Vì sao độc lập dân tộc là quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm của tất cả các dân tộc

1. Hồ Chí Minh khẳng định độc lập tự do là quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm của các dân tộc và là khát vọng lớn nhất của dân tộc Việt Nam.

Vì sao độc lập dân tộc là quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm của tất cả các dân tộc

>>>Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài:1900.6568

Độc lập, tự do là những phạm trù nền tảng của việc hình thành một quốc gia mà ở đó con người tìm kiếm được đời sống thông thường của mình, đời sống phát triển của mình và hạnh phúc của mình. Độc lập là sự toàn vẹn của lãnh thổ và toàn vẹn về các giá trị của dân tộc. Tự do tức là người ta có thể phát triển hết năng lực vốn có của mình. Tự do là quyền phát triển, tự do không phải chỉ đơn thuần là quyền chính trị. Tự do mà gắn liền với độc lập tức là tự do gắn liền với sự cư trú của người dân trên chính lãnh thổ của họ( )

Độc lập tự do là vấn đề thiêng liêng, bất khả xâm phạm của tất cả các dân tộc. Con người khi sinh ra có quyền sống, quyền hưởng tự do, hạnh phúc. Họ lao động và đấu tranh cũng nhằm hướng đến những quyền đó. Trải qua quá trình đấu tranh sinh tồn, con người gắn bó với nhau trong một vùng địa lí nhất định, hình thành nên những vùng lãnh thổ riêng với những phong cách lối sống riêng. Sự xâm lược của nước ngoài với những chính sách thống trị, đàn áp khiến họ trở thành nô lệ, mất độc lập, tự do và họ phải phụ thuộc vào nước ngoài. Lịch sử loài người đã chứng kiến biết bao cuộc đấu tranh chống lại sự xâm lược của của các nước đế quốc của các dân tộc trên thế giới để giành lại độc lập, tự do – quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm.

Đối với dân tộc ta thì khát vọng được độc lập, tự do cũng là một khát vọng mãnh liệt nhất cháy trong mỗi con người Việt Nam ta lúc bấy giờ . Dân tộc ta từ khi dựng nước đã chứng kiến biết bao cuộc xâm lược. Khi có kẻ thù đến thì nhân dân ta không phân biệt là già trẻ hay gái trai đồng sức đồng lòng kiên quyết chống lại và đứng lên giành cho bằng được độc lập dân tộc. Bà Trưng, Bà Triệu, Ngô Quyền, Lý Thường Kiệt, Lê Lợi, Quang Trung…những cái tên gắn với những cuộc kháng chiến chống nhà Hán, Nam Hán, nhà Tống, nhà Minh, nhà Thanh…đã trở thành bản anh hùng ca trong trang sử vẻ vang của dân tộc ta. Rồi sau đó là cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ ác liệt, dù kẻ thù mạnh hơn ta nhiều lần nhưng toàn dân ta đã chiến đấu anh dũng, không ngại hi sinh gian khổ để giành lại độc lập, tự do cho dân tộc. Hồ Chí Minh cũng đã nói: “ Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn đến tột bậc là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”( ). Như vậy có thể nói Hồ Chí Minh khẳng định: “độc lập, tự do là quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm của tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới và là khát vọng lớn nhất của dân tộc Việt Nam” đó là tư tưởng hết sức đúng đắn, không chỉ với đương thời mà cho đến nay tư tưởng đó vẫn là chân lí của thời đại.

Tuyên ngôn độc lập: Sự kế thừa, phát triển những giá trị tư tưởng tiến bộ của thời đại

Thứ hai - 30/08/2021 10:47
(TG) - Tuyên ngôn độc lập của Mỹ và Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Pháp là hai bản tuyên ngôn nổi tiếng của nhân loại. Đó là văn kiện pháp lý thấm nhuần tư tưởng tiến bộ của thời đại, nêu cao nguyên tắc bình đẳng, dân chủ và các quyền cơ bản của con người, của dân tộc. Trân trọng những giá trị cao cả ấy, trong một thời đại mới và một cuộc cách mạng mới, Hồ Chí Minh đã tiếp thu, kế thừa và hơn nữa phát triển các giá trị ấy ở hai nội dung cơ bản là quyền con người, quyền dân tộc và nguyên tắc chủ quyền nhân dân.

