Vì sao bé 4 tháng bú ít

Vào giai đoạn 4 tháng tuổi, trẻ sơ sinh phát triển rất nhanh và cần nguồn dinh dưỡng đầy đủ, dồi dào. Bởi vậy mà nếu bé 4 tháng tuổi lười bú, các bậc cha mẹ sẽ cảm thấy lo lắng bất an.

Chế độ dinh dưỡng hàng ngày của bé luôn là mối quan tâm hàng ngày của mẹ bầu.

Đối với trẻ 4 tháng tuổi, cơ thể phát triển nhanh đòi hỏi bé phải bú nhiều để đáp ứng đủ.

Nhưng nếu trẻ lười bú thì phải làm sao?

Để khắc phục vấn đề này, bạn cần phải nắm được nguyên nhân trước, từ đó mới có hướng giải quyết đúng đắn và an toàn.

Nguyên nhân trẻ sơ sinh 4 tháng tuổi biếng bú

Ở độ tuổi này, nguồn dinh dưỡng chính của trẻ vẫn là sữa mẹ hoặc sữa công thức. Bởi vậy nguyên nhân gây lười bú cũng xoay quanh vấn đề này.

Một vài nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh 4 tháng tuổi biếng bú có thể kể tới như:

  • Bệnh lý: nếu trẻ bị ốm, vì bất kì bệnh gì thì đều khiến trẻ bị mệt mỏi và dẫn tới bỏ bú, biếng ăn. Ngoài ra các bệnh về mũi, miệng cũng làm trẻ khó chịu khi ăn dẫn tới biếng bú.
  • Chất lượng sữa thay đổi: thực đơn của mẹ ảnh hưởng nhiều tới chất lượng sữa, do vậy nếu nguồn sữa của mẹ thay đổi có thể khiến bé không muốn bú. Việc thay đổi loại sữa công thức cũng có kết quả tương tự.
  • Nguồn sữa không đều: lượng sữa của mẹ không cung cấp đủ, lúc nhiều lúc ít khiến cho bữa ăn của bé bị gián đoạn.
  • Tần suất cho bú: việc các cữ bú quá gần hay quá xa nhau cũng khiến bé lười bú vì vẫn còn no từ cữ trước đó.
  • Tư thế bú không đúng: nếu trong lúc bú, tư thế bế của bạn khiến bé khó chịu thì cũng ảnh hưởng nhiều tới việc bú của bé.

Hệ lụy khi trẻ 4 tháng tuổi lười bú

Trong giai đoạn 4 tháng tuổi, trẻ có nhiều sự phát triển vượt bậc, trong đó phải kể đến khả năng tư duy khi trẻ bắt đầu học hỏi nhiều thứ.

Việc lười bú có thể khiến tốc độ phát triển của bé chậm lại, thiếu chất, suy dinh dưỡng cũng góp phần khiến trẻ không phát huy được khả năng của não bộ.

Bởi vậy, để tránh việc trẻ gặp các vấn đề về thể chất là trí não, hãy cố gắng khắc phục ngay khi phát hiện trẻ có biểu hiện lười bú nhé.

Cách khắc phục bé sơ sinh 4 tháng lười bú

Dựa trên các nguyên nhân chính, bạn sẽ có các thay đổi sao cho phù hợp, giúp việc bú của trẻ hiệu quả hơn.

Đầu tiên, nếu bé có dấu hiệu mắc bệnh, bất kể là cảm cúm, cảm lạnh, sốt, hệ tiêu hóa… thì bạn cũng cần đưa trẻ đi thăm khám để điều trị ngay.

Nếu bé bú mẹ và đang lười bú hoặc sữa mẹ không đủ, bạn có thể bổ sung thêm bằng sữa công thức để khắc phục trong thời gian ngắn.

Các mẹ có thể bổ sung sữa công thức cho bé

Nếu sau khi đổi sữa công thức mà trẻ lười bú thì bạn cần tìm một loại sữa khác phù hợp hơn với bé.

Mẹ cũng cần thay đổi chế độ ăn của mình để đảm bảo có một nguồn sữa dồi dào, chất lượng. Nên tránh các món cay nóng, ăn nhiều rau xanh và thực phẩm giàu chất xơ.

Chú ý đến tư thế của bé khi ăn, trong lúc ăn bạn cũng nên trò chuyện, âu yếm để bé có cảm giác thoải mái nhất.

Cuối cùng, dù không khuyến khích lắm nhưng mẹ có thể cho bé tập ăn dặm để bổ sung dinh dưỡng. Mặc dù khuyến khích không cho trẻ ăn dặm trước 6 tháng tuổi, nhưng cho bé ăn số lượng ít thì cũng không sao.

Đôi khi, bé không bú nữa không phải vì lười bú mà đơn giản là bé đã bú no.

Bạn có thể yên tâm nếu bé kết thúc cữ bú sớm nhưng vẫn chơi và ngủ đều đặn, không quấy khóc, đi tiểu đều đặn 6 – 8 lần mỗi ngày và tăng cân nhanh.

Lời kết

Việc đảm bảo chế độ dinh dưỡng cho bé là vô cùng cần thiết.

