Vì sao nguyễn trãi gọi giặc minh là ngô

Quốc Việt K5 

Kính gửi anh chị em bantroi 

Anh PC bạn tôi từ khi đi Đà Nẵng về lại đâm ra sính chữ Nho đã yêu cầu tôi ghi thêm Hán Văn và một số chữ Hán liên quan đến bài nghiên cứu: LỊCH SỬ QUA HAI BÀI THƠ LIÊN QUAN TỚI Ô MÃ NHI VÀ TOA ĐÔ, nhiều anh chị em cũng muốn nói rõ hơn

Xin gửi anh chị em mấy vấn đề: Tên Ô Mã Nhi do các cụ ta viết bằng Hán Văn thế nào, bài Tòng giá Hoàn Kinh sư của Thượng tướng Thái sư Trần Quang Khải và lời giải thích việc gọi giặc Ngô của báo Pháp luật 

I) Ô Mã Nhi (tên chữ Hán phồn thể: 烏馬兒; giản thể: 乌马儿, phiêm âm Latin là Omar Batur

Về chữ 烏 Ô gồm các nghĩa 

1 : Con quạ, quạ con biết mớm quạ già cho nên sự hiếu dưỡng cha mẹ gọi là "ô điểu chi tư" 烏鳥之私. 

2 : Sắc đen. Như ngựa đen gọi là ngựa ô, gà đen gọi là gà ô, v.v. 

4 : "Ô ô" 烏烏 ố ố, tiếng hát phào ra. 

5 : Sao, dùng làm lời trợ từ. Như "ô hữu" 烏有 sao có ?

Về chữ 馬 Mã (10n) gồm các nghĩa 

1 : Con ngựa. Xem tướng ngựa phải xem răng trước, vì thế nên nói nhún số tuổi của mình cũng kêu là mã xỉ 馬齒.

2 : Cái thẻ ghi số đếm.

3 : Họ Mã.

Về chữ 兒 Nhi, Nghê (7n) gồm các nghĩa 

1 : Trẻ con. Trẻ giai gọi là nhi 兒, trẻ gái gọi là anh 嬰.

2 : Con. Con đối với cha mẹ tự xưng là nhi 兒.

3 : Nhời nói giúp câu, tục ngữ hay dùng. Như hoa nhi 花兒 cái hoa.

4 : Một âm mà nghê. Họ Nghê. Nhà Hán có tên Nghê Khoan 兒寬.

Như vậy Omar được phiên âm thành Ô Mã thì chữ Nhi chính là con trai hay trẻ con trai nhà Ô Mã

Còn viên đại soái này có tên là Omar Batur. 

II. Bài thơ Tòng Giá Hoàn Kinh (從 駕 還 京 ) của Thái sư Trần Quang Khải

從 駕 還 京

奪 槊 章 陽 渡

擒 胡 鹹 子 關

太 平 宜 努 力

萬 古 此 江 山

Phiên âm 

Tòng Giá Hoàn Kinh

Đoạt sáo Chương Dương độ

Cầm Hồ Hàm Tử quan

Thái bình nghi nỗ lực

Vạn cổ thử giang san

Bản dịch của Trần Trọng Kim:

Chương Dương cướp giáo giặc,

Hàm Tử bắt quân thù.

Thái bình nên gắng sức, 

Non nước ấy ngàn thu.

Theo xa giá nhà Vua về kinh thành

Đoạt giáo Chương Dương Độ

Chặn thù Hàm Tử Quan

Thái bình rèn trí – lực

Vạn thủa vững Giang San

III) Giặc Ngô hay giặc Minh?

(PL)- Bạn VY VŨ HỒNG THẢO, Sở Nội vụ tỉnh Đồng Nai hỏi: Tại sao thời Nguyễn Trãi dùng từ “giặc Ngô” để chỉ nhà Minh bên Trung Quốc? Ví dụ như trong bản Bình Ngô đại cáo (1428) ta không viết là Bình Minh đại cáo?

ANH PHÓ trả lời: Thưa bạn Vy Vũ Hồng Thảo,

Đúng như bạn nói, sau cuộc khởi nghĩa suốt 10 năm gian khổ và anh dũng (1418-1427), lực lượng khởi nghĩa của Bình Định Vương Lê Lợi đã giành lại độc lập cho nước nhà. Dẹp xong giặc Minh, Bình Định Vương sai tôi thần là Nguyễn Trãi làm tờ báo cáo chiến thắng cho toàn dân biết cuộc khởi nghĩa đã hoàn toàn thắng lợi. Đó là bản Bình Ngô đại cáo - một áng văn được coi là bản Tuyên ngôn độc lập thứ hai của dân tộc ta chống phương Bắc xâm lược.