Vì sao độc lập dân tộc là quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm của tất cả các dân tộc

KẾ THỪA VÀ PHÁT TRIỂN QUYỀN CON NGƯỜI, QUYỀN DÂN TỘC
Tuyên ngôn độc lậpcủa nước Mỹ năm 1776 vàTuyên ngônNhân quyền và Dân quyềnnăm 1789 được ra đời từ sau cuộc đấu tranh giành độc lập của 13 bang thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ và cuộc đại cách mạng tư sản Pháp. Trên cơ sở kế thừa những tư tưởng tiến bộthời kỳ Khai sáng, hai bản Tuyên ngôn là nhữnglời khẳng định đầy sức thuyết phục về quyền con người, quyền dân tộc, về nguyên tắc “chủ quyền nhân dân” trong cuộc đấu tranh chống lại chế độ phong kiến chuyên chếhướng con người vươn tới các giá trị dân chủ, giá trị nhân văn cao cả về tự do, bình đẳng, bác ái.
Các bản Tuyên ngôn khẳng định những quyền con người cơ bản nhất đó là quyền sống, quyền tự do, quyền bình đẳng, quyền tư hữu tài sản. Đó là “quyền tự nhiên, không thể chuyển nhượng vàbất khả xâm phạm của mỗi con người”(1).
Trong bảnTuyên ngôn độc lậpnướcMỹ, tác giả Thomas Jefferson khẳng định các nước thuộc địa phải có quyền là quốc gia tự do và độc lập và từ việc xóa bỏ quyền thống trị của thực dân Anh, cuộc đấu tranh vì nền độc lập của các bang thuộc địa ở Bắc Mỹ cũng nhằm tới tranh đấu cho các quyền tự nhiên của riêng mỗi con người. Với những giá trị to lớn như vậy hai bản Tuyên ngôn đánh mốc dấu son trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và giải phóng con người. Đó là bản Tuyên ngôn mang đậm giá trị nhân văn, nhân bản, là nền tảng để xây dựng các bản Hiến pháp dân chủ tiến bộ của nước Pháp, nước Mỹ sau đó.
BảnTuyên ngôn nhân quyền và dân quyềncủa cách mạng Pháp năm 1791 cũng nêu rõ: “Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi, và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi”(2).
TrongTuyên ngôn độclậpnăm 1945 của Việt Nam, từ những dòng đầu tiên, Hồ Chí Minh đã trích dẫn những câu nổi tiếng nhất trong hai bản Tuyên ngôn lịch sử đó với thái độ rất trân trọng: “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc…”. Ở đây, Hồ Chí Minh đãxuất phát từ những giá trị nhân văn cao cả, mang tính phổ quát toàn nhân loại làm cơ sở, mục tiêu cho cuộc đấu tranh của dân tộc Việt Nam. Từ đó, Người khẳng định cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc Việt Nam cũng là nhằm thực hiện những quyền chính đáng, thiêng liêng không ai có thể xâm phạm, là sự tiếp nối của lá cờ giải phóng dân tộc, giải phóng con người mà các cuộc cách mạng Pháp, cách mạng Mỹ đã giương cao.