Đồng nội tệ là gì

Download tài liệu chuyên sâu về tỷ giá

Tác động của tỷ giá hối đoái đến xuất khẩu

Xuất khẩu là một trong hai yếu tố cấu thành cơ bản nên hoạt động ngoại thương. Tác động của tỷ giá hối đoái lên ngoại thương sẽ được xem xét trước tiên thông qua tác động của biến động tỷ giá lên hoạt động xuất khẩu.

Khi tỷ giá đồng nội tệ tăng lên, lượng ngoại tệ thu về từ hoạt động xuất khẩu sẽ giảm xuống, doanh thu từ hoạt động xuất khẩu tính ra đồng nội tệ bị thu hẹp, xuất khẩu không được khuyến khích hay xu thế chung thường gặp là một sự sút giảm trong hoạt động xuất khẩu.

Giả sử tỷ giá hối đoái đồng Việt Nam thay đổi từ 1 USD = 22.000VND lên 1 USD = 20.000VND thì một nhà xuất khẩu A với doanh thu 100.000 USD sẽ bị thiệt một khoản tiền là (22.000- 20.000)* 100.000 = 200.000.000 VND.

Nếu tỷ giá diễn biến tăng liên tục trong một thời gian dài, lợi nhuận các doanh nghiệp xuất khẩu giảm dần, lượng hàng xuất khẩu sản xuất ra cũng sẽ trở nên khan hiếm, kim ngạch xuất khẩu do vậy sẽ liên tiếp sụt giảm cho đến khi trở về 0. Vấn đề này ảnh hưởng xấu đối với kim ngạch xuất khẩu.

Bên cạnh đó, khi tỷ giá đồng nội tệ giảm xuống thì một tương lai tươi sáng lại mở ra cho các nhà xuất khẩu, do lượng ngoại tệ thu về đổi ra được nhiều nội tệ hơn, kim ngạch xuất khẩu tăng lên, kích thích hoạt động xuất khẩu tăng trưởng và phát triển với điều kiện các chi phí đầu vào của sản xuất hàng xuất khẩu không tăng lên tương ứng. Nhà xuất khẩu A trong ví dụ trên sẽ được lãi thay vì lỗ 200 triệu VND nếu đồng VND giảm giá từ 1 USD = 20.000VND xuống 1 USD = 22.000VND, hay USD (ngoại tệ) tăng giá.

Tác độngcủa tỷ giá hối đoái đến nhập khẩu

Phần còn lại của ngoại thương chính là hoạt động nhập khẩu. Có người cho rằng để ngoại thương phát triển cần tăng cường xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu, nhập khẩu làm tổn hại nền kinh tế, làm tiêu tốn ngoại tệ dẫn đến thâm hụt cán cân thương mại.

Xem thêm: Khóa học XNK online Saigon Academy

Quan niệm này dường như quá khe khắt bởi chính hoạt động nhập khẩu lại góp phần thúc đẩy xuất khẩu, nhập khẩu là tiền đề cho xuất khẩu và đến lượt xuất khẩu lại cung cấp vốn cho nhập khẩu. Những ảnh hưởng của biến động tỷ giá hối đoái lên ngoại thương do đó cần phải xem xét cả trên hoạt động nhập khẩu.

Trên phương diện kim ngạch nhập khẩu, xu hướng chung thường thấy là khi giá đồng nội tệ tăng hay tỷ giá nội tệ tăng, nhập khẩu sẽ được khuyến khích do giá nhập khẩu trở nên rẻ tương đối, chi phí nhập khẩu giảm, lượng nhập khẩu tăng lên dẫn đến sự tăng lên trong kim ngạch nhập khẩu.

Giả sử giá một bộ hộp đựng bút tại Mỹ là 1 USD, ở mức tỷ giá 1 USD = 22.000 VND, nhà nhập khẩu B của Việt Nam phải bỏ ra 100 USD (khoảng 2,2 triệu VND) để mua 100 hộp bút. Nếu tỷ giá tăng 1 USD = 21.000 VND, chi phí nhập khẩu 100 hộp bút sẽ giảm xuống còn 2,1 triệu VND (khoảng 5%). Điều này đồng nghĩa với việc giá nhập khẩu hộp bút rẻ đi 5%, theo quy luật cung cầu: giá giảm cầu tăng, để tăng lợi nhuận, các nhà nhập khẩu có thể sẽ tăng lượng nhập khẩu kéo theo sự tăng lên tương ứng trong kim ngạch nhập khẩu hộp bút.

Bên cạnh đó, khi tỷ giá giảm (đồng nội tệ giảm giá) sẽ gây bất lợi cho nhập khẩu, giá nhập khẩu trở nên đắt hơn, việc các nhà nhập khẩu phải bỏ nhiều tiền hơn để mua một lượng ngoại tệ như cũ sẽ dẫn đến việc giảm lợi nhuận các nhà nhập khẩu. Một khi lợi nhuận không đủ bù đắp chi phí, cầu nhập khẩu giảm xuống, do đó kim ngạch nhập khẩu giảm.

Xem thêm:
  • Kiểm định hàng hóa: điều khoản khiếu nại và trọng tài
  • Vận tải hàng hóa bằng đường hàng không
  • Hối phiếu thương mại và Séc
  • Incoterms 2010
  • Kiểm tra cơ sở gia công, SXXK; năng lực sản xuất