Vấn đề bạn hỏi là tại sao không gọi là “giặc Minh” mà viết là “giặc Ngô”? Đây là một sự kiện lịch sử mà theo chỗ tôi được biết đã bắt nguồn từ gốc nhà Minh bên Trung Quốc.

Nhà Minh là nhà nước phong kiến phương Bắc tiếp nối 11 đời vua nhà Nguyên (1271-1368). Chu Nguyên Chương lãnh đạo cuộc khởi nghĩa lật đổ nhà Nguyên, mở ra nhà Minh. Nhà Minh trị vì Trung Quốc được cả thảy 277 năm, gồm 16 đời hoàng đế (bắt đầu từ Minh Thái tổ: 1368-1398 đến Minh Tư Tông: 1627-1644). Giặc Minh xâm chiếm nước ta vào đời vua Minh Thành Tổ (1407) và rút quân bại trận ở chiến trường Đại Việt vào đời vua Minh Tuyên Tông (1427).

Minh Thái Tổ là vị vua khai sáng nhà Minh, tên thật là Chu Nguyên Chương, người đất Tứ Xuyên, đi tu ở chùa Hoàng Giác. Thời thanh niên, Chu Nguyên Chương tham gia nghĩa quân Hồng Cân chống lại ách thống trị của nhà Nguyên. Nhưng sau thấy lực lượng Hồng Cân thiếu chặt chẽ, ô hợp nên Chu Nguyên Chương rời bỏ tổ chức này để lập quân đội riêng, thuộc lực lượng Minh giáo (Manichéisme).

Năm 1363, Chu Nguyên Chương đánh tan đạo quân Nguyên và năm sau (1364) xưng hiệu là Ngô Vương. Chẳng bao lâu, Chu Nguyên Chương dẹp tan lần lượt các đạo quân của nhà Nguyên, thống nhất vùng lãnh thổ phía nam Trung Quốc rồi thôn tính cả Trung Nguyên. Năm 1368, Chu Nguyên Chương lên ngôi hoàng đế, đặt quốc hiệu là Minh.

Đời vua Minh Thành Tổ (tên Chu Lệ, con trai của Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương), giặc Minh xâm lược nước ta. Đến đời Minh Tuyên Tổ (tên Chu Chiêm Cơ, cháu cố của Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương) thì thất bại rút quân về phương Bắc. Dù nhà Minh tự xưng là “Minh” (chữ “Minh” trong khái niệm Minh giáo có nghĩa là “sáng”) nhưng vì đó là giặc xâm lược nên dân ta lúc bấy giờ không gọi nó là “Minh” mà gọi là “Ngô”.

Dân ta lấy danh hiệu của cha đẻ và ông cố nội của vua họ (Ngô Vương - người sáng lập triều Minh) mà gọi chửi. Dân ta gọi đó là “giặc Ngô” chứ không gọi “giặc Minh” và Bình Ngô đại cáo có nghĩa là bài cáo để tuyên bố rộng rãi cho toàn dân biết cuộc kháng chiến chống giặc Minh của nhân dân ta đã thành công, thắng lợi.

Thân mến chào bạn.

(Nguyệt san Pháp Luật TP.HCM)

Tại sao có tên gọi là Đại Cáo Bình Ngô?

Mùa xuân 1428, sau khi cuộc kháng chiến chống Minh thắng lợi. Nguyễn Trãi đã viết "Bình Ngô đại cáo", áng thiên cổ hùng văn tuyên cáo kết thúc cuộc chiến chống ách đô hộ phương Bắc thắng lợi, giành lại độc lập cho Đại Việt. Cho đến nay có nhiều ý kiến thắc mắc tại sao lại là “Bình Ngô đại cáo” mà không phải là "Bình Minh đại cáo"? Có người cho rằng vì người Việt ta từ xưa, luôn gọi bọn xâm lược phương Bắc là giặc Ngô, nên Nguyễn Trãi đã viết bài cáo của mình với nhan đề là Bình Ngô, một người như Nguyễn Trãi lại có một tư tưởng thông thường như vậy sao? Theo lịch sử ghi lại thì Minh Thái Tổ tức Chu Nguyên Chương người khai nghiệp nhà Minh, thuở chưa xưng đế đã có lúc tự xưng là Ngô quốc công, rồi được tấn phong là Ngô vương. Vậy khi nói đến tiếng Ngô là đã nói đến nhà Minh. Chính ở cách dùng chữ “Bình Ngô” mới nói được văn tài của Nguyễn Trãi.

