Vì sao em thích con cừu

Vì sao em thích con cừu

Hồi bé tôi hay được gọi là tồ vì tôi chẳng biết cái gì cả. Tôi thấy cô bạn hàng xóm khó khăn, tôi lén lấy tiền trong ngăn của mẹ mang cho bạn ấy. Tết các cô các bác hỏi tôi thích gì, dù mẹ đã dặn tôi nói tôi muốn một cái xe đạp, tôi ước có con búp bê vải vài chục nghìn. Tôi yêu con búp bê đó lắm, tối nào cũng đem để cạnh gối mà ngủ cùng, tự hỏi nếu cô có mua cho tôi xe đạp thì làm sao có thể đem ngủ cùng được. Có lần tôi bị các em họ chôm hết tiền lì xì, thế mà mãi sau này mẹ kể lại tôi mới hay tại sao lúc về cái túi xách nhỏ tôi đeo theo lại rỗng. Tôi tồ.

Bé tồ, lớn hơn cũng tồ. Tôi bị tẩy chay trong lớp mà cũng không biết. Tôi bị đổ oan, cũng không biết nốt. Vài năm sau khi gặp lại những người bạn đó, thấy tôi tay bắt mặt mừng trông tội tội, họ mới xin lỗi hồi xưa đã sai. Tôi ngớ người, sao lúc đó tớ không rõ. Người chơi với tôi vì lợi dụng, hay người bắt nạt tôi, đọc nhật ký của tôi trước lớp, tới giờ tôi vẫn nói chuyện bình thường và xuề xòa nghĩ lúc ấy ai cũng còn bé. Hồi cấp 3 lúc chuyển vào lớp mới, bạn thân hồi đó lại tỏ ra không biết tôi tồn tại, mặc tôi chơi vơi không biết làm gì ở môi trường toàn người lạ.

Lên đại học, hai người anh tôi thân lúc đó có hôm dẫn tôi đi ăn lẩu. Anh bảo: bây giờ em là cừu, nhưng sau này em sẽ là cáo. Thế mà hôm đó anh trả hết tiền cả phần tôi, còn không ngại xa chở tôi về tận nhà. Tôi thầm chờ đợi mình hóa cáo, chờ đợi lúc tôi không còn là cô bé tồ.

Thế mà có lẽ tôi may mắn, đời chẳng giống với những gì bố hay "dọa" - bởi đời không toàn là trắng mà cũng chẳng toàn đen. Những người đến với tôi ngày càng nuôi tôi lớn thành con cừu béo ị: người bạn thân gặp ở đại học làm mọi thứ vì tôi, làm tôi tin vào cái gọi là "bạn bè" sau biết bao nhiêu chuyện; cách mẹ chịu thay đổi quá nhiều chỉ để tôi vui, để tôi yên bình lớn; những người bạn  giúp đỡ tôi quá nhiều; lòng tốt của người tôi không dám nghĩ tới; biết tôi bị trầm cảm, chị quản lý gọi gặp riêng chỉ để dặn nếu có bao giờ thấy nặng nề có thể chia sẻ với chị; và quá nhiều điều đã xảy ra từ lúc tôi mơ giấc mơ cáo đó—chỉ với mục đích làm tan nát nó. Cứ mỗi khi tôi có nhen nhóm một ý nghĩ cay nghiệt về cuộc đời, tôi lại thấy ai đó tới đem cho tôi sự dịu dàng. Cứ như thể tôi là con cừu béo lúc nào cũng nằm trên chiếc đệm êm ru, cứ như thể cứ mỗi khi tôi bắt đầu nghĩ tới việc trở nên gai góc, có điều nhẹ nhàng nào đó lại xoa lên vết thương trong lòng tôi.

Tôi cũng như tất cả, tự hỏi tại sao nhiều người thích làm cáo trong khi ai cũng luôn có một con cừu bông rất mềm. Ai cũng có vẻ nhiều góc cạnh, nhưng vẫn hằng mong có lúc nào đó và có một ai đó để dịu dàng với, để nhận sự dịu dàng bên mình. Một người để họ không cần lo toan, không cần tính đường đi nước bước. Có lẽ vì thế mà tôi với cô bạn thường hay nhận mình ngu: chúng tôi thấy hài lòng vì ý nghĩ chúng tôi là những người ngớ ngẩn. Ở cạnh cô bạn ấy, tôi có thể chẳng là ai, chẳng cần cố trở thành điều gì to lớn, chỉ cần nắm tay nhau và nói những chuyện nhảm nhí từ mỹ phẩm tới người yêu cũ tới hôm nay ăn gà thì còn bao nhiêu tiền. Có đôi lúc chúng tôi nói về Freud, về Adler hay Jung rồi lại tự cười cợt sự nhỏ nhoi của mình trước nhiều cái tên và nhiều đầu sách. Thật vui khi nói về Freud và việc mua cái váy này thì mặc trông béo trong cùng một lần chuyện: nghe cứ như những học giả uyên thâm tạm nghỉ khỏi sách vở một tí. Có những khi chúng tôi nói về những điều vốn dĩ nên làm chúng tôi căm ghét và cay nghiệt. Nhưng mà thực ra, có ai mà quan tâm chúng tôi quá. Mấy cái con cừu.

