Vì sao người việt nam dùng âm dương lịch

Lịch Âm Dương Việt Nam nhằm phục vụ các nghiên cứu và ứng dụng khoa học cổ phương Đông, y học cổ truyền và nông lâm, ngư nghiệp nên các tiêu chí chủ yếu thuộc phần lịch âm. Ví dụ: Cứu tinh, thập nhị bát tú (28 sao), trực … đều được tính từ hệ thống can chi của năm, tháng, ngày âm. Điểm khác nhau cơ bản giữa lịch Việt Nam và lịch Trung Quốc là 2 nước ở trong 2 múi giờ khác nhau. Theo đó Việt Nam ở múi giờ thứ VII (từ kinh tuyến 97030’Đ đến 112030’Đ còn Trung Quốc ở múi giờ VIII từ kinh tuyến 112030’Đ đến 127030’Đ). Từ múi giờ khác nhau đã làm cho lịch Việt Nam và lịch Trung Quốc có 1 số tháng thiếu, đủ, nhuận không giống nhau. Tại các thời điểm khác nhau đó nếu dùng lịch Trung Quốc làm công cụ nghiên cứu cổ học phương đông, y học cổ truyền Việt Nam thì kết quả sẽ sai lệch nhiều. Ví dụ năm 1987 năm Đinh Mão lịch Việt Nam có tháng 7 âm thiếu, thì lịch Trung Quốc là tháng 6 âm nhuận thiếu. Tháng sau lịch Việt Nam là tháng 7 âm nhuận đủ, tương ứng lịch Trung Quốc là tháng 7 âm đủ, sang tháng 8 lịch 2 nước lại giống nhau

Vì sao người việt nam dùng âm dương lịch


*Nói về năm : Năm âm lịch dùng can chi. Sau 60 năm tên can chi được nhắc lại như cũ. Theo sách Kỳ môn độn giáp của tác giả Nguyễn Mạnh Bảo có dẫn: 1 nguyên có 12 hội bằng 129.600 năm. 1 hội có 30 vận bằng 10.800 năm. 1 vận có 12 thế bằng 360 năm. Một thế bằng 360 năm. Một cách khác nữa được tính từ thời Hoàng đế Mệnh Đại Sào (2697 TCN): Cứ 60 năm làm thành 1 hoa giáp. Mỗi hoa giáp là 1 nguyên (hay còn gọi là ngươn) cách này sử dụng nhiều hơn. Người xưa chia làm 3 nguyên: Thượng nguyên, Trung nguyên, Hạ nguyên cộng lại bằng 180 năm. Năm đầu tiên là năm Giáp Tý kết thúc là Quý Hợi. Ba nguyên gần nhất hiện nay là Thượng nguyên 1864 đến 1923; Trung nguyên 1924 đến 1983; Hạ nguyên 1984 đến 2043. Nhưng có 1 điều rất là lý thú cứ sau 1 hoa giáp các Thiên can, Địa chi và Cung mạng trùng nhau nhưng Cung phi lại khác nhau. Nhưng sau 180 năm nghĩa là sau 3 nguyên các Thiên can, Địa chi, Cung mạng và Cung phi trùng nhau hoàn toàn, ngày nay người ta lấy Cung phi để xem Phong thủy và Tử vi cho con người khá quan trọng. Hệ can chi: Chia thời gian theo hệ can chi là phát hiện lớn của người xưa. Can có nghĩa là thân cây, là cốt cán của trời nên còn gọi là Thiên Can, có 10 thành phần: Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quí. Chi có nghĩa là cành cây, liên quan đến đất nên còn gọi là Địa chi, có 12 thành phần: Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi. Về sau can chi còn được dùng để chỉ giờ, phân chia thời gian trong ngày. Hệ chi được ngũ hành hóa và phối hợp với bát quái như sau: Tí: Dương thủy, khảm ; Sửu: Âm thổ; Dần: Dương mộc, cấn; Mão: Âm mọc, chấn ; Thìn: Dương thổ ; Tỵ: Âm hỏa, tốn ; Ngọ: Dương hỏa, ly ; Mùi: Âm thổ; Thân: Dương kim, khôn ; Dậu: Âm kim, đoài ; Tuất: Dương thổ ; Hợi: Âm thổ, càn. Lục thập hoa giáp: Phối hợp 10 can, với 12 chi theo nguyên tắt dương phối với dương, âm phối với âm được 6 giáp (Giáp tí, Giáp Dần, Giáp Thìn, Giáp Ngọ, Giáp Thân, Giáp Tuất) gồm 60 tổ hợp, gọi là 60 hoa giáp (Lục thập hoa giáp). Được ngũ hành nạp âm tạo ra mệnh(mạng). Có 5 loại mệnh: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Cứ 2 năm liền nhau dương trước, âm sau có cùng một mệnh. Ví dụ năm 1924 Giáp Tý và 1925 Ất Sửu có chung 1 mệnh là Hải trung kim. Hà đồ, Lạc thư : Theo truyền thuyết vua Phục Hy của Trung Quốc cổ xưa đi qua sông Hoàng hà thấy Long Mã khoáy nước thành từng đám. Vua vẽ lại bằng các con số chấm đen trăng bức tranh đó gọi là Hà đồ. Vòng trong có 5 số gọi là 5 số sinh từ 1 đến 5, Vòng ngoài có 5 số gọi là 5 số thành từ 6 đến 10. Nếu lấy trụ Bắc Nam tương ứng với đuôi sao Bắc Đẩu thì: Số 1 thuộc phương Bắc, số 2 Phương Nam, … Như vậy âm dương và ngũ hành đã được xác định từ các số trong Hà đồ. Lạc thư được luận giải như sau: tương truyền vua Vũ trị thủy lụt lội thấy rùa Thần hiện, trên lưng có 9 số tạo thành đồ hình. Các số cộng hàng ngang, dọc, chéo đều được 15. Theo Lạc thư số 1 là phương Bắc, số 9 là phương Nam … Hà đồ có 4 phương, Lạc thư có 8 phương. Hà đồ có 5 năm màu, Lạc thư có 7 màu.