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có sự kế thừa và mở rộng, phát triển vượt bậc những giá trị của các bản Tuyên ngôn trước đó trong thời đại mới. TrongTuyên ngôn độc lậpcủa nước Mỹ, nguyên bản câu “tất cả mọi người” là “tất cả đàn ông” (All men). Nguyên bản của câu đó là đặt trong bối cảnh nước Mỹ những năm cuối thế kỉ XVIII khi chế độ nô lệ còn tồn tại, sự phân biệt và kỳ thị chủng tộc rất nặng nề, những người đàn ông có quyền mà Tuyên ngôn đề cập đến chỉ là những người đàn ông da trắng. Như vậy, các quyền cơ bản của con người, quyền vốn có ấy lại không dành cho tất cả mọi người, mà chỉ dành cho đàn ông da trắng. Còn với Hồ Chí Minh, Người khẳng định một cách rõ ràng, quyền là dành cho “tất cả mọi người”, không phân biệt địa vị, thành phần, tôn giáo,giới tính, sắc tộc. Đó là sự mở rộng tuyệt đối, đem lại những giá trị to lớn và phù hợp với sự phát triển tiến bộ của nhân loại.
Cũng từ việc khẳng định đạo lý và chính nghĩa của nhân loại, Hồ Chí Minh đã vạch trần bộ mặt giả dối, bản chất tàn bạo của chủ nghĩa thực dân Pháp. TrongTuyên ngôn độc lập, Người đã khái quát một cách sâu sắc tội ác của thực dân Pháp trong gần 100 năm cai trị ở đất nước ta trên tất cả các mặt, đặc biệt làviệc chà đạp, tước đoạt quyền các quyền tự nhiên của con người, của dân tộc. Và từ đó, Người khẳng định: trong thời đại mới, không chỉ chế độ phong kiến chuyên chế mà chủ nghĩa thực dân với bản chất tàn bạo của nó cần được xóa bỏ, để bảo vệ quyền và nhân phẩm của con người. Khi còn chủ nghĩa thực dân, còn tình trạng dân tộc này áp bức, nô dịch dân tộc khác thì chắc chắn quyền con người ở các dân tộc thuộc địa, phụ thuộc bị chà đạp, không được ghi nhận và thực hiện.
Một điểm đáng chú ý nữa là từ quyền của con người, Hồ Chí Minh đã suy rộng ra quyền dân tộc“các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống,quyền sung sướng và quyền tự do”(3). Từ quyền con người, Người suy rộng ra quyền dân tộc cũng là quyền tự nhiên, thiêng liêng “là lẽ phải không ai chối cãi được”(4).Nếu như trong bản Tuyên ngôn của nước Mỹ đã đề cập đến cả quyền con người, quyền dân tộc, thì đến bản Tuyên ngôn của Việt Nam đã gắn kết hai phạm trù pháp lý cơ bản này trong mối liên hệ biện chứng, chặt chẽ với nhau. Dân tộc độc lập là điều kiện tiên quyết để bảo đảm quyền con người và ngược lại thực hiện quyền con người chính là phát huy những giá trị cao cả và ý nghĩa thật sự của độc lập dân tộc. Quyền con người cao nhất chính là được sống trong đất nước tự do, là công dân của một nước độc lập.
