huyết áp tâm thu < 90mmHg

Mạch > 100 lần/phút hoặc < 60 lần/phút

Nhiệt độ> 390C hoặc < 36,50C

Phân độ: (Eron)

Độ

Dấu hiệu toàn thân

Bệnh kèm

I

(-)

(-)

II

(+/-)

(+/-)

III

D ấu hiệu nhiễm độc và triệu chứng toàn thân (sốt, mạch nhanh, HA tụt, thở nhanh)

(+/-)

IV

H ội chứng nhiễm trùng nhiễm độc nặng đe dọa tính mạng (Sốc, truỵ tim mạch, nhiễm toan, suy hô hấp,…)

(+/-)

Cận lâm sàng

Tế bào máu ngoại vi: tăng số lượng bạch cầu, đặc biệt là bạch cầu đa nhân.

Tăng tốc độ lắng máu. 

Tăng nồng độ protein C phản ứng huyết thanh (CRP). Cấy máu định danh vi khuẩn: có thể dương tính.

Siêu âm, CT-scanner, MRI: có thể thấy hình ảnh viêm - ápxe tổ chức dưới da và mô mềm, cơ. Ngoài ra MRI còn giúp chẩn đoán phân biệt giữa viêm xương tuỷ với hoại tử cơ do vi khuẩn kỵ khí.

Vi trùng học: soi tươi, nuôi cấy, kháng sinh đồ của các loại bệnh phẩm như máu và dịch tiết hoặc mủ tại vị trí sang thương.

Chẩn đoán xác định

Tiêu chuẩn vàng cho chẩn đoán xác định là phân lập được vi khuẩn gây bệnh, nhưng trong thực tế chỉ có khoảng 5% trường hợp cấy máu cho kết quả (+), và 20-30%  từ dịch vết thương.

Chẩn đoán thường được xác lập dựa trên bệnh cảnh lâm sàng với các dấu hiệu tại chỗ, toàn thân kết hợp với cận lâm sàng và hình ảnh học.

Chẩn đoán phân biệt

Ung thư di căn da.

Viêm da cơ tự miễn.

Tình trạng phù nề phần mềm cạnh khớp trong gout cấp.

ĐIỀU TRỊ

Nguyên tắc điều trị 

Loại bỏ tình trạng nhiễm trùng bằng kháng sinh phù hợp và chăm sóc  vết thương.

Phòng ngừa tình trạng nhiễm trùng lan rộng.

Kháng sinh:

Kháng sinh nên điều trị ngay trước khi có kết quả kháng sinh đồ, có thể dựa trên phân độ Eron:

Độ I: kháng sinh đường uống: dicloxacillin, erythromycin, cephalexin, augmentin, clindamycin.

Độ  II và độ III: kháng sinh đường toàn thân:  nafcillin hoặc oxacillin  (1-2g/4h/ngày); clindamycin (600mg/8h/ngày), vancomycin (30mg/kg chia 2 lần/ngày). MRSA: vancomycin, linezolid, daptomycin.

Độ III-IV: phối hợp các kháng sinh, hoặc với meropenem, ertapenem, imipenem.

Đánh giá đáp ứng lâm sàng sau 48-72 giờ, sau đó điều chỉnh kháng sinh theo kháng sinh đồ. 

Điều trị hỗ trợ:

Giảm đau: paracetamol, codein, tramadol…

Kháng viêm không steroid khi cần.

Tại chỗ: thay băng hay chăm sóc vết thương, phẫu thuật cắt lọc hay dẫn lưu mủ khi cần.

Toàn thân: nâng tổng trạng, điều chỉnh nước - điện giải, bù protein, albumin, huyết tương, máu khi cần.

Theo dõi

Theo dõi các dấu hiệu sinh tồn, các triệu chứng toàn thân, triệu chứng tại chỗ để phát hiện diễn biến chuyển độ nặng đòi hỏi thay đổi chiến thuật điều  trị phù hợp và kịp thời.

Theo dõi chức năng gan, thận và bilan viêm (tế bào máu ngoại vi, tốc độ lắng máu, CRP) thường xuyên. 

