Vì sao không nên lấy người cùng họ

Vì thực sự hợp nhau nên bọn em vẫn giấu diếm để yêu thêm 2 năm nay nữa. Cô ấy đã có bầu 2 lần nhưng sợ bố mẹ nên nhất quyết đi phá. Em khuyên thế nào cũng không nghe. Em đã nhiều lần cương quyết và nói với cô ấy rằng sẽ công khai mối quan hệ của bọn em và sẽ lên tiếng xin gia đình nhưng cô ấy đều cản: "Em sợ lắm, bố em sẽ giết em mất, nếu anh nói ra em tự tử". Em đã suy nghĩ về chuyện này rất nhiều và thực sự cảm thấy đau đầu. Mối quan hệ giữa hai nhà như thế thì theo pháp luật, theo y học có được phép lấy nhau hay không? Nếu được, thì bây giờ em sẽ phải làm gì? (Khắc)

Vì sao không nên lấy người cùng họ

Ảnh: hdwallpapersrocks

Trả lời

Luật Hôn nhân và gia đình hiện hành chỉ cấm kết hôn trong phạm vi ba đời.Cụ thể: “Cấm kết hôn giữa những người có họ trong phạm vi ba đời là những người cùng một gốc sinh ra: cha mẹ là đời thứ nhất, anh chị em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ cùng mẹ khác cha là đời thứ hai, anh chị em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì là đời thứ ba”. Mối quan hệ họ hàng của em và bạn gái cụ thể như sau: Bà cụ ngoại bạn gái và ông ngoại em là đời thứ nhất. Ông/bà ngoại bạn gái và mẹ em là đời thứ 2. Bố/mẹ bạn gái và em là đời thứ 3. Bạn gái em là đời thứ 4. Vậy em và người yêu không có họ trong phạm vi 3 đời, không thuộc trường hợp cấm kết hôn nên hai em có thể kết hôn với nhau.

Tuy nhiên, truyền thống người Việt Nam rất coi trọng các mối quan hệ họ hàng, nhất là khi các gia đình vẫn còn quan hệ thân thiết, thăm nom thường xuyên. Do đó, khó chấp nhận việc em và bạn gái đang có mối quan hệ xưng hô là cậu – cháu trở thành vợ chồng, gây ra tình trạng khó xử trong cách xưng hô giữa hai gia đình, cũng như những người khác trong họ hàng. Cho nên hai gia đình cấm cản là cũng có lý do về mặt đạo lý, truyền thống.

Như vậy, điều em cần làm bây giờ là phân tích cho bố mẹ và bạn gái rằng mối quan hệ của hai em không vi phạm pháp lý. Ngoài ra, có thể nhờ một vài người có tiếng nói có trọng lượng trong dòng họ để thuyết phục bố mẹ hai bên. Đó là bước đầu giải tỏa được một phần căng thẳng của đôi bên. Em và bạn gái phải dự trù các mối quan hệ họ hàng sẽ đối mặt hằng ngày, cách xưng hô sau khi cưới giữa họ hàng cũng cần thống nhất để tránh bối rối về sau.

Ngoài ra, hai em cũng cần chứng mình tình yêu của đôi lứa. Hai em không thể để tình trạng yêu nhau âm thầm và phá thai nhiều lần như thế vì sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe sinh sản và ảnh hưởng tâm lý của cả hai. Chính bạn gái em cũng còn băn khoăn về mối quan hệ họ hàng nên mới chưa dám công khai tình yêu đôi lứa. Do vậy, em cần trao đổi và phân tích cho bạn gái hiểu để bạn em cùng đồng lòng với em, vì một mình em thuyết phục gia đình thì khó.

Chúc hai em đủ mạnh mẽ và sáng suốt để đấu tranh cho tình yêu!

Chuyên viên tư vấn tâm lý Hạ Giang
Viện Tâm lý & Giáo dục Pháp luật

Vì sao không nên lấy người cùng họ
Trang chủ » Các thể loại khác » Một trăm điều nên biết về phong tục Việt Nam » 5. Người trong cùng họ có lấy nhau được không?

