Vì sao bầu không được ăn rau răm

Rau răm thường mọc tự nhiên trong vườn nhà và được sử dụng như vị rau ăn kèm rất được ưa chuộng tại Việt Nam nhờ hương vị cay nồng cùng mùi thơm đặc trưng khiến cho món ăn thêm phần đậm đà.

Vì sao bầu không được ăn rau răm

Bà bầu ăn rau răm có làm sảy thai không? (Ảnh minh họa)

Bà bầu ăn rau răm có làm sảy thai không?

Theo Đông y, rau răm có vị cay nồng, tính ấm, mùi thơm, không có độc nên dùng ăn kèm với các món ăn có tính hàn như hến, trai, trứng vịt lộn, thịt gà. Hơn nữa, ngay từ thời xa xưa, rau răm đã được biết đến với công dụng tiêu thực, làm ấm bụng, kích thích tiêu hóa, tán hàn, sát trùng, làm mạnh gân cốt, sáng mắt, ích trí…

Mặc dù mang đến nhiều lợi ích nhưng rau răm lại không mang đến lợi ích cho bà bầu, thậm chí nó còn có thể gây nguy hiểm. Bà bầu ăn rau răm 2 tháng đầu có thể dẫn đến sảy thai. Nguyên nhân là do rau răm có chứa thành phần kích thích co bóp tử cung dẫn đến nguy cơ cơ thể làm sảy thai, thai đẩy ra ngoài. Sau 3 tháng thai kỳ, mẹ bầu có thể ăn rau răm thoải mái hơn.

Vì sao bầu không được ăn rau răm

Bầu lỡ ăn rau răm có sao không? (Ảnh minh họa)

Cũng bởi lý do này mà nhiều mẹ vẫn băn khoăn về việc bầu lỡ ăn rau răm có sao không. Thực chất, ăn rau răm khi mang thai sẽ không nguy hiểm hoặc không có ảnh hưởng đến thai nhi nếu các mẹ ăn vừa đủ với tần suất ít. Nếu như thích ăn rau răm, mỗi tuần mẹ có thể ăn 1-2 lần, mỗi lần chỉ khoảng vài lá (tối đa 5-7 lá) và ăn với các món chính khác.

Ngoài ra, trong giai đoạn đầu thai kỳ, nếu mẹ có tiền sử sinh non, sảy thai, dọa sảy…thì nên hạn chế, tốt nhất không ăn rau răm cũng như một số loại thực phẩm có khả năng gây co bóp tử cung như quả dứa, quả nhãn, rau ngót, rau ngải cứu, rau sam…

Bà bầu 3 tháng cuối ăn rau răm được không?

Như đã chia sẻ, ngoài 3 tháng đầu nên hạn chế hoặc không nên ăn rau rằm thì các tháng tiếp theo trong thai kỳ, bà bầu có thể ăn rau răm thoải mái hơn một chút nhưng vẫn chỉ đảm bảo trong lượng cho phép. Nếu bà bầu thích ăn rau răm, có thể ăn vài lá kèm các món để vẫn thưởng thức được hương vị của răm nhưng vẫn không gây nguy hiểm cho thai nhi. Một số món ăn với rau răm cho mẹ bầu tham khảo như:

- Cháo trai, cháo hến, cháo ngao, cháo gà...

- Trứng vịt lộn, một số món hải sản, thịt dê, thịt cá...để món ăn thơm ngon, hấp dẫn, không còn mùi tanh của thực phẩm.

- Canh ngao, canh thịt bò...

Vì sao bầu không được ăn rau răm

Rau răm có thể ăn kèm cùng trứng vịt lộn để tăng hương vị. (Ảnh minh họa)

Mẹ lưu ý là chỉ dùng một lượng nhỏ vừa đủ để chế biến thôi nhé. Vì nếu dùng quá nhiều và dùng liên tục hàng ngày thì vị cay, tính ấm của rau răm cũng sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với sức khỏe của mẹ và thai nhi đấy.

Ngoài ra, nếu không thực sự cần thiết và không ăn cũng không có vấn đề gì thì mẹ có thể bỏ qua rau răm trong thực đơn hằng ngày để tránh cho các mẹ có những lo lắng, băn khoăn không cần thiết. Chúc các mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh và an toàn!

Nguồn: https://giadinh.suckhoedoisong.vn/ba-bau-an-rau-ram-co-lam-say-thai-khong-1722205251319...Nguồn: https://giadinh.suckhoedoisong.vn/ba-bau-an-rau-ram-co-lam-say-thai-khong-172220525131934444.htm

Xem thêm chủ đề Bà bầu không nên

Theo Linh San (Tổng hợp) (giadinh.suckhoedoisong.vn)

Trong thời kỳ mang thai, Mẹ bầu cần bổ sung thêm thật nhiều dinh dưỡng, nhất là các nguồn dưỡng chất tự nhiên. Tuy nhiên, không phải loại rau củ nào bầu bí ăn cũng tốt. Có những loại rau, quả mẹ bầu không nên ăn nhiều trong thai kì. Bởi vì chúng có thể làm tăng nguy cơ sảy thai đặc biệt là trong 3 tháng đầu thai kỳ.
 