Thời gian điều trị tuỳ dạng lâm sàng, có thể kéo dài 4-6 tuần.

Có thể chuyển sang kháng sinh đường uống khi lâm sàng ổn định sau 10-14 ngày. Điều kiện là phải phù hợp kháng sinh đồ và kiểm soát tốt tình trạng nhiễm trùng, các bệnh đi kèm ổn định.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Barr Walter G. 2009. “Mycobacterial infections of bones and joints”. Kelley’s textbook of rheumatology.chap 101. 

Bhattacharya Roby P. SIMMONS Rachel P. and Basgoz. 2011. “Infectious diseases. Pocket medicine 4th”. The handbook general hospital handbook of Internal medicine. P. 6-16.

Eron Lawrence J. , Laine Christine ed al (2008), “Cellulitis and soft tissues infections”. Annals of Internal medicine.

Ghafur Abdul, Shareek PS, Chenai (2012), “Skin and soft tissue infection” Medicine up date. Vol 22. P. 60-66.

Hagan Jose E. Babcock Hilaty M. and Kimani Nigar, (2010), “Treatment of infection diseases”. The Washington manual of medical therapeutics 33rd edition. P. 444.

Nhiễm trùng da là tình trạng da bị viêm, sưng và tổn thương do vi nấm, vi khuẩn, ký sinh trùng và virus gây ra. Bệnh lý này có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như nhiễm khuẩn huyết, viêm đường tiết niệu và tử vong nếu không kịp thời can thiệp.

Viêm da nhiễm khuẩn là gì
Nhiễm trùng da là tình trạng da bị viêm, sưng và tổn thương do vi nấm, vi khuẩn, ký sinh trùng và virus

Nhiễm trùng da là thuật ngữ đề cập đến tính trạng tổn thương da do sự xâm nhập của vi nấm, virus, ký sinh trùng và vi khuẩn. Trong đó nguyên nhân chủ yếu là do tụ cầu vàng và phế cầu khuẩn gây ra.

Nhiễm trùng nhẹ có thể được điều trị bằng cách chăm sóc tại nhà và dùng thuốc. Tuy nhiên với trường hợp nhiễm trùng có mức độ nghiêm trọng, cần tiến hành điều trị chuyên sâu để ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm.

Da là cơ quan bao phủ cơ thể, có vai trò ngăn ngừa nhiễm trùng xâm nhập vào các cơ quan bên trong. Tuy nhiên da cũng có thể bị tổn thương và sưng viêm bởi những nguyên nhân sau:

Viêm da nhiễm khuẩn là gì

  • Vi khuẩn: Các loại vi khuẩn nhóm Staphylococcus và Streptococcus là nguyên nhân chủ yếu gây ra nhiễm trùng da. Những vi khuẩn này thường sinh sống trên cơ thể và hầu như gây hại. Tuy nhiên khi da xuất hiện vết cắn hoặc vết trầy xước, vi khuẩn có thể xâm nhập vào cấu trúc da thông qua vết thương hở và gây nhiễm trùng.
  • Virus: Poxvirrus, virus herpes và papillomavirus là những loại virus có khả năng gây nhiễm trùng da. So với nhiễm trùng do vi khuẩn, tình trạng tổn thương da do virus có thể lây lan rộng trên toàn bộ cơ thể.
  • Nhiễm nấm: Nấm có thể xâm nhập và gây nhiễm trùng da khi có các điều kiện thuận lợi như độ ẩm của da cao, vệ sinh không đúng cách hoặc da khô, nứt nẻ.
  • Ký sinh trùng: Ghẻ, rận,… là một trong những ký sinh trùng gây nhiễm trùng và tổn thương da. Đặc trưng của nhiễm trùng da do ký sinh trùng là triệu chứng ngứa ngáy dữ dội và bứt rứt.

