Vì sao tiền tệ được coi là hàng hóa đặc biệt?

Tiền là hàng hóa đặc biệt bởi tất cả mọi mặt hàng khác đều dựa trên nó làm cơ sở, làm đơn vị đo lường cụ thể trên thị trường. Để hiểu thêm về vấn đề này nganhang24h.vn sẽ phân tích và chứng minh cho bạn thấy.

Tiền là gì?

Con người không thể nào sống được mà không có tiền. Tiền là vật ngang giá chung hay nói cách khác nó chính là phương tiện nằm ở giữa để trao đổi qua lại giữa nhu cầu và sự cung cấp.

Ví dụ tờ 500 nghìn VND trong ví của bạn chính là tiền. Nó có thể mua được một chiếc váy hay chi trả cho một tô bún trong cửa tiệm. Đa phần mọi vật chất có thể quy đổi thành tiền. Và thông thường người ta sử dụng tiền mặt để trao đổi.[content_block id=1504 slug=ads-giua-1]

Trong vấn đề chứng khoán cũng vậy, nếu bạn trả cho bà chủ quán vỉa hè 5% cổ phiếu cho một cốc nước. Mặc dù giá trị của 5% cổ phiếu đó lớn gấp trăm thậm chí vài chục nghìn lần giá trị thực cốc nước. Nhưng đối với người chủ quán này thì sẽ không hiểu và rất dễ nổi nóng.

Tiền là của cải phổ biến trong các gia đình. Khi nói đến việc bạn giàu cỡ nào thì sẽ tính toán dựa trên số tiền người đó sở hữu bao gồm tài sản, vàng bạc đã quy đổi thành giá trị tiền tệ. Tiền còn được người mua và bán chấp nhận để quy đổi thành sản phẩm, dịch vụ.

Tiền còn là phương tiện để đầu tư, tích lũy. Chẳng hạn như bạn có thể gửi tiền vào ngân hàng và hàng tháng bạn được trả lãi. Bên cạnh đó, tiền còn có thể dùng làm phương tiện lưu trữ. Khi tiền nhiều hơn mức tiêu người ta có thể cất giành.

Tham khảo thêm:Tiền Ký Quỹ Là Gì

Tiền tệ có chức năng gì?

Tiền tệ có rất nhiều chức năng, được chia ra thành 5 chức năng chính. Bao gồm phương tiện trao đổi, phương tiện tích lũy, thanh toán, là thước đo giá trị và khả năng quy đổi trên thế giới.

Tiền tệ dùng làm phương tiện để trao đổi

Như đã nói, khi trao đổi hàng hóa tiền tệ đóng vai trò làm vật trung gian. Thời chưa có tiền tệ, người ta chỉ biết dùng hàng đổi hàng để có được những sản phẩm mà họ mong muốn có được. Cách thức này cũng khá hợp lí nhưng dần trở nên lỗi thời. Nhờ có tiền tệ ra đời mà việc trao đổi hàng hóa trở nên dễ dàng hơn.[content_block id=1508 slug=ads-giua-2]

Bên cạnh đó còn đảm bảo tính công bằng. Thay vì đổi một kg thịt gà lấy nửa cân thịt bò thì bạn có thể bán gà với giá 120 nghìn đồng và mua thịt bò với số tiền 100 nghìn đồng. Như vậy thì còn có thể dự trữ được 10 nghìn đồng cho những lần mua tiếp theo.

Tiền tệ sử dụng để tích lũy

Khi thực tại dư giả và bạn muốn tương lai thoải mái hơn thì có thể dự trữ tiền. Không ai cấm bạn làm việc này mà còn được nhiều ngân hàng khuyến khích. Bạn tích lũy tiền trong ví của ngân hàng, hay thẻ tín dụng thì sẽ được hưởng rất nhiều ưu đãi.

