Vi khuẩn kháng thuốc là gì

Thuốc kháng sinh là vũ khí tuyệt vời do con người tạo ra để chống lại các bệnh do nhiễm vi khuẩn, nhưng giờ đây vi khuẩn lại có khả năng đề kháng lại thuốc kháng sinh vốn được dùng để tiêu diệt chúng. Kháng kháng sinh đang là mối đe dọa lớn nhất đối với toàn ngành y tế nói riêng và cả xã hội nói chung.

1. Tình hình kháng kháng sinh

Tình trạng kháng kháng sinh của các vi khuẩn gây bệnh, đặc biệt là các vi khuẩn Gram âm như E.coli, Klebsiella spp, P.aeruginosa, A.baumannii đang là gánh nặng cho không những người bệnh mà cho toàn xã hội, vì sự gia tăng chi phí khi thay thế các kháng sinh cũ bằng kháng sinh mới. Những vi khuẩn Gram âm này ngày càng thể hiện tính kháng với nhóm carbapenem và cephalosporin thế hệ 3, là những kháng sinh được dùng để điều trị vi khuẩn đa kháng thuốc.

2. Cơ chế kháng kháng sinh

– Tạo enzyme phân hủy kháng sinh làm bất hoạt kháng sinh

Vi khuẩn sản xuất ra enzyme gây phân hủy hoặc làm bất hoạt kháng sinh. Sự sản xuất enzyme có thể được cảm ứng bởi một yếu tố bên ngoài hoặc không bị ảnh hưởng bởi kích thích bên ngoài.

– Thay đổi tính thấm của tế bào vi khuẩn

Các vi khuẩn là các vi sinh vật đơn bào: màng tế bào chất phân cách tế bào chất với môi trường bên ngoài. Các vi khuẩn Gram âm còn được trang bị thêm một vỏ bên ngoài, gọi là thành ngoài. Chất dinh dưỡng và kháng sinh phải đi ngang qua lớp vỏ này để thấm vào bên trong vi khuẩn, theo cách thức khuyến tán thụ động ngang qua các kênh (lỗ nhỏ). Sự giảm tính thấm của tế bào làm giảm lượng kháng sinh đi vào bên trong đến đích tác dụng, nguyên nhân là do biến đổi tính thấm lớp màng bên trong hoặc bên ngoài vi khuẩn. Sự biến đổi các lỗ trên thành tế bào vi khuẩn Gram âm có thể làm giảm hoặc ngăn cản sự khuyếch tán của kháng sinh vào đúng vị trí tác dụng. Dạng đề kháng này xảy ra đối với nhiều kháng sinh của nhiều nhóm khác nhau, do có khi các kháng sinh khác nhau nhưng có thể dùng chung một loại lỗ. Mặt khác, sự đề kháng này là đặc hiệu khi một kháng sinh chỉ dùng riêng một loại lỗ. 

Các đột biến của các lỗ đóng vai trò quan trọng trong việc phát tán đề kháng, đặc biệt

sự giảm kích thước lỗ hoặc giảm số lượng các lỗ. Tính thấm liên quan đến các lỗ thường phối hợp với việc tổng hợp các beta-lactamase tạo nên sự đề kháng cho vi khuẩn. Đôi khi, có vi khuẩn chỉ trở nên đề kháng khi xảy ra đồng thời hai hiện tượng trên. Ví dụ, với vi khuẩn Enterobacter sp. và vi khuẩn Serratia sp., sự đề kháng với imipeneme là do sự biến đổi đồng thời tính thấm tế bào và tăng tổng hợp các beta-lactamase ở nhiễm sắc thể.

– Thay đổi cấu trúc receptor của kháng sinh làm giảm gắn kết của kháng sinh với điểm tiếp nhận

Hiện tượng này là do nguồn gốc từ nhiễm sắc thể hoặc plasmide, theo cơ chế biến đổi vị trí gắn kết làm giảm độ ái lực của kháng sinh tại vị trí tác dụng sulfamide là do plasmide tạo các enzyme đề kháng.

– Bơm đẩy

Có hệ thống đẩy kháng sinh ra ngoài bằng bơm thoát dòng, làm giảm nồng độ kháng sinh trong tế bào vi khuẩn. Kháng sinh không thể đạt đến vị trí tác dụng do bơm đẩy chủ động đẩy kháng sinh ra khỏi tế bào vi khuẩn. Các chất vận chuyển đẩy kháng sinh ra là các thành phần bình thường của tế bào vi khuẩn và góp phần lớn cho tính đề kháng nội sinh của vi khuẩn chống lại nhiều thuốc kháng sinh. Các bơm này hoạt động cần năng lượng. Việc tiếp xúc với kháng sinh làm thuận lợi cho việc tăng số lượng bơm do đột biến các chất mang, làm tăng mạnh tính đề kháng của vi khuẩn. Đây cũng có thể là nguyên nhân gây đề kháng chéo.