Tôi không nghĩ khi được dạy phải đề phòng với tất cả, phải sống chộp giật và so đo, phải trở thành con cáo tinh ranh chớp lấy cơ hội thì sẽ làm ai đó trở thành người thông thái. Một đứa bé chỉ có thể lớn lên khỏe mạnh khi nhận đủ tình yêu, nhận đủ sự dịu dàng. Một em bé và một người già thường có điểm chung: sự vô tư. Càng già, người ta càng sống vô tư hơn, cứ thích chơi thì chơi, học nhảy chachacha thì học, và có lúc nào thích đến gặp ai thì sẽ đến. Sự vô tư của cả hai chắc chắn sẽ khác nhau: sự vô tư của người từng trải là một lựa chọn.

Và tôi nghĩ đó là niềm an ủi lớn.

163

Vì sao em thích con cừu

Câu hỏi 6: Trong hai văn bản: Chó sói và chiên con, Chó sói và cừu non, em thích văn bản nào hơn? Vì sao? Viết một đoạn văn khoảng 4 đến 5 câu nêu cảm nhận của em về văn bản ấy.


Trong hai văn bản, em thích văn bản Chó sói và chiên non bởi khi dựa vào câu truyện bản gốc và được chuyển thể sang dạng một bài thơ, em cảm thấy câu chuyện đọc sẽ lôi cuốn hơn. Tuy chỉ là một cuộc đối thoại ngắn giữa sói và chiên, nhưng lại gợi cho em rất nhiều ý nghĩa cũng như tính triết lí của tác phẩm. Nhờ vậy, em có thể đúc rút bài học cho bản thân mình trong cuộc sống. Đứng trước những kẻ xấu, mưu mô, thủ đoạn, ta nên biết cách sử dụng trí thông minh và tài trí của mình để đối phó lại. Với những kẻ không bao giờ chịu nghe lí lẽ, giải thích, chúng ta phải dùng những cách đặc biệt nếu không muốn gặp phải những nguy hiểm.


Bài 4: Chú bé chăn cừu

  • Câu 1 trang 94 Tiếng Việt 1 tập 2 Kết nối tri thức
  • Câu 2 trang 94 Tiếng Việt 1 tập 2 Kết nối tri thức
  • Câu 3 trang 95 Tiếng Việt 1 tập 2 Kết nối tri thức
  • Câu 4 trang 95 Tiếng Việt 1 tập 2 Kết nối tri thức
  • Câu 5 trang 96 Tiếng Việt 1 tập 2 Kết nối tri thức
  • Câu 6 trang 96 Tiếng Việt 1 tập 2 Kết nối tri thức
  • Câu 7 trang 97 Tiếng Việt 1 tập 2 Kết nối tri thức
  • Câu 8 trang 97 Tiếng Việt 1 tập 2 Kết nối tri thức
  • Câu 9 trang 97 Tiếng Việt 1 tập 2 Kết nối tri thức
  • Luyện tập thêm

Giải bài tập Tiếng Việt 1 trang 94, 95, 96, 97 Bài 4: Chú bé chăn cừugồm có phần phần yêu cầu, phần đáp án chuẩn và phần giải thích, hướng dẫn chi tiết cho từng câu hỏi có trong cuốn Vở bài tập Tiếng Việt 1 (Tập 2) sách Kết nối tri thức.

Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc. Nghiêm cấm mọi hành vi sao chép với mục đích thương mại.

Câu 1 trang 94 Tiếng Việt 1 tập 2 Kết nối tri thức

Quan sát tranh và nói về con người, cảnh vật trong tranh:

Vì sao em thích con cừu

Hướng dẫn trả lời:

Học sinh tham khảo các câu sau:

  • Chú bé chăn cừu đang ngồi tựa lưng vào gốc cây và ngắm đàn cừu của mình.
  • Dưới gốc cây, một chú bé chăn cừu đang ngồi trông đàn cừu của mình gặm cỏ.