Giả sử bạn có số tiền 2 tỷ và muốn đem dự trữ. Thay vì tự cất giữ trong nhà và đến một ngày nào đó không còn giá trị như trước nữa thì bạn có thể gửi ngân hàng để có tiết kiệm hàng tháng. Như vậy với lãi suất 7,5% trên năm thì trung bình một tháng bạn tiết kiệm thêm 6 triệu 250 nghìn đồng.

Trước đây người ta cất tiền bằng hiện vật vừa khó bảo quản lại dễ mất và hư hỏng. Việc để ngân hàng cất giữ dùm là một sự lựa chọn khá thông minh. Đồng thời nếu muốn lời còn có một cách là bạn cũng có thể quy đổi thành vàng bạc.

Vì sao tiền tệ được coi là hàng hóa đặc biệt?
Vì Sao Nói Tiền Tệ Là Một Loại Hàng Hóa Đặc Biệt.

Tiền tệ sử dụng để thanh toán

Tiền tệ là phương tiện thanh toán khi bạn phải đóng góp nộp các khoản tiền nhà, thuế khóa. Hay tiền điện nước, vay mượn trong quá trình lưu thông hàng hóa. Khi đảm nhận chức năng này tiền tệ không còn là vật ngang giá nữa.

Thay vào đó nó vận động tách rời hàng hóa sản phẩm. Cách thức này góp phần phổ biến việc bù trừ lẫn nhau. Đồng thời khiến cho việc tính toán đơn giản hóa hơn nhiều. Để đáp ứng được những nhu cầu trên đòi hỏi tiền phải có giá trị bền vững và ổn định.

Tiền là thước đo giá trị hàng hóa

Nó là một đơn vị đo lường trong việc mua bán sản phẩm hàng hóa. Khi đi siêu thị hay đến các cửa hàng quần áo chúng ta thường thấy người ta in giá sản phẩm đi kèm. Điều đó cho thấy mỗi mặt hàng đều có giá trị nhất định.

Nó được quy đổi thành tiền để khách hàng chi trả và người bán lấy lại được vốn. Giả sử như trong cửa hàng có bán một đôi giày fake và một đôi giày real. Giày fake có giá 150 nghìn đồng và giày real có giá 1500000 nghìn đồng. Bạn sẽ so sánh được giá cả và chất lượng của sản phẩm.

Chức năng của tiền tệ thế giới

Trong quá trình trao đổi hàng hóa trên thế giới, nếu tiền của quốc gia nào được nhiều nước sử dụng nhất thì đó gọi là chức năng tiền tệ thế giới. Nói chung cũng giống như là khi tiền tệ thực hiện được hết 4 khả năng kể trên thế giới.

Vì sao nói tiền tệ là hàng hóa đặc biệt

Tiền tệ là hàng hóa

Tiền tệ không phải thứ gì đó quá trừu tượng, nó đơn giản cũng giống như hàng hóa bình thường. Đa là hàng hóa thì phải có cả giá trị và giá trị sử dụng, Điều này đã được kể đến trong hệ thống triết học Mác Lê Nin. Giả sử như nếu như bạc cũng có thể được chọn làm tiền tệ. Thì trên thực tế bạc còn nhiều hạn chế so với tiền tệ.

Trước hết nó có công dụng của một vật ngang giá chung vừa có công dụng của một chất có khả năng làm trang sức hay thuốc. Tuy nhiên, trong đó chưa tính đến công sức lao động tương đương với việc làm ra nó tính theo giá trị. Tiền tệ còn hơn thế, bởi vậy chúng ta mới kể đến được hai từ đặc biệt sau đó.

Tiền tệ là hàng hóa đặc biệt

Những hàng hóa không phải là tiền thì nó không thể đem trao đổi với hàng hóa khác. Nhưng tiền thì có thể. Đồng thời trong việc sử dụng tiền thì ít phải liên quan đến những công sức lao động được kết tinh trong nó.