3. Xét nghiệm vi khuẩn kháng thuốc bằng máy tự động tại Khoa Xét nghiệm – Bệnh Viện Ung bướu Nghệ An

Bệnh viện Ung bướu Nghệ An là bệnh viện chuyên khoa với đặc thù là bệnh nhân điều trị đa mô thức. Do đó sức đề kháng cũng như thể trạng bệnh nhân giảm sút là cơ hội cho các loài vi khuẩn gây bệnh, dẫn đến tình trạng bệnh nặng nề hơn. Trước tình hình đó Bệnh viện Ung bướu Nghệ An luôn đặt bệnh nhân lên hàng đầu, đầu tư nhân lực, trang thiết bị hiện đại đáp ứng kịp thời để việc điều trị cho bệnh nhân đạt hiệu quả tối ưu. Xét nghiệm định danh vi khuẩn và vi khuẩn kháng thuốc bằng máy tự động được thực hiện tại  Khoa Xét nghiệm – Bệnh viện Ung bướu Nghệ An.

– Phòng xét nghiệm AN TOÀN SINH HỌC CẤP II

– Máy định danh vi khuẩn và kháng thuốc hệ thống tự động

Vi khuẩn kháng thuốc là gì

Vi khuẩn kháng thuốc là gì

(Phòng xét nghiệm vi sinh – Máy Vitek 2)

+ Đạt tiêu chuẩn chất lượng ISO, CE, FDA

+ Là loại máy gồm định danh vi khuẩn, nấm và làm kháng sinh đồ hoàn toàn tự động, cho kết quả nhanh

+ Định danh trên 552 loài vi khuẩn

+ Lưu kết quả không giới hạn, tự động báo cáo kết quả khi xét nghiệm hoàn tất

+ Cảnh báo và dò tìm cơ chế kháng sinh của vi khuẩn để hỗ trợ cho việc xét nghiệm và công tác nghiên cứu (ESBLs,MRSA, VRSA…)

– Kết quả kháng sinh đồ 

Vi khuẩn kháng thuốc là gì

– Lợi ích từ kết quả kháng sinh đồ:  

+ Chọn kháng sinh đúng phổ tác dụng

+ Kháng sinh đạt được tới ngưỡng tác dụng tại ổ nhiễm khuẩn: liều lượng phù hợp, dược động học thích hợp dựa trên nồng độ ức chế tối thiểu.

+ Kết hợp kháng sinh một cách hợp lý

+ Đối với bệnh nhân được xác định tình trạng nhiễm khuẩn chính xác, giảm chi phí vì những lý do sử dụng kháng sinh trong điều trị.

Vi khuẩn kháng thuốc là một trong những mối đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe con người, cộng đồng, cần được quan tâm nhất hiện nay.

1. Phân loại vi khuẩn kháng thuốc

Theo WHO, vi khuẩn kháng thuốc phân thành 3 loại:

  • Nhóm kháng thuốc nguy kịch: Acinetobacter Baumannii, Pseudomonas Aeruginosa, Enterobacteriaceae
  • Nhóm kháng thuốc cao: Enterococcus Faecium, Staphylococcus Aureus, Helicobacter Pylori, Campylobacter spp, Salmonellae, Neisseria Gonorrhoeae.
  • Nhóm kháng thuốc trung bình: Streptococcus Pneumoniae, Haemophilus Influenzae, Shigella spp.

2. Đặc điểm của từng loại vi khuẩn kháng thuốc

2.1. Nhóm vi khuẩn kháng thuốc Gram dương

Staphylococcus Aureus (MRSA)

Nhiễm MRSA gây ra các triệu chứng bao gồm da và vết thương bị nhiễm trùng, viêm phổi, hay nhiễm trùng máu. Vài chứng bệnh có thể trầm trọng, và đòi hỏi điều trị trong bệnh viện. Hiện nay, MRSA kháng tất cả các penicillin và các β-lactam khác. Tỉ lệ kháng kháng sinh của MRSA khác nhau giữa các bệnh viện: 68,8% các chủng phân lập tại Chợ Rẫy kháng với Gentamicin. Tỉ lệ kháng Oxacillin tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Huế với 63,8%; kháng Vancomycin tại bệnh viện Uông Bí với 60,9%.

Vi khuẩn kháng thuốc là gì

 MRSA đề kháng với nhiều kháng sinh, nhưng cũng có kháng sinh có thể tiêu diệt vi khuẩn này

MRSA đề kháng với nhiều kháng sinh, nhưng cũng có kháng sinh có thể tiêu diệt vi khuẩn này. Kháng sinh đồ giúp xác định loại kháng sinh nào sẽ chống lại vi khuẩn MRSA. Các loại thuốc mới như Quinupristin-dalfopristin, Linezolid, Daptomycine, Ligecyline có thể trị nhiễm trùng do MRSA.

