Vì sao hô hấp sáng lại làm tiêu hao sản phẩm quang hợp

Hô hấp sáng là gì?

Ở phần đầu tiên, chúng ta sẽ cùng nhau đi vào tìm hiểu khái niệm về hô hấp sáng là gì nhé!

Hô hấp sáng là gì?

Hô hấp sáng là quá trình hấp thụ oxi và giải phóng khí CO2 ngoài ánh sáng. Bên cạnh đó, hô hấp sáng còn có tên gọi khác là quang hô hấp. Quá trình này xảy ra đồng thời với quá trình quang hợp.

Vì sao hô hấp sáng lại làm tiêu hao sản phẩm quang hợp

Đặc biệt, hô hấp sáng thường xảy ra ở động vật C3 trong điều kiện cường độ ánh sáng cao và cường độ quang hợp cao. Ngoài ra, quá trình này còn cần CO2 ở lục lạp cạn kiệt và O2 tích lũy nhiều trong lục lạp.

Nơi xảy ra hiện tượng hô hấp ánh sáng là ở bào quan. Đầu tiên xảy ra bắt đầu ở lục lạp rồi đến peroxixom và cuối cùng kết thúc tại ty thể.

Diễn biến của hô hấp sáng?

Diễn biến của hô hấp sáng được biểu diễn tại lục lạp, perixixom và ty thể. Trước hết, diễn biến của hô hấp sáng tại lục lạp được biểu diễn như sau:

  • CO2 + RiDP (nồng độ CO2 cao) → 2APG → Quang hợp.
  • O2 + RiDP (nồng độ O2 cao) → 1APG + 1AG → Quang hợp + Hô hấp sáng.

Kế tiếp, diễn biến hô hấp ánh sáng tại peroxixom được diễn ra khá phức tạp. Trước tiên, axit glicolic bị oxi hóa bởi O2 và tạo thành axit glioxilic thông qua sự xúc tác của enzim glicolat-oxidase.

Bên cạnh đó cũng đồng thời cũng tạo thành H2O2 và H2O2 sẽ bị phân huỷ bởi catalase để tạo thành H2O và O2. Tiếp theo, axit glioxilic sẽ chuyển thành glyxin thông qua phản ứng chuyển vị amin. Sau đó glyxin sẽ được chuyển vào ty thể.

Cuối cùng, diễn biến hô hấp ánh sáng còn được diễn ra tại ty thể. Glyxin chuyển thành xerin nhờ xúc tác của enzime kép-glycin decacboxylaza và serin hydroxylmetyl transferase. Tiếp đó, serin lại biến đổi thành axit glyoxilic để chuyển sang lục lạp.

Xem thêm:

  • Cường độ ánh sáng ảnh hưởng đến quang hợp như thế nào?
  • Quang hợp là gì? Vai trò của quá trình quang hợp ở thực vật
  • Tại sao lá cây có màu xanh? Những thông tin thú vị về màu xanh của lá cây