Hy vọng qua những thông tin trên, các mẹ đã nắm rõ được nguyên nhân bé 4 tháng tuổi lười bú và cách khắc phục.

Chúc bé hay ăn chóng lớn.

Chào mọi người, tôi là Bs Nguyễn Thanh Hà, hiện đang công tác tại Khoa Ngoại tổng hợp – Chăm sóc sức khỏe sinh sản – Trung tâm Y tế huyện Đăk Hà. Tôi mong muốn chia sẻ những kiến thức của mình để giúp chị em phụ nữ có thể chăm sóc bản thân tốt hơn trước, trong và sau quá trình mang thai. Liên hệ với tôi qua Email:

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ nhỏ, nhưng đột nhiên một ngày trẻ bú ít đi khiến mẹ cảm thấy lo lắng. Vậy trẻ bú ít nguyên nhân do đâu? Liệu đây có phải vấn đề nghiêm trọng và cần khắc phục như thế nào? Mời các mẹ tham khảo những chia sẻ sau.

1. Trẻ bú bình thường

Trước khi tìm hiểu trẻ bú ít nguyên nhân do đâu, hãy cùng tìm hiểu về chế độ bú bình thường của trẻ, để có thể phân biệt trẻ bú thế nào là bình thường, thế nào là bú ít.

Dạ dày của trẻ sơ sinh mỗi lần bú chỉ cần 50 - 70 ml sữa là đủ. Sau 2 tuần, dạ dày mở rộng hơn, trẻ có thể bú 60 - 90 ml sữa/lần. Trẻ từ 1 - 6 tháng tuổi dần quen với việc bú mẹ và mỗi lần bú có thể bú từ 90 đến 150 ml.

Nhu cầu dinh dưỡng ở mỗi trẻ là khác nhau nhưng trung bình một ngày trẻ cần bú 8 - 12 lần, mỗi lần cách nhau 2 tiếng nếu bú sữa mẹ và 3 tiếng nếu bú sữa công thức. Nếu sau mỗi lần bú trẻ ngủ ngon, không quấy khóc, lên cân đều đặn và tiểu trên 6 lần/ngày tức là bé đã nhận đủ lượng sữa cần thiết.

Trung bình mỗi trẻ bú khoảng 8 - 12 lần mỗi ngày

Nếu trẻ không bú đủ 8 - 12 lần mỗi ngày mà vẫn tăng cân, phát triển bình thường thì mẹ không cần quá lo lắng. Trường hợp trẻ bú ít, khó tăng cân, mất nước hoặc đang gặp một số bất thường về sức khỏe thì mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để được khám và điều trị. Một số trẻ sẽ bú 1 - 2 phút rồi nghỉ bú tiếp nhưng cũng có trẻ bú liên tục trong 2 phút, tùy vào lượng sữa của mẹ cũng như dạ dày của bé.

2. Trẻ bú ít nguyên nhân do đâu

Trẻ đột nhiên bú ít khiến nhiều mẹ lo lắng và không biết xử lý như thế nào, nhất là với những người lần đầu làm mẹ. Trẻ bú ít có thể xuất phát từ nguyên nhân nghiêm trọng hoặc không nghiêm trọng. Để giải quyết, bố mẹ cần tìm được nguyên nhân đó. Một số nguyên nhân khiến trẻ bú ít như sau.

Trẻ đang có vấn đề về sức khỏe

Nếu trẻ đang bú ngoan nhưng đột nhiên bú ít lại, thường xuyên quấy khóc thì mẹ nên kiểm tra xem cơ thể trẻ có đang có vấn đề bất thường hoặc có bệnh lý nào hay không. Thông thường đó là những vấn đề của đường tiêu hóa hoặc đau họng, có đờm, trẻ bị nhiệt miệng. Cũng có thể do trẻ bị viêm tai, thân nhiệt cao hay đang mọc răng.

Trẻ đột nhiên bú ít lại có thể do đang gặp vấn đề về sức khỏe

Hệ tiêu hóa kém

Nếu trẻ bú kém kèm theo một số biểu hiện bất thường như tiêu chảy, buồn nôn, táo bón, đau bụng thì có thể trẻ đang rối loạn tiêu hóa, rối loạn co bóp dạ dày hoặc rối loạn khuẩn đường ruột. Những vấn đề tiêu hóa này ảnh hưởng trực tiếp đến việc bú ít và biếng ăn ở trẻ.

Nấm lưỡi

Nếu thấy trên lưỡi trẻ xuất hiện những vết loét nhỏ dưới lớp màng trắng tức là trẻ đã bị nấm lưỡi - một căn bệnh do nấm Candida Albicans gây ra, thường gặp nhất ở trẻ sơ sinh. Khi trẻ bị nấm lưỡi mà không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể làm trẻ mất vị giác, đau đớn khiến bé lười bú, thậm chí có trẻ bỏ bú.