Bên cạnh đó, một số yếu tố rủi ro cũng có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng da, bao gồm:

Viêm da nhiễm khuẩn là gì
Nhiễm HIV là yếu tố làm tăng nguy cơ nhiễm trùng da
  • Bị côn trùng đốt, trầy xước do va chạm,…
  • Mắc bệnh tiểu đường khiến vết thương hở chậm lành và tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập.
  • Suy giảm miễn dịch (bệnh lao, nhiễm HIV, AIDS, tác dụng phụ của thuốc ức chế miễn dịch,…).
  • Vệ sinh cơ thể kém.
  • Sinh sống trong môi trường ẩm thấp và nắng nóng.
  • Mắc bệnh da liễu mãn tính như chàm, vảy nến, viêm da thần kinh,…

Nhiễm trùng da được chia thành 4 loại cụ thể – theo từng nguyên nhân gây bệnh, bao gồm:

  • Nhiễm trùng da do vi khuẩn: Viêm mô tế bào, viêm quầng, bệnh phong (Mycobacterium leprae), mụn nhọt, áp xe, chốc lở, viêm nang lông, Erythrasma (nhiễm trùng da mãn tính), viêm tuyến mồ hôi mưng mủ, nhiễm tụ cầu vàng,…
  • Nhiễm trùng da do virus: Sởi, zona, thủy đậu, herpes môi, herpes sinh dục, mụn cóc, u mềm lây, bệnh tay chân miệng,…
  • Nhiễm trùng da do nấm: Hắc lào, nấm da, nhiễm nấm âm đạo, hăm da,…
  • Nhiễm trùng da do ký sinh: Ghẻ, rệp và chấy rận.

Các triệu chứng nhiễm trùng da phụ thuộc vào nguyên nhân cụ thể. Trong đó triệu chứng do vi khuẩn thường có mức độ nghiêm trọng nhất.

Các dấu hiệu nhiễm trùng da do vi khuẩn, bao gồm:

Viêm da nhiễm khuẩn là gì
Nhiễm trùng da do vi khuẩn thường có dấu hiệu tụ mủ, sưng và đau rát
  • Da đỏ, sưng
  • Đau rát và ngứa nhẹ
  • Có dấu hiệu tụ mủ và chảy dịch
  • Vùng da bị nhiễm trùng thường sưng nóng hơn bình thường
  • Ớn lạnh
  • Sốt cao đột ngột
  • Buồn nôn
  • Co giật
  • Tổn thương da xảy ra ở những da có vết trầy, xước trước đó

Các dấu hiệu nhiễm trùng da do virus:

  • Sốt
  • Xuất hiện phát ban da
  • Một số trường hợp có mụn nước khu trú trên ban da
  • Ngứa ngáy
  • Đau họng
  • Sưng hạch bạch huyết
  • Tổn thương da xuất hiện toàn thân hoặc khu trú ở các dây thần kinh

Các dấu hiệu nhiễm trùng da do nấm:

Viêm da nhiễm khuẩn là gì
Nhiễm trùng da do nấm thường gây ngứa ngáy dữ dội và tập trung ở những vùng kẽ, nếp gấp
  • Da ngứa
  • Vùng da đỏ, dày sừng và bong vảy trắng
  • Có thể xuất hiện các mụn nước tại vùng da tổn thương
  • Triệu chứng có xu hướng hình thành ở các kẽ

Các dấu hiệu nhiễm trùng do ký sinh trùng:

  • Ngứa
  • Loét da do ký sinh trùng hút máu hoặc đẻ trứng
  • Nổi mẩn đỏ

Nhiễm trùng da là tình trạng sức khỏe có hình thành và triệu chứng đa dạng. Vì vậy khi nhận thấy da và cơ thể phát sinh những dấu hiệu bất thường, bạn nên chủ động đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Thông thường, nhiễm trùng do ký sinh trùng và vi nấm thường không gây nguy hiểm. Tuy nhiên nếu nguyên nhân do virus, bạn có thể gặp phải các di chứng như tổn thương dây thần kinh, viêm não và phổi.

Trong khi đó nhiễm trùng vi khuẩn có thể gây ra hàng loạt các biến chứng nguy hiểm như viêm đường tiết niệu, nhiễm trùng máu, hoại tử da và gây tử vong.