Tiền được dùng làm vật trung gian để mua bán các loại hàng hóa cụ thể khác. Hay nói theo chiều hướng khác trong vô số loại hàng hóa. Thì nó được tách ra làm vật ngang giá chung. Đồng thời nó là kết quả của mối quan hệ giữa những người sản xuất, tạo ra sản phẩm hàng hóa.

Từ những phân tích trên bạn đã hiểu sâu hơn về giá trị của tiền tệ. Đồng thời chứng minh được Vì Sao Nói Tiền Tệ Là Một Loại Hàng Hóa Đặc Biệt. Hy vọng nó sẽ bổ trợ kiến thức về tài chính cũng như giúp bạn có định hướng kinh doanh tốt hơn.

Xem thêm:

  • Tiền tệ là gì? Có mấy chức năng? Xuất hiện khi nào?
  • Tiền polymer Việt Nam được in ở đâu? Nước nào? Năm nào?
  • Rút Tiền Trực Tiếp Trong Ngân Hàng Cần Những Thủ Tục, Giấy Tờ gì?
  • Tiền Việt Nam đứng thứ mấy trên thế giới và cao hơn nước nào?

Câu hỏi: Tại sao nói tiền tệ là hàng hóa đặc biệt ?

A.Vì tiền tệ chỉ xuất hiện khi sản xuất hàng hóa đã phát triển.

B.Vì tiền tệ ra đời là kết quả của quá trình phát triển lâu dài của các hình thái giá trị.

C.Vì tiền tệ là hàng hóa đặc biệt được tách ra làm vật ngang giá chung cho tất cả các hàng hóa.

D.Vì tiền tệ là hàng hóa nhưng không đi vào tiêu dùng thông qua trao đổi mua bán.

Trả lời :

Đáp án đúng:C . Vì Tiền tệ là hàng hóa đặc biệt vì nó được tách ra làm vật ngang giá chung cho tất cả các hàng hóa.

Giải thích:

Tiền tệ là hàng hóa đặc biệt vì :

- Tiền tệ chỉ xuất hiện khi sản xuất hàng hóa đã phát triển.

- Tiền tệ ra đời là kết quả của quá trình phát triển lâu dài của các hình thái giá trị.

- Tiền tệ là hàng hóa đặc biệt được tách ra làm vật ngang giá chung cho tất cả các hàng hóa.

- Tiền tệ là hàng hóa nhưng không đi vào tiêu dùng thông qua trao đổi mua bán.

Cùng Top lời giải tìm hiểu thêm về tiền tệ nhé:

1. Tiền tệ

a. Nguồn gốc và bản chất tiền tệ

- Nguồn gốc: Tiền tệ xuất hiện là kết quả của quá trình phát triển lâu dài của sản xuất, trao đổi hàng hóa và các hình thái giá trị.

+ Hình thái giá trị đơn giản:Hình thái này xuất hiện khi xã hội nguyên thủy tan rã và chỉ thường gặp ở những mầm mống đầu tiên của trao đổi. Ở đây, giá trị của hàng hóa này chỉ biểu hiện đơn nhất ở một hàng hóa khác và quan hệ trao đổi mang tính chất ngẫu nhiên, trực tiếp hàng lấy hàng, tỷ lệ trao đổi được hình thành ngẫu nhiên ==> hình thái phôi thai của tiền tệ.

+ Hình thái giá trị đầy đủ hay mở rộng:Hình thái này xuất hiện trong thực tế khi một hàng hóa nào đó được trao đổi với nhiều hàng hóa khác một cách thông thường phổ biến. Ở đây, giá trị của hàng hóa được biểu hiện ở nhiều hàng hóa khác nhau đóng vai trò làm vật ngang giá. Đồng thời tỷ lệ trao đổi không còn mang tính chất ngẫu nhiên nữa mà dần dần do lao động quy định. Tuy nhiên, ở hình thái này, giá trị của hàng hóa được biểu hiện còn chưa hoàn tất, thống nhất và vẫn trao đổi trực tiếp hàng – hàng.