6 loại rau bà bầu cần kiêng ăn

Mướp đắng

 

Vì sao bầu không được ăn rau răm

 
Mướp đắng là thực phẩm rất tốt đối với sức khỏe như giúp tăng sức đề kháng, giảm nguy cơ khuyết tật ống thần kinh cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
 
Tuy nhiên, nếu lạm dụng quá mướp đắng, nó sẽ gây ra những nguy hiểm khó lường vì vị đắng trong loại quả này có thể khiến dạ dày và tử cung co bóp, dẫn tới sẩy thai.
 

Rau sam

 
 

Vì sao bầu không được ăn rau răm

 
Đây là loại rau rất dễ trồng, có tính giải nhiệt, thanh lọc cơ thể. Nhưng cũng giống như mướp đắng nếu ăn nhiều, có thể gây kích thích tử cung, dẫn đến sẩy thai.
 

Rau ngải cứu

 

Vì sao bầu không được ăn rau răm

 
Ngải cứu có tác dụng lưu thông máu, giảm đau bụng, nhưng một số nghiên cứu gần đây cho thấy nếu phụ nữ mang thai ăn ngải cứu trong 3 thánh đầu tiên, sẽ làm tăng nguy cơ chảy máu, co thắt tử cung gây sẩy thai và sinh non.
 

Rau ngót

Trong rau ngót có chứa nhiều papaverin, nên ăn nhiều loại rau này có thể gây nên cơn co tử cung dẫn đến sẩy thai. Do dó, những ai có tiền sử sẩy thai, sinh non, hiếm muộn thì nên hạn chế ăn rau ngót, hay nước ép rau ngót.
 
Ăn nhiều rau ngót có thể gây nên các cơn co tử cung dẫn đến sẩy thai, vì trong rau có chứa nhiều Papaverin. Vì thế không nên ăn nhiều hơn 30g. Những mẹ có tiền sử sẩy thai liên tục, sinh non, hiếm muộn nên hạn chế ăn rau ngót, đặc biệt là nước ép rau ngót lại càng không.
 

Rau chùm ngây

 

Vì sao bầu không được ăn rau răm

Từ thời xa xưa, chum ngây được sử dụng như một loại thuốc tránh thai. Khi mang thai, cơ thể mẹ bầu tiết ra hormone khiến tử cung mềm để giữ thai. Tuy nhiên, chất alpha-sitosterol có nhiều trong chùm ngây khiến tử cung co lại và gây sẩy thai.
 

Rau răm

Phụ nữ mang thai nên hạn chế ăn rau răm trong 3 tháng đầu của thai kỳ vì nó có thể dẫn đến thiếu máu. Ngoài ra, ăn nhiều rau răm còn khiến tình trạng tử cung co thắt và hậu quả là có thể dẫn đến sẩy thai.

 

4 loại quả mẹ bầu không nên ăn

 
Phụ nữ mang thai không nên ăn các loại trái cây sau đây để tránh rủi ro cho thai nhi:
 

Dứa

 

Vì sao bầu không được ăn rau răm

 
Theo các nhà khoa học thì trong 3 tháng đầu của thai kỳ, phụ nữ mang thai không nên ăn hay uống nước ép dứa. Vì trong dứa tươi có chứa chất bromelain có thể làm tử cung trở nên mềm và tạo ra các chất có thể tiêu diệt bào thai.
 

Nhãn

Vì sao bầu không được ăn rau răm

Theo Y học cổ truyền thì nhãn có vị ngọt, rất tốt cho sức khỏe nhiều người nhưng phụ nữ mang thai thì không nên ăn quả này. Vì nhãn thường có hiện tượng nóng trong có thể khiến động thai, chảy máu và đau bụng, thậm chí có thể làm tăng nguy cơ sẩy thai.
 

Quả táo mèo

Theo kết quả của nhiều tài liệu, táo mèo cá tác dụng trong việc kích thích tử cung, cải thiện tử cung, co giãn theo nhịp nhưng hậu quả có thể dẫn đến sẩy thai và sinh non.
 

Đu đủ xanh

 

Vì sao bầu không được ăn rau răm

Trong đu đủ xanh có chứa rất nhiều enzymes và mủ. Chúng có thể làm tử cung co thắt có và sẽ gây ra sẩy thai. Tuy nhiên, đu đủ xanh có chứa prostaglandin và oxytocin cần thiết cho cơ thể sau sinh. Vì vậy, đu đủ xanh có thể là lựa chọn tốt cho bạn sau khi sinh chứ không phải là lúc đang mang thai.
 
Khác với đu đủ xanh, đu đủ chín rất tốt cho phụ nữ mang thai. Vì vậy, các bà mẹ không nên kiêng ăn đu đủ chín như đu đủ xanh.
 
Trên đây là danh sách những loại rau – quả mẹ nên hạn chế ăn trong thai kì để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé. Mẹ cần trang bị đầy đủ kiến thức về thực phẩm dinh dưỡng để xây dựng cho mình 1 thai kì khỏe mạnh. Thường xuyên theo dõi sức khỏe thai nhi để có phương án giúp mẹ khỏe con ngoan. Chúc mẹ thành công!
 
Theo myeva.vn