Nhiễm trùng da có nguy cơ lây nhiễm cao. Vi khuẩn, virus, nấm và ký sinh trùng có thể lây qua tiếp xúc trực tiếp hoặc tiếp xúc lên các vật dụng có chứa tác nhân gây bệnh. Ngoài ra, tình trạng nhiễm trùng do virus còn có thể lây qua đường hô hấp.

Thông thường bác sĩ có thể xác định loại nhiễm trùng thông qua vị trí và đặc điểm của tổn thương da. Bên cạnh đó, bác sĩ có thể đặt câu hỏi về các triệu chứng đi kèm như ngứa, sốt, ớn lạnh, buồn nôn,…

Viêm da nhiễm khuẩn là gì
Nhiễm trùng da thường được chẩn đoán thông qua các biểu hiện lâm sàng

Với những trường hợp nhiễm virus và vi khuẩn, sinh thiết mô có thể được thực hiện nhằm xác định nguyên nhân gây nhiễm trùng.

Điều trị nhiễm trùng da phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Một số trường hợp thường không phải điều trị và có xu hướng tự thuyên giảm sau một thời gian ngắn. Tuy nhiên với trường hợp nghiêm trọng, cần kiểm soát nhiễm trùng kịp thời để hạn chế nguy cơ phát sinh biến chứng.

Nhiễm trùng da do vi khuẩn bắt buộc phải tiến hành điều trị. Các vi khuẩn gây bệnh có xu hướng tấn công vào tầng sâu của cấu trúc da và xâm nhập vào những cơ quan khác nếu không được kiểm soát kịp thời.

Viêm da nhiễm khuẩn là gì
Nhiễm trùng da do vi khuẩn thường được điều trị bằng kháng sinh tại chỗ hoặc đường uống/ tiêm

Các phương pháp điều trị được áp dụng, bao gồm:

  • Dung dịch NaCl 0.9%: Sử dụng dung dịch nước muối sinh lý để rửa vùng da tổn thương hằng ngày nhằm hạn chế nguy cơ bội nhiễm.
  • Thuốc mỡ kháng sinh: Có tác dụng giảm đau, ngứa và giúp bong các vảy tiết.
  • Dung dịch sát khuẩn như Milian hoặc Castellani: Sử dụng dung dịch chấm vào vùng da tổn thương nhằm ức chế và tiêu diệt vi khuẩn gây nhiễm trùng.
  • Thuốc kháng sinh nhóm quinolone, beta-lactam và macrolid và kháng sinh penicillin bán tổng hợp: Kháng sinh đường uống/ tiêm được sử dụng khi tổn thương da lan rộng và kéo dài. Ngoài ra, dùng kháng sinh còn ngăn ngừa các biến chứng như nhiễm trùng máu và viêm cầu thận cấp.

Nhiễm trùng da do virus có mức độ nhẹ hơn so với nhiễm trùng do vi khuẩn. Trong trường hợp này, quá trình điều trị chủ yếu là chăm sóc và dùng thuốc bôi tại chỗ.

Viêm da nhiễm khuẩn là gì
Nhiễm trùng da do virus thường được điều trị bằng dung dịch xanh methylen và thuốc kháng virus

Các biện pháp điều trị được thực hiện, bao gồm:

  • Dung dịch xanh methylene: Sử dụng dung dịch này chấm lên vùng da bị thủy đậu hoặc zona nhằm tiêu diệt virus gây bệnh.
  • Thuốc kháng histamine: Nếu triệu chứng ngứa lây lan ra toàn thân, có thể dùng thuốc kháng histamine H1 để cải thiện.
  • Thuốc kháng virus Acyclovir: Loại thuốc này được sử dụng nếu hệ miễn dịch của người bệnh suy yếu và không có khả năng tạo ra kháng thể để kìm hãm virus gây bệnh.

Với trường hợp nhiễm trùng da do bệnh sởi, sốt phát ban,… tổn thương da thường thuyên giảm mà không cần điều trị. Với những bệnh lý này, cần nghỉ ngơi và chăm sóc tại nhà để triệu chứng thuyên giảm.

Hầu hết các trường hợp nhiễm trùng da do nấm đều có mức độ nhẹ và không gây nguy hiểm. Quá trình điều trị chủ yếu là sử dụng thuốc kháng nấm tại chỗ hoặc đường uống.