+ Hình thái chung của giá trị:Ở hình thái này, giá trị của mọi hàng hóa được biểu hiện ở một hàng hóa đóng vai trò làm vật ngang giá chung – “vật ngang giá phổ biến”. Các hàng hóa đều đổi thành vật ngang giá chung, sau đó mới mang đổi lấy hàng hóa cần dùng. Vật ngang giá chung trở thành môi giới. Tuy nhiên, ở hình thái này, bất kỳ hàng hóa nào cũng có thể trở thành vật ngang giá chung, miễn là nó được tách ra làm vật ngang giá chung.

+ Hình thái tiền tệ:Giá trị của tất cả các hàng hóa ở đây đều được biểu hiện ở một hàng hóa đóng vai trò tiền tệ. Lúc đầu có nhiều hàng hóa đóng vai trò tiền tệ nhưng dần dần được chuyển sang các kim loại quý như đồng, bạc và cuối cùng là vàng.

- Bản chất: Tiền tệ là hàng hóa đặc biệt được tách ra làm vật ngang giá chung cho tất cả các hàng hóa, là sự thể hiện chung của giá trị, đồng thời, tiền tệ biểu hiện mối quan hệ sản xuất giữa người sản xuất hàng hóa.

b. Các chức năng của tiền tệ

- Thước đo giá trị

+ Tiền được dùng để đo lường và biểu hiện giá trị của hàng hóa (giá cả).

+ Giá cả hàng hóa quyết định bởi các yếu tố: giá trị hàng hóa, giá trị tiền tệ, quan hệ cung – cầu hàng hóa.

- Phương tiện lưu thông

+ Theo công thức: Hàng – tiền – hàng ( tiền là môi giới trao đổi).

+ Trong đó, Hàng – Tiền là quá trình bàn, Tiền – Hàng là quá trình mua.

- Phương tiện cất trữ

Tiền rút khỏi lưu thông và được cất trữ, khi cần đem ra mua han gf, vì tiền đại biểu cho của cải xã hội dưới hình thái giá trị.

- Phương tiện thanh toán

+ Tiền dùng để chi trả sau khi giao dịch, mua bán ( trả tiền mua chịu hàng hóa, mua nợ, nộp thuế…)

- Tiền tệ thế giới:

Tiền làm nhiệm vụ di chuyển của cải từ trước đến nay sang nước khác, việc trao đổi tiền từ nước này sang nước khác theo tỉ giá hối đoái.

c. Quy luật lưu thông hàng hóa

- Quy luật lưu thông tiền tệ là quy luât quy định số lượng tiền tệ cần thiết cho lưu thông hàng hóa ở mỗi thời kì nhất định.

- Quy luật này được thể hiện: M= (P X Q) / V

+ M : Số lượng tiền tệ cần thiết cho lưu thông

+ P: mức giá của đơn vị hàng hóa

+ Q: số lượng hàng hóa đem ra lưu thông

+ V: số vòng luận chuyển trung bình của một đơn vị tiền tệ.

2. Các chế độ của tiền tệ:

Chế độ đơn bản vị ( chế độ một bản vị – monometallism).

Đơn bản vị là một chế độ tiền tệ lấy một thứ kim loại làm vật ngang giá chung.

Trong một đơn vị bản vị, vật ngang giá là vật liệu đúc tiền có thể là kẽm, đồng, bạc hoặc vàng.

- Nếu chế độ bản vị với kẽm hoặc đồng làm bản vị và trở thành tiền đúc, người ta gọi đó là chế độ lưu thông tiền kém giá. Phản ánh đặc trưng của nền kinh tế hàng hóa kém phát triển từ phương thức sản xuất trở về trước.

-Nếu chế độ đơn bản vị với vật ngang giá là bạc hoặc vàng. Và sự xuất hiện tiền đúc bằng bạc hoặc vàng, người ta gọi đây là chế độ lưu thông tiền đủ giá.