Một trăm điều nên biết về phong tục Việt Nam

Lời nói đầu 1. Nam nữ thụ thụ bất thân nghĩa là gì? 2. Mối lái là gì? 3. Lễ vấn danh có ý nghĩa gì? 4. Lấy vợ kén tông, lấy chồng kén giống có đúng không? có cần thiết không? 5. Người trong cùng họ có lấy nhau được không? 6. Sự tích tơ hồng 7. Tục thách cưới hay dở ra sao ? 8. Bánh su sê hay bánh phu thê? 9. Tiền nạp theo (hay treo) là gì? 10. Những cách gỡ bí cho bạn trẻ khi lo đám cưới 11. Cô dâu trước khi về nhà chồng phải có những thủ tục, động tác gì ? 12. Lễ xin dâu có những ý nghĩa gì? và thủ tục tiến hành. 13. Mẹ chồng làm gì khi con dâu bắt đầu về nhà? 14. Tại sao mẹ cô dâu kiêng không đi đưa dâu? 15. Tại sao trong gói quà mẹ cho con gái trước giờ vu quy có một chiếc trâm hay bảy chiếc kim? 16. Tại sao phải có phù dâu 17. Lễ lại mặt có ý nghĩa gì? 18. Trả lời câu hỏi không rõ câu hỏi 19. Khi người đàn bà tái giá cần có những thủ tục gì? 20. Tại sao nạ dòng không lấy được trai tơ? 21. Quan hệ vợ cả vợ lẽ ra sao? 22. Nên nhìn nhận vấn đề ly hôn như thế nào? 23. Dạy con từ thủa bào thai 24. Tại sao có tục xin quần áo cũ cho trẻ sơ sinh? 25. Con so về nhà mạ, con rạ về nhà chồng tại sao? 26. Tại sao khi mới đẻ chưa đặt tên chính? 27. Tại sao tuổi trong khai sinh, trong văn bằng không đúng với tuổi thật? 28. Làm lễ yết cáo tổ tiên xin đặt tên cho con vào sổ họ như thế nào? 29. Có mấy loại con nuôi? 30. Xưng hô thế nào cho đúng? 31. Vợ chồng xưng hô với nhau thế nào? 32. Cách xưng hô trong họ 33. Phải chăng 34. Nhập gia vấn húy là gì ? 35. Ai vái lạy ai? 36. Đạo thầy trò 37. Miếng trầu là đầu câu chuyện 38. Xuất xứ của tục nhuộm răng và cách nhuộm răng 39. Tại sao gọi là tóc thề? 40. Mầu sắc với truyền thống văn hóa dân tộc 41. Vì sao có tục bán mở hàng ? bán mở hàng thế nào cho đắt khách ? 42. Đạo hiếu là gì? Hiếu theo quan niệm thời xưa khác thời nay như thế nào? 43. Tục khao lão 44. Yến lão 45. Tạo sao những năm gần đây có phong trao khôi phục việc họ 46. Quan hệ giữa họ hàng và làng xã như thế nào 47. Ruộng hương hỏa có ý nghĩa gì? 48. Vai trò tộc trưởng xưa và nay khác nhau như thế nào? 49. Bàn thờ vọng là gì? Cách lập bàn thờ vọng 50. Hợp tự là gì? Tại sao phải hợp tự? 51. Gia phả là gia bảo có đúng không? 52. Gia phả hoàn chỉnh có những mục gì? 53. Thọ mai gia lễ là gia lễ nước ta hay Trung Quốc 54. Ba cha tám mẹ là những ai? 55. Chúc thư là gì? 56. Cư tang là gì ? 57. Vì sao có tục mũ gai đai chuối và chống gậy? 58. Năm hạng tang phục (Ngũ phục) là gì? 59. Cha mẹ có để tang con không? 60. Tại sao có tục kiêng không để cha mẹ đưa tang con? 61. Đám tang trong ngày tết tính liệu ra sao? 62. Lễ cưới đã chuẩn bị sẵn vấp phải lễ tang, tính sao đây? 63. Người dự đám tang nên như thế nào? 64. Đi đường gặp đám tang nên như thế nào? 65. Người sắp chết có những dấu hiệu gì báo trước? 66. Trong những giờ phút thân nhân hấp hối, người nhà cần làm gì? 67. Sau khi thân nhân mất, gia đình cần làm những gì? 68. Tại sao có thủ tục hú hồn trước khi nhập quan? 69. Trường hợp chết đã cứng lạnh, người co rúm không bỏ lọt áo quan thì làm thế nào? 70. Người xưa dùng những vật gì lót vào áo quan? 71. Tại sao trước khi khâm liệm nhập quan có tục đưa người chết nằm xuống chiếc chiếu giải dưới đất? 72. Sau lễ thành phục, trước lễ an táng phải làm gì? 73. Những người điều hành công việc trong lễ tang? 74. Lễ an táng tiến hành như thế nào? 75. Hơi lạnh ở xác chết, cách phòng? 76. Tại sao, tại sao và tại sao? 77. Hiện tượng quỷ nhập tràng 78. Lễ ba ngày (lễ tế ngu) tính từ sau khi mất hay sau khi chôn cất? 79. Tại sao có lễ cúng cơm trong 100 ngày? 80. Làm lễ chung thất (49 ngày) và tốt khốc (100 ngày), có phải chọn ngày không? 81. Lễ nào là lễ trọng? 82. Khi hết tang làm lễ trừ phục (đàm tế) như thế nào? 83. Vì sao có tục đốt vàng mã? 84. Chiêu hồn nạp táng là gì? 85. Hình nhân thế mạng là gì? 86. Tại sao phải cải táng? Những trường hợp nào không nên cải táng? 87. Thiên táng là gì? 88. Đất dưỡng thi là gì? 89. Tại sao kiêng không đắp mộ trong vòng tang? 90. Tại sao khi cải táng phải cất mộ ban đêm hoặc sáng sớm khi tặt trời chưa mọc, hoặc nếu làm ban ngày thì phải có lán che? 91. Ma trơi hay ma chơi? 92. Tục bái vật là gì? Trong phong tục cổ truyền của ta có tục bái vật không? 93. Lễ cúng giỗ vào ngày nào? 94. Mấy đời tống giỗ? 95. Trưòng hợp chết yểu có cúng giỗ không? 96. Cúng giỗ và mừng ngày sinh? 97. Tết nguyên đán có từ bao giờ? 98. Ngày Tết có những phong tục gì? 99. Vì sao có tục kiêng hót rác đổ đi trong ba ngày tết? 100. Tại sao cúng giao thừa ngoài trời? 101. Tại sao có Tết Hàn Thực? 102. Tết Đoan Ngọ (Mồng 5 tháng 5) có những tục gì? 103. Có ngày tốt hay xấu không? 104. Xem ngày kén giờ 105. Chú giải bài xem ngày, kén giờ của Phan Kế Bính 106. Thế nào là âm dương, ngũ hành? 107. Thiên can, địa chi là gì? 108. Lục thập hoa giáp là gì? Cách tính năm, tháng, ngày, giờ theo can chi 109. Cách tính ngày tiết, ngày trực và ngày nhị thập bát tú 110. Cách đổi ngày dương lịch ra ngày can chi 111. Giờ hoàng đạo là gì? Cách chọn giờ hoàng đạo 112. Cách tính ngày hoàng đạo, hắc đạo?