Bên cạnh đó, Hồ Chí Minh đã mở rộng nội hàm khái niệm quyền dân tộc cả chiều rộng và chiều sâu, mà các bản Tuyên ngôn trước chưa đề cập đến. Xuất phát từ hoàn cảnh nước Việt Nam thuộc địa vừa mới giành độc lập và bối cảnh lịch sử quốc tế bấy giờ, Hồ Chí Minh khẳng định: quyền dân tộc không chỉ là quyền dân tộc tự quyết, mà còn là quyền bình đẳng, quyền tự do, quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.Độc lập dân tộc đã gắn bó mật thiết với các nguyên tắc dân tộc bình đẳng và tự quyết, với quyền sống và quyền hạnh phúc của mỗi dân tộc. Hơn nữa, quyền độc lập, bình đẳng ở đây phải được xác lập trong mối quan hệ với tất cả các nước trên thế giới, không phân biệt lớn nhỏ, mạnh yếu hay khác nhau về thể chế chính trị.Vì thế,Tuyên ngôn độc lậpkhông còn chỉ dành riêng cho dân tộc Việt Nam mà đó còn là sự cổ vũ, lời khẳng định thiêng liêng của tất cả các dân tộc trên thế giới, đặc biệt là các dân tộc nhỏ yếu đang chịu sự cai trị của chủ nghĩa thực dân.
Từ quyền con người suy rộng ra quyền dân tộc, Tuyên ngôn độc lập đã góp phần tạo lập và khẳng định một nền pháp lý và công lý mới của văn minh nhân loại, hướng tới công bằng, bình đẳng, xóa bỏ ách áp bức, bóc lột, bất công trên bình diện quốc gia và quốc tế. Công lý ấy về sau không chỉ trở thành nguyên tắc lập hiến của Việt Nam, của nhiều quốc gia khác mà trở thành điều khoản pháp lý quốc tế khi nó đã được ghi vào Liên hợp quốc với các công ước quốc tế liên quan đến chủ quyền quốc gia, về quyền độc lập dân tộc và quyền tự quyết.
Hai bản Tuyên ngôn nước Pháp, nước Mỹ đề cập đến quyền con người, quyền dân tộc là quyền thiêng liêng, là một tất yếu của tạo hóa. Nhưng là người dân của một nước thuộc địa, Hồ Chí Minh thấu hiểu sâu sắc rằng quyền thiêng liêng, vốn có ấy không phải tự nhiên mà có được, mà phải đổ máu, hy sinh, phải đấu tranh với quyết tâm “thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”(5).Đứng trước những thử thách khắc nghiệt của lịch sử, một dân tộc không biết đấu tranh cho độc lập, tự do thì cũng không xứng đáng được hưởng nền độc lập, tự do. BảnTuyên ngôn độc lậpcủa Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần 100 năm nay để gây dựng nên nước Việt Nam độc lập…Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn 80 năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phe Đồng Minhchống phát xítmấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do! Dân tộc đó phải được độc lập!”(6). Dân tộc đó còn có quyết tâm sắt đá “đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy!”(7).
Sự ra đời củaTuyên ngôn độc lậpthực sự là một mốc son trong lịch sử của dân tộc Việt Nam, cũng như trong cuộc đấu giải phóng của các dân thuộc địa. Nếu hai bản Tuyên ngôn của Pháp và Mỹ đánh dấu mốc quan trọng trong cuộc đấu tranh chống chế độ phong kiến, trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng con người; thì Tuyên ngôn độc lậpbáo hiệu một thời đại mới, thời đại giải phóng các dân tộc khỏi ách áp bức của chủ nghĩa thực dân trên quy mô toàn thế giới; thời đại của các dân tộc bị áp bức, bóc lột giành lại quyền sống, quyền độc lập, tự do.