Chế độ song bản vị ( chế độ 2 bản vị – Bimetallism).

Là chế độ tiền tệ mà vàng và bạc đều được sử dụng với tư cách là tiền tệ. Vàng và bạc đều là vật ngang giá đều thực hiện chức năng thước đo giá trị và phương tiện lưu thông với quyền lực ngang nhau.

Trong chế độ này tièn đúc bằng vàng và bạc đều đúc tự do và thanh toán không hạn chế.

gồm 2 chế độ:

-Bản vị song song: Là bản vị mà theo đó tiền vàng và tiền bạc lưu thông trên thị trường theo giá thực tế của nó. Nhà nước không can thiệp, làm xuất hiện2 thước đo giá trị và do đó có 2 hệ thống giá cả.

-Bản vị kép: Là song bản vị, nhưng tiền vàng và tiền bạc lưu thông trên thị trường theo tỉ giá đã được nhà nước quy định, tỉ giá giữa vàng và bạc do nhà nước quy định gọi là tỉ giá pháp định, có hiệu lực trong cả nước.

Việc quy định tỉ giá xác định rõ ràng là nhằm khắc phục những rối loạn của chế độ bản vị song song. ).

Ví dụ: năm 1792, 1 USD vàng bằng 1.603 gam vàng ròng; 1 USD bạc bằng 24,06 gam bạc ròng. Do đó, trọng lượng 1 USD bạc bằng 15 lần trọng lượng 1 USD vàng. Chế độ này từng được áp dụng ở Anh, Hoa Kỳ trước thế kỷ 19.

Chế độ bản vị vàng ( gold standard).

Bản vị vàng là đồng tiền của một nước được đảm bảo bằng một trọng lượng vàng nhất định theo pháp luật. Những yếu tố cần thiết của bản vị tiền vàng gồm:

-Nhà nước không hạn chế việc đúc tiền vàng.

-Tiền giấy quốc gia được nhà nước xác định một trọng lượng vàng nhất định và được tự do chuyển đổi ra vàng theo tỉ lệ đã quy định.

-Tiền vàng được lưu thông không hạn chế.

Chế độ bản vị tiền vàng được sử dụng phổ biến ở các nước trong những năm cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX.

Chế độ bản vị vàng thỏi:

Bản vị vàng thỏi cũng quy định cho đơn vị tiền tệ quốc gia một trọng lượng vàng cố định. Nhưng vàng được đúc thành thỏi mà không đúc thành tiền. Vàng không lưu thông trong nền kinh tế mà chỉ dự trữ làm phương tiện thanh toán quốc tế và chuyển dịch tài sản ra nước ngoài.

Chế độ bản vị vàng hối đoái:

Là chế độ bản vị trong đó tiền giấy quốc gia không được trực tiếp chuyển đổi ra vàng, muốn đổi ra vàng phải thông qua một ngoại tệ. Ngoại tệ đó phải được tự do chuyển đổi ra vàng VD: Dola Mỹ, Bảng Anh, …..

Chế độ bản vị ngọai tệ:

Đơn vị tiền tệ quốc gia được xác định bằng đơn vị tiền tệ của nước ngoài (ngoại tệ). Đó phải là các ngoại tệ mạng và được tự do chuyển đổi trên thị trường quốc tế. Chế độ này sử dụng phổ biến ở những nước có ít vàng hoặc bị lệ thuộc vào nước khác. Chế độ này từng được áp dụng từ 1944-1971. Bắt đầu sụp đổ từ 1960.

Chế độ bản vị tiền giấy không chuyển đổi ra vàng:

Dưới chế độ này, đơn vị tiền tệ của một quốc gia không được chuyển đổi ra kim loại quý. Theo đó, vàng bị rút ra khỏi lưu thông trong nước, tiền giấy không được đổi ra vàng và vàng chỉ được dùng để thanh toán quốc tế. Chế đô này phổ biến vào những năm 1930.