  • Thuốc chống nấm (Ketoconazole, Nystain, Fluconazol,…): Thường được chỉ định ở dạng bôi tại chỗ. Tuy nhiên nếu tổn thương da lan rộng, bác sĩ có thể yêu cầu dùng thuốc kháng nấm đường uống.
  • Thuốc kháng histamine H1: Được sử dụng nếu nhiễm nấm gây ngứa ngáy dữ dội và kéo dài.

Nhiễm trùng da do ký sinh trùng được điều trị bằng cách dùng thuốc bôi ngoài. Với những trường hợp ngứa ngáy nặng, có thể dùng thuốc kháng histamine để khắc phục.

Viêm da nhiễm khuẩn là gì
Nhiễm ký sinh trùng ở da thường được điều trị bằng cách sử dụng thuốc bôi ngoài
  • Kem Cortamiton 1%: Có tác dụng tiêu diệt ghẻ và ve gây bệnh trên da.
  • Calamine lotion: Có tác dụng làm dịu niêm mạc, làm mát và xoa dịu ngứa ngáy.
  • Thuốc bôi chứa steroid: Được sử dụng để làm giảm ngứa và viêm do ký sinh trùng gây ra.
  • Thuốc kháng histamine: So với các dạng nhiễm trùng khác, nhiễm trùng do ký sinh trùng thường gây ngứa ngáy dữ dội. Vì vậy bạn có thể dùng thuốc kháng histamine để làm giảm các triệu chứng của bệnh.

Với những trường hợp nhiễm trùng do virus, nấm và ký sinh trùng, bác sĩ có thể chỉ định kháng sinh nếu có xuất hiện tình trạng bội nhiễm.

Nhiễm trùng da là một trong những vấn đề da liễu thường gặp. Bệnh không chỉ gây ngứa, đau rát và sưng viêm da mà còn dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Vì vậy bạn cần chủ động ngăn ngừa bệnh lý này.

Viêm da nhiễm khuẩn là gì
Vệ sinh cơ thể hằng ngày là biện pháp ngăn ngừa viêm da nhiễm trùng

Các biện pháp phòng ngừa nhiễm trùng da, bao gồm:

  • Giữ vệ sinh cơ thể đều đặn, tránh tình trạng bụi bẩn và dầu thừa ứ đọng trên da.
  • Nên dùng các loại xà phòng dịu nhẹ để làm sạch và tiêu diệt vi khuẩn tích tụ trên bề mặt da.
  • Chích ngừa vaccine ngừa sởi, rubella,… cho trẻ nhỏ.
  • Tránh tiếp xúc với người mắc bệnh truyền nhiễm.
  • Sử dụng vật dụng sinh hoạt riêng, tránh dùng chung với những thành viên trong gia đình.
  • Thường xuyên vệ sinh không gian sống, quần áo, mền gối và đồ chơi cho trẻ.
  • Vệ sinh tay sau khi đi vệ sinh, trước và sau bữa ăn.
  • Tránh quan hệ tình dục với người đang bị nhiễm trùng.
  • Chăm sóc và vệ sinh các vết trầy xước trên da đúng cách nhằm hạn chế tình trạng vi khuẩn xâm nhập và gây nhiễm trùng.

Nhiễm trùng da thường không gây nguy hiểm và có thể thuyên giảm sau một thời gian ngắn. Tuy nhiên với những trường hợp nghiêm trọng, bệnh có thể dẫn đến các biến chứng nặng nề và gây tử vong. 

Điều trị bệnh nhiễm trùng da phụ thuộc vào nguyên nhân, mức độ tổn thương và khả năng đáp ứng của từng trường hợp. Vì vậy các phương pháp điều trị được đề cập trong bài viết chỉ có tính chất tham khảo. Bạn đọc cần tránh tuyệt đối tình trạng tự ý và tùy tiện sử dụng thuốc. Để được chẩn đoán và tư vấn hướng điều trị phù hợp, nên tìm gặp bác sĩ chuyên khoa da liễu khi nhận thấy da và cơ thể có các dấu hiệu bất thường.