Câu 2 trang 94 Tiếng Việt 1 tập 2 Kết nối tri thức

Đọc:

Chú bé chăn cừu

Có một chú bé chăn cừu thường thả cừu gần chân núi, Một hôm, thấy buồn quá, chú nghĩ ra một trò đùa cho vui. Chú giả vờ kêu toáng lên:

- Sói! Sói! Cứu tôi với!

Nghe tiếng kêu cứu, mấy bác nông dân đang làm việc gần đấy tức tốc chạy tới. Nhưng họ không thấy sói đâu. Thấy vậy, chú khoái chí lắm.

Mấy hôm sau, chú lại bày trò ấy. Các bác nông dân lại chạy tới. Rồi một hôm, sói đến thật. Chú hốt hoảng kêu gào xin cứu giúp. Các bác nông dân nghĩ là chú lại lừa mình, nên vẫn thản nhiên làm việc. Thế là sói thỏa thuê ăn thịt hết cả đàn cừu.

(Theo Ê-dốp)

  • Từ ngữ: tức tốc, thản nhiên, thỏa thuê

Câu 3 trang 95 Tiếng Việt 1 tập 2 Kết nối tri thức

Trả lời câu hỏi:

a. Ban đầu, nghe tiếng kêu cứu, mấy bác nông dân đã làm gì?

b. Vì sao bầy sói có thể thỏa thuê ăn thịt cừu?

c. Em rút ra được bài học gì từ câu chuyện này?

Hướng dẫn trả lời:

a. Ban đầu, nghe tiếng kêu cứu, mấy bác nông dân đã tức tốc chạy tới chỗ chứ bé chăn cừu.

b. Bầy sói có thể thỏa thuê ăn thịt cừu vì không có ai đến cứu giúp cậu bé cả.

c. Em rút ra được bài học là: phải biết vui đùa đúng lúc, đúng chỗ, không lấy việc nói dối làm trò đùa. Và không nên nói dối người khác.

Câu 4 trang 95 Tiếng Việt 1 tập 2 Kết nối tri thức

Viết vào vở câu trả lời cho câu hỏi c ở mục 3: Em nghĩ rằng (…)

Hướng dẫn trả lời:

Vì sao em thích con cừu

Câu 5 trang 96 Tiếng Việt 1 tập 2 Kết nối tri thức

Chọn từ ngữ để hoàn thiện câu và viết câu vào vở:

nông dân

hốt hoảng

tiếng kêu cứu

thản nhiên

a. Nhiều người (…) vì có đám cháy.

b. Các bác (…) đang làm việc chăm chỉ.

Hướng dẫn trả lời:

Vì sao em thích con cừu

Câu 6 trang 96 Tiếng Việt 1 tập 2 Kết nối tri thức

Quan sát tranh và kể lại câu chuyện:

Chú bé chăn cừu

Vì sao em thích con cừu

Có một chú bé (…)

Vì sao em thích con cừu

Nghe tiếng kêu cứu (…)

Vì sao em thích con cừu

Rồi một hôm (…)

Vì sao em thích con cừu

Thế là (…)

Hướng dẫn trả lời:

Vì sao em thích con cừu

Có một chú bé chăn cừu thường thả cừu gần chân núi, Một hôm, thấy buồn quá, chú nghĩ ra một trò đùa cho vui. Chú giả vờ kêu toáng lên:

- Sói! Sói! Cứu tôi với!

Vì sao em thích con cừu

Nghe tiếng kêu cứu mấy bác nông dân đang làm việc gần đấy tức tốc chạy tới. Nhưng họ không thấy sói đâu. Thấy vậy, chú khoái chí lắm. Mấy hôm sau, chú lại bày trò ấy. Các bác nông dân lại chạy tới.

Vì sao em thích con cừu

Rồi một hôm Rồi một hôm, sói đến thật. Chú hốt hoảng kêu gào xin cứu giúp. Các bác nông dân nghĩ là chú lại lừa mình, nên vẫn thản nhiên làm việc.

Vì sao em thích con cừu

Thế là sói thỏa thuê ăn thịt hết cả đàn cừu.




Câu 7 trang 97 Tiếng Việt 1 tập 2 Kết nối tri thức

Nghe viết:

Một hôm, sói đến thật. Chú bé hốt hoảng xin cứu giúp. Các bác nông dân nghĩ là chú nói dối, nên vẫn thản nhiên làm việc.

