Vì sao gà đẻ chảy máu

Hiện nay, bệnh ký sinh trùng đường máu đã và đang xảy ra trên các đàn gà ở nhiều nơi, gây thiệt hại lớn cho người chăn nuôi, đặc biệt là nhiều trang trại chăn nuôi gà sinh sản.

1. Phân bố bệnh

Bệnh có ở tất cả các nơi trên thế giới nhưng vùng Đông Nam Á xảy ra nhiều hơn. Bệnh bùng phát nhiều vào các tháng nóng ẩm, khi côn trùng hút máu phát triển và truyền mầm bệnh cho gà.

Ở Việt Nam, bệnh hay xảy ra tại các vùng chăn nuôi gà thả đồi, thả vườn, gà sinh sản tại các tỉnh: Bắc Giang, Hải Dương, Thái Nguyên, Hà Nội, Vĩnh Phúc, Bến Tre, Quảng Nam, Quảng Bình, Gia Lai… Tỷ lệ mắc bệnh từ 10-50%, trong đó gà con 7-30%, gà trưởng thành 20-50%. Tỷ lệ chết ở gà nhỏ từ 5-20%, gà trưởng thành từ 10-40%, gây tổn thất kinh tế lớn, gà sinh trưởng chậm và tăng tỷ lệ loại thải.

Vì sao gà đẻ chảy máu
Gà mệt, ủ rũ trong bệnh ký sinh trùng đường máu do Leucocytozoom.

2. Nguyên nhân gây bệnh

Bệnh do đơn bào ký sinh trong máu gà có tên là Leucocytozoon gây ra. Ký sinh trùng đường máu gây phá hủy tế bào hồng cầu và bạch cầu của cơ thể gà.

Loài mắc bệnh: L. caullery, L. sabrazesi, L. scoutedeni (gà thịt thả vườn, gà đẻ); L. simondi (vịt, ngan, ngỗng); L. smithi (gà tây); L. bonasae (vịt trời) và L. marchouxi (chim bồ câu). 

Bệnh mang tính thời vụ, thường xảy ra vào giai đoạn chuyển mùa từ mùa xuân sang mùa hè, khí hậu ẩm thấp, thuận lợi cho sự phát triển của các loài côn trùng gây bệnh. Các loài côn trùng như muỗi vằn, muỗi dĩn… là yếu tố trung gian truyền bệnh chủ yếu.

 3. Triệu chứng

Thời gian ủ bệnh và diễn biến của bệnh kéo dài từ 7 - 12 ngày phụ thuộc vào chủng Leucocytozoon gây bệnh, số lượng ký sinh trùng và tình trạng sức khỏe của gà.

Ban đầu trong đàn thấy xuất hiện một số gà có biểu hiện ủ rũ, sốt cao, mệt mỏi, kém ăn, tích mào nhợt nhạt, trắng bệch. Gà mất thăng bằng, thở nhanh, thiếu máu. Gà bị tiêu chảy kéo dài, phân màu xanh lá cây, nhớt, có thể lẫn máu do ruột bị tổn thương, đôi khi con vật có hiện tượng chảy máu mồm. Tỷ lệ gà bị triệu chứng này tăng dần.

4. Bệnh tích

- Xuất huyết ở nhiều cơ quan nội tạng như gan, tụy, thận, buồng trứng đều xuất huyết thành vết chấm tròn.

- Xuất huyết lấm tấm trên cơ ngực, cơ đùi, dưới da, chân và cánh.

- Máu loãng, không đông hoặc khó đông.

- Xuất huyết phổi, tụ máu tại xoang bụng…

- Gan, lách sưng to và mủn nát, dễ vỡ.

 5. Chẩn đoán

Dựa vào mùa vụ và lứa tuổi: Bệnh thường xảy ra nhiều vào mùa mưa, ẩm có nhiều muỗi, dĩn; Thường ở đàn gà hướng trứng từ 1,5 tháng tuổi trở lên.

Dựa vào triệu chứng: Gà sốt cao, giảm ăn uống, giảm đẻ đột ngột ở những đàn gà sinh sản; Nền chuồng thấy rải rác có phân màu xanh lá cây.

Dựa vào bệnh tích đặc trưng: Cơ ức khô cứng, nhợt nhạt loang lổ các vùng nhạt màu; Gan, lách sưng to và mủn nát; Thành ruột dày, có các điểm hoặc vùng rộng hiện tượng hoại tử màu trắng sữa; Dạ dày tuyến dày, trong dạ dày cơ có chất chứa màu vàng xanh.

6. Phòng bệnh

 Vệ sinh phòng bệnh: Tránh xây dựng chuồng trại ở những nơi ngập nước.  Phát quang bụi rậm, phun thuốc diệt muỗi, côn trùng toàn khu vực chăn nuôi nhằm tiêu diệt ký chủ trung gian truyền bệnh. Tăng cường các biện pháp chăm sóc, quản lý nâng cao sức khỏe đàn gà.