KẾ THỪA VÀ PHÁT TRIỂN NGUYÊN TẮC VỀ CHỦ QUYỀN NHÂN DÂN
Tiếp thu những tư tưởng tiến bộ trong tác phẩmKhế ước xã hộicủaJean Jacques Rousseau,Tuyên ngôn độc lậpcủa Mỹ khẳng định chân lý: “Rằng để đảm bảo cho những quyền lợi này, các chính phủ được lập ra trong nhân dân và có được những quyền lực chính đáng trên cơ sở sự nhất trí của nhân dân”(8).Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyềncủa Pháp đã chỉ ra “sự thiếu hiểu biết, hờ hững hoặc coi thường những quyền của con người chính là nguyên nhân duy nhất dẫn đến những tai họa của cộng đồng, và dẫn đến sự thối nát của các chính quyền... Mục đích của tất cả các tổ chức chính trị là bảo vệ các quyền tự nhiên và bất khả xâm phạm của con người”(9). Sự cần thiết của việc xây dựng chính quyền nhân dân, hoạt động vì mục tiêu cao nhất bảo vệ quyền con người, vì hạnh phúc con người đã được khẳng định trong hai bản Tuyên ngôn lịch sử này. Hơn thế nữa “bất cứ khi nào một thể chế chính quyền nào đó phá vỡ những mục tiêu này, thì nhân dân có quyền thay đổi hoặc loại bỏ chính quyền đó và lập nên một chính quyền mới, đặt trên nền tảng những nguyên tắc cũng như tổ chức thực thi quyền hành theo một thể chế sao cho có hiệu quả tốt nhất đối với an ninh và hạnh phúc của họ”(10).
Cuộc Cách mạng Tháng Tám ở Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo không chỉ là cuộc cách mạng làm nhiệm vụ giải phóng dân tộc, xóa bỏ xiềng xích nô lệ của thực dân Pháp và của phát xít Nhật. Cuộc cách mạng ấy đồng thời thực hiện nhiệm vụ lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế tồn tại ngót gần 1.000 năm. Việt Nam từ một nước thuộc địa, phong kiến đã trở thành một nước độc lập, theo chế độ Dân chủ Cộng hòa.
TrongTuyên ngôn độc lập, Hồ Chí Minh thể hiện rất rõ chủ thể của cuộc cách mạng chính là nhân dân, thành quả cách mạng đạt được do nhân dân làm ra và nhân dân là người bảo vệ thành quả đó: “Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần 100 năm nay để gây dựng nên nước Việt Nam độc lập. Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỉ mà lập nên chế độ Dân chủ Cộng hoà”.Có thể nói, đến đây nguyên tắc“chủ quyền nhân dân” với ý nghĩa nhân dân là chủ thể nước Việt Nam mới, của chế độ Dân chủ Cộng hòa đã được Hồ Chí Minh khẳng định rõ ràng. Hơn nữa, khái niệm nhân dân mà Hồ Chí Minh sử dụng không bó hẹp trong giai cấp, tầng lớp nào mà là mọi người dân Việt Nam yêu nước, không phân biệt giới tính, địa vị, tôn giáo, giai cấp.
Chế độ Dân chủ Cộng hòa được Hồ Chí Minh trong Tuyên ngôn là chế độ thực hành nguyên tắc“chủ quyền nhân dân” một cách triệt để và thực chất. Đó là chế độ lập ra từ thành quả đấu tranh của nhân dân, được xây dựng theo ý nguyện của các tầng lớp nhân dân, hướng tới mục tiêu cao cả“Độc lập - Tự do - Hạnh phúc” cho nhân dân.Tư tưởng này của Người sau đó được thể hiện rõ nét trong Hiến pháp 1946 - bản Hiến pháp dân chủ đầu tiên của Việt Nam do Người làm Trưởng ban soạn thảo: “Tất cả quyền bính trong nước là của toàn thể nhân dân Việt Nam không phân biệt nòi giống, gái trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo”. Điều 7 trong Hiến pháp ghi nhận quyền chính trị của công dân: Tất cả công dân Việt Nam đều bình đẳng trước pháp luật, đều được tham gia chính quyền và công cuộc kiến quốc tùy theo tài năng và đức hạnh của mình. Nhân dân có quyền quyết định những công việc trọng đại của đất nước cũng như bãi miễn các đại biểu mình đã bầu ra.
Có thể nói, ra đời sau hai bản Tuyên ngôn lịch sử của nhân loại hơn một trăm năm, trong bối cảnh lịch sử mới, bảnTuyên ngôn độc lậpcủa Việt Nam đã kế thừa, chắt lọc phát triển giá trị căn cốt, mang tính bền vững và phổ quát nhất của hai bản Tuyên ngôn trước đó. Với những giá trị đó,Tuyên ngôn Độc lậpcủa Việt Nam không chỉ là lời tuyên bố độc lập, khai sinh cho một Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa theo đuổi mục tiêu “Độc lập - Tự do - Hạnh phúc”, mà còn đóng góp quan trong cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng con người và vì hạnh phúc của con người.
TS. Lê Thị Hằng
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
___
(1) (7) (8) (9) Nguyễn Văn Út:9 bản Tuyên ngôn nổi tiếng thế giới, Nxb. Văn hóa thông tin, H, 2006, tr. 125, 126, 285, 286.
(2) (3) (4) (5) (6) (10) (11) Hồ Chí Minh:Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, H, 2011, t. 4, tr. 1, 1, 1, 534, 1, 3, 3