Hướng dẫn trả lời:

Vì sao em thích con cừu

Câu 8 trang 97 Tiếng Việt 1 tập 2 Kết nối tri thức

Chọn vần phù hợp thay cho ô vuông:

a. ai hay ay?

b☐ trò

b☐ học

ch☐ trốn

b. iêc hay iêt?

v☐ làm

tạm b☐

rạp x☐

Hướng dẫn trả lời:

a. ai hay ay?

bày trò

bài học

chạy trốn

b. iêc hay iêt?

việc làm

tạm biệt

rạp xiếc

Câu 9 trang 97 Tiếng Việt 1 tập 2 Kết nối tri thức

Quan sát tranh và dùng từ ngữ trong khung để nói theo tranh:

nông dân

chú bé

giúp

Vì sao em thích con cừu

Hướng dẫn trả lời:

Các bác nông dân đang giúp chú bé đuổi đi bầy sói dữ.

Luyện tập thêm

Câu 1: Em hãy viết một câu khuyên bạn nhỏ trong tình huống sau;

Trước khi đi làm, mẹ có dặn Tuấn ở nhà nhớ tưới nước cho chậu hoa. Nhưng vì mải chơi, Tuấn đã quên lời mẹ dặn, khiến chậu hoa bị héo.

Hướng dẫn trả lời:

Học sinh tham khảo các câu sau;

- Tuấn ơi, cậu không nên ham chơi mà quên lời mẹ dặn đâu. Vì như thế là không tốt.

- Tuấn ơi, từ nay về sau cậu nhớ phải chú ý lời mẹ dặn. Đừng ham chơi mà quên việc cần làm nhé!

- Cậu nhớ từ nay nếu được mẹ dặn thì phải hoàn thành nha. Vì ham chơi mà quên lời mẹ dặn là không tốt đâu.

Câu 2: Chọn từ ngữ thích hợp để điền vào chỗ trống:

- Trời mùa đông, đã 6 giờ mà trời vẫn tối đen, chẳng thấy (rõ/rỏ) ... đường đi.

- Chị ong nâu (trăm trỉ/ chăm chỉ) ... đi lấy mật từ sớm.

- Chú Tư tập luyện (thể dục/ thể giục) ... mỗi ngày.

- Tối nào, Hoa cũng (luyện viết/ nuyện viết) ... chữ bằng một bài thơ nên chữ của bạn ấy đẹp lắm.

Hướng dẫn trả lời:

Học sinh chọn từ ngữ như sau:

- Trời mùa đông, đã 6 giờ mà trời vẫn tối đen, chẳng thấy (rõ/rỏ) đường đi.

- Chị ong nâu (trăm trỉ/ chăm chỉ)chăm chỉđi lấy mật từ sớm.

- Chú Tư tập luyện (thể dục/ thể giục) thể dụcmỗi ngày.

- Tối nào, Hoa cũng (luyện viết/ nuyện viết) luyện viếtchữ bằng một bài thơ nên chữ của bạn ấy đẹp lắm.

Câu 3: Sắp xếp các từ sau để tạo thành câu có nghĩa:

a) đang tập thể dục/ ở trên sân bóng/ Các bạn học sinh

b) trên sân trường/ đang nhảy nhót/ Những tia nắng

c) đang giúp/ chúng em/ Thầy Tuấn/ lên tường/ treo bức ảnh

Hướng dẫn trả lời:

Học sinh sắp xếp các từ ngữ như sau:

a) Các bạn học sinh đang tập thể dục ở trên sân bóng.

b) Những tia nắng đang nhảy nhót trên sân trường.

c) Thầy Tuấn đang giúp chúng em treo bức ảnh lên tường.

-------------------------------------------------

Tiếp theo: Giải bài tập Tiếng Việt 1 trang 98, 99, 100, 101 Bài 5: Tiếng vọng của núi

Ngoài bài Giải bài tập Tiếng Việt 1 trang 94, 95, 96, 97 Bài 4: Chú bé chăn cừu trên đây, chúng tôi còn biên soạn và sưu tầm thêm nhiều Bài tập cuối tuần Tiếng Việt 1 sách Kết nối, đề thi giữa kì 1 lớp 1, đề thi học kì 1 lớp 1 và đề thi học kì 2 lớp 1 tất cả các môn. Mời quý thầy cô, phụ huynh và các em học sinh tham khảo.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 1, cùng các tài liệu học tập hay lớp 1, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm dành riêng cho lớp 1:

  • Nhóm Tài liệu học tập lớp 1
  • Nhóm Tài liệu sách Kết nối tri thức và cuộc sống Miễn Phí

Rất mong nhận được sự ủng hộ, đóng góp tài liệu của các thầy cô và các bạn.