Giao lưu nền văn hóa 54 dân tộc năm 2024

Đây là sự kiện thường niên do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức nhằm cụ thể hóa các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số. Tiếp tục khẳng định sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với vai trò, trách nhiệm của nghệ nhân và những người có nhiều đóng góp trong công tác bảo tồn, phát huy văn hóa các dân tộc thiểu số, vùng biên giới, vùng đặc biệt khó khăn. Nâng cao ý thức trách nhiệm của các cấp, ngành, chủ thể văn hóa trong việc xây dựng và phát triển văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc; gắn việc tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại trong việc thực hiện những mục tiêu kinh tế, xã hội theo Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng “Phát triển con người toàn diện và xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc để văn hóa thực sự trở thành sức mạnh nội sinh, động lực phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc”.

Ngày Văn hoá các dân tộc Việt Nam là dịp để đồng bào các dân tộc được gặp gỡ giao lưu, học tập, trao đổi kinh nghiệm trong công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá truyền thống các dân tộc góp phần bảo tồn, gìn giữ, tôn vinh và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc nhằm thắt chặt tình đoàn kết gắn bó giữa các dân tộc, xây dựng và phát triển đời sống văn hoá lành mạnh, tiến bộ.

Mang đến cho nhân dân, du khách cơ hội được tìm hiểu, trải nghiệm, thụ hưởng những giá trị văn hóa đặc sắc của 54 dân tộc Việt Nam thông qua đó nâng cao nhận thức, lòng tự hào, ý thức trách nhiệm của nhân dân trong việc gìn giữ và phát huy giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

Chương trình tổng thể

Thời gian

Nội dung hoạt động

Địa điểm

18/4/2024 (Thứ Năm)

Chiều

- 14h00: Hội nghị tuyên dương già làng, trưởng bản, nghệ nhân, người có uy tín có nhiều đóng góp trong hoạt động bảo tồn, gìn giữ, phát huy giá trị văn hóa truyền thống dân tộc

Nhà Chiếu phim, Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam

Cả ngày

Các hoạt động điểm nhấn tại mỗi không gian văn hóa của các nhóm đồng bào đang hoạt động hàng ngày tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam

Tại các làng dân tộc Nùng, Tày, Dao, Mông, Mường, Lào, Thái, Khơ Mú, Tà Ôi, Ba Na, Xơ Đăng, Gia Rai, Cơ Tu, Raglai, Ê Đê, Khmer.

19/4/2024 (Thứ Sáu)

Sáng

- 08h00: Lễ Báo công, viếng Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh và gặp mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước

Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh và trụ sở lãnh đạo Đảng, Nhà nước.

Cả ngày

Giới thiệu nét văn hóa đặc sắc của đồng bào dân tộc Dao

Không gian làng dân tộc Dao, Khu các làng dân tộc I.

Các hoạt động điểm nhấn tại mỗi không gian văn hóa của các nhóm đồng bào đang hoạt động hàng ngày tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam

Tại các làng dân tộc Nùng, Tày, Dao, Mông, Mường, Lào, Thái, Khơ Mú, Tà Ôi, Ba Na, Xơ Đăng, Gia Rai, Cơ Tu, Raglai, Ê Đê, Khmer.

20/4/2024 (Thứ Bảy)

Sáng

-09h00-11h00: Khai mạc Ngày hội Văn hóa Du lịch tỉnh Sóc Trăng

Không gian bãi cỏ cạnh chùa Khmer, Khu các làng dân tộc III.

-09h45-10h15: Tái hiện Lễ đấu đèn của dân tộc Hoa

Không gian bãi cỏ cạnh chùa Khmer, Khu các làng dân tộc III.

09h00 – 10h30: Giới thiệu nét văn hóa đặc sắc của đồng bào dân tộc Dao

Không gian làng dân tộc Dao, Khu các làng dân tộc I.

Chiều

14h30-16h00: Tái hiện cấp sắc của dân tộc Dao

Không gian làng dân tộc Dao, Khu các làng dân tộc I.

14h30 16h00: Giới thiệu và trình diễn nghệ thuật truyền thống

Không gian bãi cỏ cạnh chùa Khmer, Khu các làng dân tộc III.

Cả ngày

- Giới thiệu, thực hành nghề truyền thống, ẩm thực Sóc Trăng

Không gian bãi cỏ cạnh chùa Khmer, Khu các làng dân tộc III.

- Quảng bá giới thiệu du lịch Sóc Trăng tại Hà Nội

- Trưng bày giới thiệu ảnh về nét đẹp đất và người Sóc Trăng

21/4/2024 (Chủ Nhật)

Sáng

09h00-10h30: Tái hiện Lễ rước rể trong lễ cưới của dân tộc Ê Đê.

Không gian làng dân tộc Ê Đê, Khu các làng dân tộc II

Cả ngày

- Không gian giới thiệu âm nhạc dân tộc Ê Đê

Không gian làng dân tộc Ê Đê, Khu các làng dân tộc II

- Không gian trình diễn cà phê Tây Nguyên, trưng bày giới thiệu sản phẩm đặc trưng và nghề thủ công truyền thống