Hà đồ và Lạc thư ứng dụng trong cứu tinh có 9 sao: Nhất Bạch, Nhị Hắc, Tam Bích, Tứ lục, Ngũ Hoàng, Lục Bạch, Thất Xích, Bát Bạch, Cửu Tử. Có 2 màu tốt là màu tím (Cửu tử), Màu trắng (Nhất Bạch, Lục Bạch, Bát Bạch). Từ 1864 đến đến 2043 có 3 nguyên, mỗi nguyên có 3 vận gọi là tiểu vận, mỗi năm có 1 sao nhập trung cung. Việc ứng dụng cửu tinh trong đời sống không phải là mê tín dị đoan. Người xưa chia vật chất làm 2 loại: + Hình: Là những vật chất nhìn, sờ được. + Khí: Là những vật chất không nhìn, sờ được. Hình và khí tương tác chuyển hóa lẫn cho nhau, ngưng đọng hành hình phân tán thành khí. Mỗi Cửu tinh qui định 1 khí tướng, được ứng dụng để xác định hướng tốt xấu. 

Vì sao người việt nam dùng âm dương lịch
 

*Nói về tháng : có tháng dương lịch và âm lịch; Dương lịch xuất hiện sau âm lịch, số ngày 1 tháng là 30 hay 31 ngày, tháng 2 chỉ có 28 ngày, năm nhuận 29 ngày. Có 7 tháng 31 ngày, 4 tháng 30 ngày, tháng 2 có 28 hay 29 ngày.