Tăng cường sức đề kháng cho đàn gà: Bổ sung các thuốc trợ sức, trợ lực như: vitamin, thuốc bổ gan và men tiêu hoá để cải thiện hiệu quả sử dụng thức ăn.

7. Điều trị bệnh

Bệnh do ký sinh trùng đường máu gây ra, nên dùng phác đồ điều trị như sau: Sulphamonomethoxine + Trimethoprim + Vitamin A+ Vitamin K3. Liều lượng và liệu trình theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Sử dụng phác đồ trên ngoài tác dụng điều trị bệnh còn ngăn ngừa được nhiễm trùng, xuất huyết và dung giải tế bào máu. Nếu gà bị sốt thì dùng thuốc hạ sốt.

Theo kythuatnuoitrong.edu.vn

Nuôi gà Ai Cập đẻ trứng nhưng trứng gà bị dính máu. Hỏi nguyên nhân và cách khắc phục?

Vì sao gà đẻ chảy máu

Khắc phục hiện tượng gà đẻ trứng bị dính máu

– Nguyên nhân do lỗ huyệt nhỏ hoặc bệnh Salmonella

– Những con lỗ huyệt bị viêm nên loại thải và điều trị toàn đàn bằng các thuốc như OXYTETRACYCLINE hoặc DOXYCYCLINE hoặc COLISTIN hoặc GENTAMYCIN

– Bổ sunh VITAMIN đặc biệt VITAMIN E, cho ăn thêm thóc mầm, giá đỗ

Nên xem:   Kỹ thuật làm chuồng nuôi bò thịt

Lòi dom là một trong số các bệnh trên gà đẻ phổ biến ảnh hưởng đến sản lượng trứng. Trong quá trình nuôi gà đẻ trứng, phần cuối cùng của hệ thống sinh sản của gà tạm thời lòi ra ngoài để quả trứng được để ra sạch sẽ. Đôi khi nó không trở lại bên trong sau khi đẻ và tạo điều kiện cho hiện tượng lòi dom.

Với bệnh trên gà đẻ này, hiện tượng phát sinh có thể là do các nguyên nhân sau:

  1. Lòi dom khi nuôi gà đẻ trứng trong độ tuổi sinh sản: hiện tượng này thường xảy ra ở thời kỳ đẻ đỉnh cao, và thời kỳ trứng to do nhu cầu về trao đổi chất lớn.
  2. Khối lượng quá to hoặc quá nhỏ so với tiêu chuẩn: khối lượng quá to thường dẫn đến gà đẻ lòi dom nhiều hơn do đẻ trứng to làm cơ hậu môn giãn và yếu. Hoặc khi quá nhiều mỡ tích tụ ở xung quanh cơ quan sinh sản cũng làm cho gà đẻ lòi dom.
  1. Tỷ lệ thức ăn không cân bằng: Với trang trại nuôi gà đẻ trứng, việc thiếu canxi trong khẩu phần ăn sẽ gặp vấn đề về vỏ trứng nhưng cũng gây ra rối loạn hoạt động cơ
  1. Gà đẻ lòi dom còn có thể do nhiễm trùng tử cung hoặc trực tràng. Gây kích ứng và căng thẳng cơ, trường hợp này cần điều trị kháng sinh
  2. Do cường độ ánh sáng cao: dưới điều kiện ánh sáng cao, gà nhìn nhiều hơn và bị thu hút bởi ống dẫn trứng lòi ra, nên dẫn tới nhiều bệnh  chúng mổ cắn nhau nhiều hơn.
  1. Trứng 2 lòng đỏ: kích thước trứng quá to làm giãn và yếu cơ hậu môn

>>> Xem thêm: Kinh nghiệm điều trị bệnh đậu gà

Vì sao gà đẻ chảy máu

Cách phòng tránh Lòi dom – bệnh trên gà đẻ:

Không có biện pháp hiệu quả cho hiện tượng lòi dom nhưng có các biện pháp để ngăn chặn hiện tượng này. Các biện pháp như:

+ Chỉ kích thích bằng ánh sáng cho gà hậu bị khi chúng đã đạt khối lượng cơ thể và tuổi. Tuổi này có thể khác nhau ở các giống nhưng thường khoảng 17 tuần tuổi.

+ Cho ăn thức ăn với khẩu phần cân bằng phù hợp với giai đoạn gà hậu bị sau mới đến gà đẻ, nâng cao sức khỏe, tránh việc gặp phải những tình cảnh này  bệnh trên gà đẻ.

+ Không sử dụng cường độ ánh sáng cao, đặc biệt khi nuôi gà đẻ trứng. Gà nhạy cảm với ánh sáng hơn người, ánh sáng càng mạnh làm chúng dễ bị kích động

+ Nếu đàn gà đẻ trứng 2 lòng với tỷ lệ 1 trứng hai lòng/25 gà đẻ (hoặc hơn 4%) có thể giảm lượng thức ăn