Ở các nước Âu Mỹ, anh chị em con chú bác ruột vẫn có quyền lấy nhau, qua tác phẩm "Ơgiêni Grăngđê" ta thấy mối tình giữa hai anh em con chú bác ruột Grăngđe và Ơgiêni sở dĩ trắc trở là do thói keo kiệt biển lẩn của lão Grăngđê, chứ tác giả không đả động đến vấn đề chung huyết thống.

Trung Quốc là một nước chịu ảnh hưởng của văn hoá phong kiến nặng hơn ta nhiều, nhưng anh chị em con cô, cậu ruột, con dì ruột vẫn được lấy nhau. Xem Bảo Thoa, Bảo Ngọc... trong "Hồng Lâu Mộng" yêu nhau, lấy nhau là chuyện bình thường.

Ở nước ta, dưới triều Trần, con cháu nhà vua chỉ được lấy người trong Hoàng tộc (lấy sang họ khác sợ bị nạn ngoại thích cướp ngôi). Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn lấy Thiên Thành công chúa, tức là cô ruột của mình. Vua Trần Thánh Tông lấy Thiên Cảm Hoàng hậu, tức chị con bác ruột. Vua Trần Minh Tông lấy Lệ Thánh Hoàng hậu, tức con chú ruột, đều là cháu nội vua Trần Nhân Tông vv...

Còn trong dân gian từ triều Lê về sau, nếu trong họ nội thân cùng quê mà lấy nhau gọi là hôn thú, họ hàng không chấp nhận. Nếu cùng họ nhưng đã xa đời, thuộc chi khác nhau hay đã xa quê (gọi là biệt tổ ly tông) thì vẫn lấy nhau được. Thời xưa, do trọng nam khinh nữ, hoặc thiếu hiểu biết về gien di truyền, nên anh chị em con cô, cậu ruột coi như khác họ vẫn có quyền làm thông gia với nhau. Ca dao tục ngữ trong dân gian còn ca ngợi trường hợp cháu cậu mà lấy cháu cô, coi như "Thóc lúa trong bồ, giống má nhà ta".

Nhưng di truyền học đã khẳng định rằng người có chung huyết thống mà có con với nhau thì qua nhiều đời dòng giống bị thoái hoá, có trường hợp bị quái thai, vì vậy anh em họ lấy nhau, kể cả họ nội hay họ ngoại đều không có lợi.

Luật pháp nước ta qui định cùng chung huyết thống ba đời, kể cả bên bố hay bên mẹ, đều không được lấy nhau.