Lịch âm lấy tuần trăng để định 12 tháng trong năm (trừ năm nhuận) lúc mặt trời, mặt trăng cùng phía với Trái Đất trên 1 mặt phẳng là ngày mồng 1 đầu tháng âm. Tháng nhuận âm không có tên can chi mà lấy tên tháng trước. Tháng là cơ sở tính độ vượng suy của ngũ hành, để xem độ mạnh yếu của các hào trong Bát quái Kinh dịch. Ví dụ: tháng giêng, 2,3 mùa xuân: Mộc vượng, Hỏa tướng, Thổ tử, Kim tù, Thủy hưu.Cách này cũng vận dụng để xem lý số cho con người có thuận mùa sinh hay không. Tháng là cơ sở để tính Cung mệnh, Cung thân là 1 số sao trong tử vi đẩu số, còn là cơ sở để tính đại vận trong Bát tự, và là 1 trong 4 trục thời gian( năm, tháng, ngày, giờ,)dùng để dự đoán mệnh lý học của Kinh dịch, Tứ trụ, Tử vi, Linh nhâm, Kỳ môn độn giáp, Thái ất thần kinh, Huyền không học... Tháng còn làm cơ sở để bố trí 1 số sao trong Trạch cát. Người xưa còn gọi tên tháng theo tên của 28 vì sao( Nhị thập bát tú). Cứ 1 năm 12 tháng, tổng số có 28 sao, sau 84 tháng tức 7 năm các sao sẽ lần lượt trở lại như cũ. * Nói về ngày: Ngày là kết quả của vòng tự xoay của Trái Đất khi di chuyển quanh quỹ đạo Mặt Trời. Ngày âm lịch căn cứ 1 tuần trăng bằng 29,530 588. Ngày can chi tính theo 10 Thiên can và 12 Địa chi, cứ 60 ngày được 1 hoa giáp và lặp lại. Ngày can chi ứng dụng nhiều trong y học cổ truyền, theo sách châm cứu Đại thành có ghi các ngày cấm kỵ qui định: Giáp không trị đầu, Ất không trị hầu, Bính không trị vai, Đinh không trị tâm. Trong Bát tự coi ngày sinh là 1 mốc quan trọng đó là ngày chủ quyết định nhiều tiêu chí trong mệnh lý học. Ngày chủ vượng hay suy, sẽ dẫn đến những dự đoán về mệnh và vận, còn quyết định Lục thần của các Tứ trụ đại vận, tiểu vận. Trong ngày âm lịch còn có 12 trực tương ứng với 12 giai đoạn từ hình thành, phát triển, rồi diệt vong. 12 trực đó là Kiến, Trừ, Mãn, Bình, Định, Chấp, Phá, Nguy, Thành, Thu, Khai, Bế. Mỗi tiết khí sẽ có 1 trực xuất hiện vào đúng 1 ngày xác định. Trong dân gian dùng trực trong thuật Trạch cát. Sự tốt xấu của mỗi trực từ sự suy luận của người xưa, có trực tốt như trực Định, Bình, trực xấu như Phá, Nguy… Cửu tinh phối với ngày ứng dụng nhiều trong Cổ Dịch Huyền không học nhằm tìm ra môi trường sống cho thích hợp từng mệnh người, xác định hướng nhà cửa Trong dân gian ứng dụng sinh khắc ngũ hành do can chi để xem ngày tốt xấu. Nếu can sinh chi là thiên thời, chi sinh can là địa lợi, can khắc chi là nhân hòa, chi khắc can là xấu. Can là trời là ta. Chi là đất, là người khác. Can khắc chi là ta khắc người khác, chi khắc can là người khác chế ngự ta nên là ngày xấu. Ví dụ: Can sinh chi là ‘bảo nhật’, ngày quí. Đó là những ngày tốt nhất cho mọi việc, có 12 ngày Đinh Sửu, Bính Tuất, Giáp Ngọ, Canh Tí, Nhâm Dần, Qúi Mão, Ất Tỵ, Đinh Mùi, Mậu Thân, Kỷ Dậu, Tân Hợi, Bính Thìn.

Việc chọn ngày tốt, tránh ngày xấu từ lâu đã trở thành truyền thống văn hoá của các dân tộc Đông phương. Nhưng phương pháp chọn ngày tốt, tránh ngày xấu cho đến tận bây giờ vẫn còn gây tranh cãi. Bởi vì nguyên lý và thực tại nào để có những ngày được coi là tốt hay xấu vẫn còn là những điều bí ẩn cần tiếp tục khám phá...

Gia Minh, phóng viên đài RFA

Năm nay tết âm lịch về với thắc mắc tại sao người Việt lại ăn tết trước Trung Quốc một ngày. Theo cơ quan chức năng Việt Nam công bố thì giao thừa tết Đinh Hợi sẽ nhằm vào đêm 17 tháng tháng hai dương lịch, trong khi đó theo lịch Trung Quốc thì giờ khắc chuyển giao giữa năm âm lịch Bính Tuất và Đinh Hợi sẽ vào đêm 18 tháng 2.

  • Bấm vào đây để nghe tiết mục này
  • Download story audio

Nguyên nhân vì sao lại có sự khác biệt trong âm lịch của nước ta và láng giềng Trung Quốc? Đó là đề tài của chuyên mục Khoa học và Môi trường tuần này. Mời quí vị theo dõi.

Theo hiểu biết của giới bình dân thì có hai dạng lịch là dương lịch theo Tây và âm lịch theo Tàu. Cho nên khi có công bố năm nay dân mình sẽ ăn tết trước người Hoa một ngày thì họ lấy làm thắc mắc.

Một nhà nghiên cứu về lịch tại Việt Nam là ông Lê Thành Lân thuộc Viện Khoa học Công Nghệ Việt Nam, từ hồi giữa năm đã có bài viết nêu ra sự khác biệt trong âm lịch của Việt Nam và âm lịch của nước láng giềng Trung Quốc.