Trẻ bú ít có thể do nấm lưỡi, khiến trẻ mất vị giác và đau đớn

Sữa mẹ có mùi vị lạ

Trẻ bú ít nguyên nhân do đâu? Nguyên nhân này cũng có thể do sữa mẹ. Gai vị của trẻ nhỏ nhiều hơn người lớn nên trẻ rất nhạy cảm để nhận biết mùi vị. Nếu chế độ ăn uống của mẹ thay đổi, mùi vị của sữa cũng thay đổi theo khiến trẻ bú ít hơn bình thường. Nhất là khi mẹ ăn những thức ăn nặng mùi, nhiều gia vị, ăn đồ căn cay, uống rượu bia,…

Ngoài ra, nếu mẹ bảo quản sữa không đúng cách, mùi vị cũng như chất lượng sữa thay đổi khiến trẻ lười bú. Trẻ cũng sẽ bú ít đi nếu bầu ngực của mẹ có mùi lạ do dùng nước hoa hay kem dưỡng,…

Tác dụng phụ của thuốc kháng sinh

Thuốc kháng sinh là một giải pháp điều trị bệnh cho con được rất nhiều bố mẹ sử dụng. Tuy nhiên, việc lạm dụng thuốc kháng sinh có thể khiến trẻ bú ít đi. Vì vậy, khi cần sử dụng thuốc kháng sinh, mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý mua thuốc cho trẻ uống. Ngoài ra, mẹ không được hòa thuốc vào sữa của bé. Điều đó có thể khiến trẻ ám ảnh mỗi khi bú.

Trẻ bú ít có thể do tác dụng phụ của thuốc kháng sinh

Mẹ ít cho bé bú

Một số mẹ thắc mắc trẻ bú ít nguyên nhân do đâu và thường cho rằng nguyên nhân chỉ đến từ bé. Tuy nhiên, trẻ bú ít cũng có thể do mẹ. Một số bà mẹ do quá bận rộn nên không có nhiều thời gian cho bé bú. Nếu lâu ngày mẹ không cho bé bú, khiến trẻ dần mất đi thói quan bú mẹ, trẻ sẽ cáu gắt, quấy khóc do lạ lẫm khi gặp ti mẹ. Việc này khiến trẻ mệt mỏi, kiệt sức do thiếu hụt nguồn dinh dưỡng.

Sữa mẹ ít đi

Một trong những nguyên nhân khác khiến trẻ bú ít là do sữa mẹ về chậm, nguồn sữa không còn dồi dào như trước. Lúc này, việc bú mẹ không còn đáp ứng được nhu cầu của trẻ. Nếu mẹ vắt sữa nhiều nhưng thời gian vắt nhiều hơn trước chứng tỏ sữa mẹ ít đi. Trong lúc chờ trẻ rất dễ cáu gắt, quấy khóc, một số trẻ thậm chí còn bỏ bú.

Bú sai tư thế

Điều này thường xảy ra với những người lần đầu làm mẹ, còn bỡ ngỡ trong việc cho con bú, nhất là tư thế cho bú. Khi mẹ cho con bú không đúng tư thế hoặc sữa mẹ về không đều có thể khiến bé khó chịu và bú ít hơn.

Cho trẻ bú sai tư thế hoặc sữa mẹ về ít cũng có thể khiến trẻ bú ít đi

3. Làm thế nào nếu trẻ bú ít

Để giải quyết tình trạng trẻ bú ít, trước hết mẹ cần xác định được trẻ bú ít nguyên nhân do đâu rồi có cách xử lý phù hợp.

Đối với trẻ bú sữa mẹ

  • Mẹ nên ăn đa dạng các loại thực phẩm và ăn nhiều hơn bình thường để cung cấp đủ năng lượng cho hai mẹ con. Hạn chế thức ăn nặng mùi, đồ chiên rán dầu mỡ.

  • Tạo cho con thói quen bú mẹ bằng cách chia nhỏ các cữ bú mỗi 3 giờ/lần.

  • Cho trẻ bú đúng tư thế để tạo cảm giác thoải mái cho trẻ và sữa mẹ ra đều.

  • Điều trị kịp thời bệnh lý của trẻ nếu phát hiện trẻ có những dấu hiệu bất thường kèm theo bú ít.

Đối với trẻ bú sữa công thức

  • Chọn loại sữa phù hợp với khẩu vị của bé những vẫn đủ các thành phần dinh dưỡng cho những tháng đầu đời.

  • Chọn bình bú có kích cỡ đầu vú phù hợp với con. Theo dõi khoảng cách giữa các cữ bú, lượng bú mỗi lần để có sự điều chỉnh phù hợp.

Cần chọn loại sữa công thức phù hợp với khẩu vị trẻ nhưng vẫn đảm bảo đủ thành phần dinh dưỡng

Trên đây là một số chia sẻ về vấn đề trẻ bú ít nguyên nhân do đâu. Hy vọng rằng qua những chia sẻ này, các mẹ, nhất là với những người lần đầu làm mẹ sẽ có thêm kiến thức trong quá trình nuôi con. Nếu còn vấn đề nào lo lắng, bạn có thể liên hệ qua Tổng đài 1900 56 56 56 để được các bác sĩ của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC tư vấn và giải đáp.

Video liên quan

Chủ đề