Nguồn tin: Tạp chí Tuyên giáo:

Tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người và quyền dân tộc trong bản Tuyên ngôn độc lập lịch sử

02/09/2021 | 3313

Vì nền độc lập tự do của đất nước, vì sự toàn vẹn lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc, xứng đáng với sự tin cậy và ủy thác của nhân dân

Vì nền độc lập tự do của đất nước, vì sự toàn vẹn lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc, xứng đáng với sự tin cậy và ủy thác của nhân dân

Lời Bộ Biên tập: Nhân kỷ niệm 69 năm Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945 - 19-8-2014) và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2-9-1945 - 2-9-2014); Kỷ niệm 45 năm thực hiện Di chúc thiêng liêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Tạp chí Cộng sản trân trọng giới thiệu bài viết quan trọng dành riêng cho Tạp chí của Đồng chí Trương Tấn Sang, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về nhiệm vụ thiêng liêng bảo vệ độc lập chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.

Sáu mươi chín năm trước, vào mùa thu năm 1945, nhân dân Việt Nam, dưới ngọn cờ của Đảng, đã làm nên cuộc Cách mạng Tháng Tám vĩ đại trong lịch sử nước nhà: đập tan xiềng xích của chế độ thực dân, phong kiến; giành lại nền độc lập dân tộc; khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Nhà nước của nhân dân và vì nhân dân; nhân dân ta từ thân phận nô lệ trở thành người làm chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của mình. Ngày 2-9-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trịnh trọng tuyên bố với thế giới về sự ra đời của nước Việt Nam độc lập, tự do và khẳng định toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để bảo vệ nền tự do, độc lập ấy. Gần 70 năm qua, nhân dân ta đã vượt qua biết bao khó khăn, thử thách để xây dựng, phát triển đất nước, nâng cao đời sống nhân dân, như lời Bác Hồ dạy: nước được độc lập mà dân không được hưởng tự do, hạnh phúc thì độc lập cũng không có ý nghĩa gì. Đồng thời, nhân dân ta cũng đã phải hy sinh biết bao xương máu, đánh bại mọi kẻ thù xâm lược để bảo vệ nền độc lập tự do, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.

Ngày nay, trong một thế giới đang diễn ra mạnh mẽ quá trình toàn cầu hóa, đan xen nhiều mối quan hệ phức tạp, vừa hợp tác, vừa cạnh tranh, đấu tranh gay gắt giữa các nước, giữa các nền chính trị, kinh tế và văn hóa khác nhau, sự hưng thịnh hay tồn vong của mỗi quốc gia, dân tộc không còn chỉ là chuyện riêng của từng quốc gia hay dân tộc. Điều đó đã tạo ra cả thời cơ và thách thức với mọi quốc gia, nhất là với các nước nhỏ trong việc bảo vệ lợi ích, bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của đất nước. Trong bối cảnh đó, đặc biệt là trước diễn biến phức tạp của tình hình khu vực và trên thế giới trong những năm gần đây, hơn bao giờ hết, đòi hỏi đất nước ta phải phát triển nhanh, bền vững, nâng cao sức mạnh tổng hợp, nội lực của đất nước về mọi mặt; đồng thời phải luôn nêu cao cảnh giác, kiên quyết bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc trong bất cứ hoàn cảnh nào. Đây là nghĩa vụ thiêng liêng và cao cả của chúng ta hôm nay trước tổ tiên và các thế hệ cha anh đi trước, như lời Bác Hồ dạy: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước” và trước các thế hệ con cháu muôn đời sau.

Nước Việt Nam ta độc lập! Non sông gấm vóc Việt Nam ta thống nhất, toàn vẹn từ cao nguyên Đồng Văn đến mũi Cà Mau, từ dãy núi rừng Trường Sơn hùng vĩ đến các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa hiên ngang trong sóng gió Biển Đông! Đất nước Việt Nam, do ông cha để lại, dọc ba miền Bắc-Trung-Nam liền một dải, đẹp đẽ vô cùng và thiêng liêng vô giá. Đồng bào Việt Nam ta dù ở miền xuôi hay miền ngược, đang ở trong nước hay ở nước ngoài đều là đồng bào con Lạc, cháu Hồng, cùng chung tay xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thịnh vượng và giữ gìn vững chắc non sông gấm vóc của Tổ quốc.

Thời nào cũng thế, nhân dân ta không dung thứ bất cứ ai, bất cứ hành động nào làm xâm hại lợi ích của đất nước, của dân tộc. Đó chính là đạo lý thiêng liêng nhất và là pháp lý công minh nhất! Ai vi phạm hoặc làm vấy bẩn điều vô giá đó, người ấy không xứng đáng là người con đất Việt. Điều nhân dân ta cần và tôn vinh là những người yêu nước chân chính, sẵn sàng hy sinh lợi ích riêng của mình vì lợi ích chung của đất nước, thể hiện lòng yêu nước bằng những việc làm thiết thực, cụ thể có lợi cho dân, cho nước như lời Bác Hồ dạy: Cái gì có lợi cho dân, cho nước thì cố hết sức làm, cái gì có hại cho dân, cho nước thì cố hết sức tránh. Vì vậy, để góp phần giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, mỗi người chúng ta, dù làm gì, ở bất kỳ vị trí làm việc, công tác nào, cũng phải làm hết sức mình để hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ, chức trách của mình, tích cực đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi các thói hư, tật xấu, tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí, thiếu trách nhiệm. Chúng ta không thể chấp nhận những người miệng nói yêu nước nhưng vì lợi ích cá nhân, “lợi ích nhóm” mà tham nhũng, lãng phí, làm tổn hại đến lợi ích của đất nước, làm nghèo, suy yếu đất nước. Đây là “giặc nội xâm”, là những “khối u” trên cơ thể đất nước cần phải cắt bỏ.