Tin cho hay ông Lê Thành Lân là người có công tìm ra các cuốn lịch cổ Bách Trúng Kinh, Khâm định vạn niên thư, Lịch đại niên kỳ bách trúng kinh. Ông cũng là tác giả của cuốn sách lịch từ năm 0010 đến năm 2010 được viết ra cho giới sử học. Ông cũng sẽ công bố phần mềm VieChica dùng để đổi lịch trên máy tính.

Sau đây là giải thích của ông tại sao có sự khác biệt giữa âm lịch Việt Nam và âm lịch Trung Quốc:

“Trước tiên phải nói là theo nghiên cứu của giáo sư Hoàng Xuân Hãn thì từ thời Lý 1080 thì lịch Việt Nam đã khác Trung Quốc. Theo nghiên cứu của tôi thì lịch ta khác lịch Trung Quốc là từ năm 1544. Như vậy trước đây ta đã có lịch khác Trung Quốc, đặc biệt vào thời Lê có 11 lần ăn tết khác Trung Quốc.

Trước tiên phải nói là theo nghiên cứu của giáo sư Hoàng Xuân Hãn thì từ thời Lý 1080 thì lịch Việt Nam đã khác Trung Quốc. Theo nghiên cứu của tôi thì lịch ta khác lịch Trung Quốc là từ năm 1544. Như vậy trước đây ta đã có lịch khác Trung Quốc, đặc biệt vào thời Lê có 11 lần ăn tết khác Trung Quốc.

Điểm thứ hai nữa là Trung Quốc lấy múi 8, còn Việt Nam chọn múi 7, như vậy như hai người trên hai toa tày cùng một đoàn tàu nhưng hai ngừoi có thể ở hai huyện khác nhau. Tóm lại vì khác nhau một giờ nên có thể có lúc khác nhau một giờ, có lúc khác một tháng, có lúc khác 1 năm. Bắt đầu từ 68 chúng ta ăn tết khác Trung Quốc một ngày.

Từ 98 đến 2005 lịch hai bên hoàn toàn giống nhau nên người ta quên. Điều này hoàn toàn mang tính khoa học địa lý. Việc tính lịch là từ năm 67 rồi, năm 92 lại tính tiếp.”

Chia xẻ ý kiến của ông Lê Thành Lân thuộc Viện Khoa học Công Nghệ Việt Nam, ông Trịnh Tiến Điều thuộc Ủy Ban Lịch Việt Nam cũng đưa ra giải thích:

“Lý do rất đơn giản vì Việt Nam tính theo múi 7, Trung Quốc theo múi 8; tính theo thế nên giờ điểm sóc khác nhau. Cả hai tính đều đúng. Xưa thì tính từ giờ tí, cuối thế kỷ 19 thì tính từ O giờ sáng. chúng tôi đã tính từ 67, 68. Năm 84 ăn tết trước Trung Quốc một tháng.

Có qui luật là từ năm 84 đến 2007 là 23 năm, hai ba năm sau sẽ ăn tết trước một ngày. Từ 86 đến 2005 lịch hai nước lại giống nhau, nay lại nhắc lại. Nay thì người dân đã hiểu rồi. Cuối 68 đầu 69 cũng chênh nhau một ngày.”

Có nhiều ý kiến cho rằng việc đưa giờ Tây vào để tính toán lịch âm là không chính xác, thì ông Trịnh Tiến Điều lý giải:

“Chúng tôi có hệ thống, 20 năm nay đều thống nhất, các lịch đưa từ nước ngoài vào chỉ để tham khảo thôi.”

Ông Lê Thành Lân có ý kiến về việc in lịch tại Việt Nam: “Do quản lý lỏng nên in lung tung; có người không tôn trọng quyền tác giả nên dịch lịch Trung Quốc rồi cho là của họ. Như việc in lịch tờ thì lấy nhầm từ những cuốn đó. Việc tính toán thì phải tính trước và thông qua hội đồng khoa học.”

Tại Việt Nam, nhiều nông dân, nhất là người trồng hoa cho dịp Tết thường hay căn cứ vào âm lịch để có phương pháp sao cho hoa nở đúng vào những ngày đầu năm thì mới bán được giá. Về mối lo này thì ông Trịnh Tiến Điều có ý kiến:

“Về lịch thời tiết thì theo dương lịch. Dịp tết chạy từ 21 tháng một đến 20 tháng 2 dương lịch hằng năm, nên người trồng hoa phải theo dương lịch, căn cứ vào thời tiết khí hậu của từng vùng thì chính xác.”

Các tin, bài liên quan