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit.Morbi adipiscing gravdio, sit amet suscipit risus ultrices eu.Fusce viverra neque at purus laoreet consequa.Vivamus vulputate posuere nisl quis consequat.

Create an account

Bạn HOÀI NAM () hỏi.

ANH PHÓ trả lời: Thưa bạn Hoài Nam,

Nếu dẫn theo lịch sử Trung Hoa thì chữ “Ngô” là danh từ riêng mà Chu Nguyên Chương đã tự xưng cho mình và sau đó người đời cùng gọi vậy, nên ta cũng theo đó mà gọi, thế thôi.

Cụ thể sách sử đã ghi như vầy: “Năm 1364, Chu Nguyên Chương tự lập làm Ngô Vương tại Ứng Thiên Phủ, xây dựng Trung Thư Tỉnh, lập bá quan, cử Lý Thượng Trường làm Thừa tướng, Từ Đạt làm Tả Thừa tướng và vẫn dùng niên hiệu “Long Phụng” của Tiểu Minh Vương”. (Những mẩu chuyện lịch sử nổi tiếng Trung Quốc: MƯỜI ĐẠI HOÀNG ĐẾ TRUNG QUỐC, Lưu Huy chủ biên, Phong Đảo dịch ra tiếng Việt, NXB Văn học, 2010, trang 701). Như vậy, lúc đầu Chu Nguyên Chương tự lập mình lên ngôi “vương” và tự xưng hiệu là “Ngô Vương”...

Sự việc tiếp theo đó, sử liệu lại ghi: “Tháng mười hai năm 1366, Chu Nguyên Chương phái Đại tướng Liêu Vĩnh Trung đón Tiểu Minh Vương từ Trừ Châu về. Khi thuyền ra giữa dòng, Liêu Vĩnh Trung mật sai người đục thuyền cho chìm. Tiểu Minh Vương chết. Chu Nguyên Chương thiêu hủy tất cả sử liệu ghi chép về vương triều Long Phụng. Năm 1367, Chu Nguyên Chương đổi niên hiệu là Ngô nguyên niên” (Sđd, trang 707).

Sau đó, tháng 12 năm 1367, thực hiện cuộc nam chinh bình định Phúc Kiến. Sử chép: “Quân Ngô chia thành mấy đường bao vây tấn công Diên Bình. Tháng giêng năm 1368 Diên Bình bị chiếm”... Như vậy, các sự kiện quan trọng như đặt hiệu xưng vương (Ngô Vương), đặt niên hiệu chính thức của triều đại (Ngô nguyên niên) và sử liệu Trung Quốc cũng từng ghi chép quân đội của chính quyền ấy (quân Ngô, giặc Ngô)... đều dùng chữ “Ngô”.

Tôi có tìm đọc nhiều sách nghiên cứu, từ điển của Việt Nam thì cũng thấy viết “Bình Ngô đại cáo” thôi, sách phân tích nhiều khía cạnh nhưng không thấy giải thích về việc như bạn hỏi. Tôi nghĩ danh từ riêng thường là do cha mẹ đặt cho hoặc chính mình tự đặt, có khi mang một ý nghĩa nào đó mà cũng nhiều khi chả có ý nghĩa gì cả. Riêng ý nghĩa chữ “Ngô” này, tôi chưa tìm được tài liệu nào khác để phục vụ bạn thêm. Bạn có biết chi khác, xin vui lòng trao đổi thêm để cho mọi người cùng biết. Cám ơn bạn!

Thân chào.

Mọi ý kiến trao đổi và thư hỏi về chuyên mục Chuyện xưa-Chuyện nay do Anh Phó phụ trách, xin bạn đọc vui lòng gửi về:

Chuyên mục Chuyện xưa-Chuyện nay, Báo Pháp Luật TP.HCM

34 Hoàng Việt, quận Tân Bình, TP.HCM

Fax: 39914663;

E-mail: , )

(Nguyệt san Pháp Luật TP.HCM số 172)

  • lý thuyết
  • trắc nghiệm
  • hỏi đáp
  • bài tập sgk

Tại sao quân Minh lại được gọi là giặc Ngô ?

Nhanh với ạ !

Các câu hỏi tương tự

Video liên quan

Chủ đề