Để bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ đất nước đòi hỏi phải có tầm nhìn xa, bản lĩnh vững vàng, kiên định về nguyên tắc nhưng tỉnh táo, linh hoạt, khôn khéo trong sách lược, “dĩ bất biến ứng vạn biến”. Những bài học giữ nước của cha ông ta để lại là hết sức quý giá với chúng ta ngày nay. Những cảnh báo của nhà bác học Lê Quý Đôn về những nguy cơ làm mất nước: “Một, trẻ không kính già; hai, trò không trọng thầy; ba, binh kiêu tướng thoái; bốn, tham nhũng tràn lan; năm, sỹ phu ngoảnh mặt” là điều chúng ta cần phải suy ngẫm; hay những lời nói của Quốc công Tiết chế Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn: phải biết chủ động “rút củi đáy nồi”, “phải kiềng canh nóng mà thổi rau nguội” trong xử lý quan hệ với kẻ thù; “vua tôi đồng lòng, anh em hòa mục, cả nước góp sức, giặc phải bị bắt”, xây dựng “quân đội một lòng như cha con thì mới dùng được”, “phải khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc là thượng sách giữ nước”... vẫn còn nguyên giá trị với chúng ta hôm nay.

Ngày nay, kế thừa và phát huy truyền thống yêu nước, bất khuất, kiên cường của dân tộc, những bài học giữ nước của cha ông, bằng sự nỗ lực phấn đấu không ngừng phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, nâng cao sức mạnh tổng hợp và uy tín quốc tế của đất nước, phát huy sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc kết hợp với sức mạnh quốc tế, lấy lợi ích quốc gia, dân tộc làm mục tiêu cao nhất, nhân dân ta nhất định sẽ vượt qua mọi khó khăn, thử thách, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước, bảo vệ vững chắc non sông gấm vóc do cha ông để lại để trao truyền cho muôn đời con cháu mai sau.

*

* *

Những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử của gần 30 năm đổi mới mà nhân dân ta đạt được khiến chúng ta hãnh diện và tự hào, bạn bè quốc tế ngưỡng mộ. Nhưng, chúng ta vẫn luôn đau đáu vì nền kinh tế nước ta còn tụt hậu, cuộc sống của đồng bào ta ở nhiều vùng, nhiều đối tượng còn rất khó khăn; vẫn còn tệ tham nhũng, lãng phí, thiếu trách nhiệm, thói quan liêu hống hách cửa quyền với nhân dân, tình trạng trù dập, ức hiếp người dân lương thiện, gây ra bao nỗi oán thán, bất bình trong nhân dân. Chúng ta vẫn còn phải trăn trở, đau lòng khi nghe những câu truyền miệng lâu nay trong nhân dân: “Nhất hậu duệ, nhì tiền tệ, ba quan hệ, bốn trí tuệ...” trong công tác cán bộ và những nhận xét về thứ “đạo đức bốn mặt” (trước mặt, sau lưng, trước cấp trên và trước đồng bào mình) đang là phương thức hành xử của không ít cán bộ, đảng viên, cũng như trước tình trạng không ít cán bộ “tay đã nhúng chàm” bị dư luận xã hội lên án hoặc đã và đang bị truy tố, xét xử. Đây chính là những điều đã làm xói mòn lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước, chế độ ta, là mầm họa đối với độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.

Người xưa nói: không biết xấu hổ thì không thành người được! Ấy là liêm sỉ ở đời! Không trừ một ai, dù là cán bộ lãnh đạo, người đứng đầu các tổ chức, cơ quan, đơn vị hay một công dân bình thường luôn phải tự vấn về nghĩa vụ và trách nhiệm của mình, luôn phải biết tự hổ thẹn với lương tâm về đạo lý làm người! Không trừ một ai, ở bất kỳ cấp nào, có việc làm hại cho dân cho nước, làm nhân dân bất bình, nếu đạo lý, lương tâm không đủ thức tỉnh, răn đe thì pháp lý phải được triệt để áp dụng. Ai vi phạm thì khuyên răn, nếu vẫn chưa thức tỉnh thì cần thiết phải nghiêm trị, “xây” phải đi đôi với “chống”, để giữ gìn, củng cố lòng tin của nhân dân, củng cố và tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Bởi vì “dân là gốc”; Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Gốc có vững, cây mới bền. Xây lầu thắng lợi trên nền nhân dân”, cũng như người Anh hùng dân tộc, Danh nhân văn hóa Nguyễn Trãi đã từng viết: “làm lật thuyền mới biết sức dân mạnh như nước”. Vì vậy, để có đủ sức mạnh vượt qua mọi chướng ngại, chông gai trên con đường bảo vệ nền độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, thì mối quan hệ máu thịt, sinh tử giữa Đảng với nhân dân lại đòi hỏi phải được chăm lo ở một tầm cao mới, với chất lượng mới. Chúng ta không sợ bất cứ một thế lực nào, dù là hung bạo nhất. Chúng ta chỉ sợ nhân dân mất niềm tin vào Đảng, Nhà nước, chế độ ta. Khối đoàn kết, thống nhất, đồng tâm hiệp lực của hơn 90 triệu đồng bào ta ở trong nước cũng như ở nước ngoài sẽ là sức mạnh vô địch để giữ gìn, bảo vệ non sông đất nước Việt Nam mãi mãi trường tồn.

*

* *

Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc là nhiệm vụ thường xuyên, hằng ngày, hằng giờ không được phép sao nhãng, lơ là, nhưng cũng là cuộc đấu tranh lâu dài, kiên trì, bền bỉ với những khó khăn, thử thách to lớn. Đây là sự nghiệp của toàn dân, của mọi người Việt Nam, nhưng Đảng và Nhà nước ta, những người lãnh đạo và quản lý đất nước, có vai trò và trách nhiệm to lớn. Tháng 9 năm nay tròn 45 năm toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta thực hiện Di chúc thiêng liêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Chúng ta phải tiếp tục học tập và làm theo những lời dạy trong Di chúc của Bác: “việc cần phải làm trước tiên là chỉnh đốn Đảng, làm cho mỗi đảng viên, mỗi chi bộ đều ra sức làm tròn nhiệm vụ Đảng giao phó cho mình, toàn tâm toàn ý phục vụ nhân dân”, “phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ của nhân dân”, “mỗi đảng viên, cán bộ phải thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư”; phải giữ gìn sự đoàn kết thống nhất trong Đảng như “giữ gìn con ngươi của mắt mình”; đoàn kết trên cơ sở Cương lĩnh, Điều lệ, quan điểm, đường lối, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng, trên cơ sở bảo vệ lợi ích của dân tộc, của đất nước, vì sự ấm no, hạnh phúc của nhân dân. Trên tinh thần đó, các cấp ủy, tổ chức đảng, mọi cán bộ, đảng viên cần phải tiếp tục thực hiện thật tốt Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa XI “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” gắn với thực hiện Chỉ thị số 03-CT/TW, ngày 14-5-2011, của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; kiên quyết đẩy lùi sự suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức; phải dựa vào nhân dân để xây dựng Đảng, để giám sát các cấp ủy, tổ chức đảng, để đánh giá cán bộ, đảng viên. Trên cơ sở đó, triển khai thực hiện Hiến pháp sửa đổi vừa mới được Quốc hội thông qua, xây dựng, hoàn thiện Nhà nước ta thật sự là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, được toàn dân tin cậy, ủng hộ. Làm được như vậy thì dù công việc to lớn mấy, khó khăn mấy, chúng ta cũng nhất định thắng lợi.

Phát huy tinh thần và truyền thống vẻ vang của cuộc Cách mạng Tháng Tám vĩ đại, tiếp tục học tập và thực hiện Di chúc thiêng liêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đoàn kết một lòng thành một khối vững chắc, nỗ lực phấn đấu, nhất định sẽ vượt qua mọi khó khăn thử thách, xây dựng nước ta “đàng hoàng hơn, to đẹp hơn”, sánh vai với các cường quốc năm châu và bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, để dân tộc ta, đất nước ta phồn vinh, mãi mãi trường tồn. Đó cũng là thước đo lòng yêu nước của mỗi chúng ta lúc này./.

Trương Tấn Sang

Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Nguồn: http://www.tapchicongsan.org.vn/