Streptococcus pneumoniae

Streptococcus pneumonia gây nhiễm trùng viêm phổi, viêm màng não, nhiễm trùng máu nghiêm trọng, đe dọa tới tính mạng con người.

S.pneumoniae kháng thuốc với nhiều loại kháng sinh, bao gồm penicillin, cephalosporin, macrolide, fluoroquinolone, thậm chí đã xuất hiện đa kháng thuốc. Tình hình kháng thuốc với macrolide cao, nghiêm trọng trên phạm vi toàn cầu.

Vi khuẩn kháng thuốc là gì

Streptococcus pneumonia gây nhiễm trùng viêm phổi, viêm màng não, nhiễm trùng máu

Hiện nay, một phiên bản mới của vắc-xin phế cầu khuẩn PV13 không chỉ bảo vệ chống lại các bệnh nhiễm trùng do phế cầu, còn giảm khả năng kháng thuốc bằng cách ngăn chặn sự lây truyền các chủng S.pneumoniae kháng thuốc.

2.2. Nhóm vi khuẩn kháng thuốc Gram âm

Klebsiella pneumonia

Kháng thuốc của Klebsiella pneumoniae cực kì nguy hiểm bởi vì bản thân vi khuẩn có khả năng sinh hai loại enzyme: β lactamase phổ rộng và carbapenemase. β lactamase phổ rộng có khả năng phân giải các loại kháng sinh nhóm β lactam, đặc biệt penicillin và cephalosporin thế hệ thứ 3.

Vi khuẩn kháng thuốc là gì

Kháng thuốc của Klebsiella pneumoniae cực kì nguy hiểm

K.pneumoniae còn có khả năng sản sinh carbapenemase, phân giải carbapenem như imipenem, meropenem…. Phân lập được 35 chủng từ 680 mẫu bệnh phẩm tại Viện Pasteur TP Hồ Chí Minh từ tháng 1-6/2014, kết quả như sau: K. pneumonia kháng các kháng sinh với tỷ lệ lần lượt như sau:

  • Ampiciline (94,29%)
  • Trimethoprim/ sulfamethoxazol (79,31%)
  • Cephalexine, Piperacillin (62,86%)
  • Ceftazidime (51,43%)
  • chỉ một tỉ lệ nhỏ kháng lại Colistin, Imipenem,  Meropenem (2,86%);
  • 65,71% chủng sinh ESBL
  • 20% chủng sản xuất carbapenemase

Enterobacteriaceae

Enterobacteriaceae là một nhóm vi khuẩn lớn, đa dạng sinh sống trong ruột con người. Hầu hết các chủng khuẩn đều vô hại, nhưng có một số là những mầm bệnh nguy hiểm, bao gồm E.coli, Klebsiella và Shigella.

Vi khuẩn kháng thuốc là gì

Enterobacteriaceae là một nhóm vi khuẩn lớn, đa dạng sinh sống trong ruột con người

Vi khuẩn Enterobacteriaceae mở rộng beta-lactamase (ESBL) tạo ra một enzyme β-lactamase phổ rộng cho phép kháng lại nhiều loại kháng sinh nhóm penicillin và cephalosporin. Trong những trường hợp như vậy, lựa chọn điều trị là kháng sinh carbapenem.

Tuy nhiên, gần đây, các chủng Enterobacteriaceae kháng được carbapenem (CRE) đã xuất hiện và có thể gây tử vong cho 50% trường hợp nhiễm khuẩn. Colistin là lựa chọn thay thế cho nhiễm trùng nặng do vi khuẩn Enterobacteriaceae kháng carbapenem.

Pseudomonas aeruginosa

P.aeruginosa là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây nhiễm khuẩn bệnh viện, bao gồm bệnh phổi, máu, tiết niệu, nhiễm trùng phẫu thuật, được gọi là chủng “kháng đa thuốc”. Cùng với sự gia tăng về tỷ lệ nhiễm khuẩn là sự gia tăng về khả năng kháng kháng sinh đặc biệt là carbapenem.

Vi khuẩn kháng thuốc là gì

P.aeruginosa là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây nhiễm khuẩn bệnh viện

P.aeruginosa có tỷ lệ đề kháng cao nhất đối với các fluoroquinolones, tỷ lệ đề kháng với ciprofloxacin và levofloxacin từ 20 đến 35%.Tỷ lệ cao nhất được báo cáo cho các chủng phân lập được từ những bệnh nhân điều trị trong ICU. P.aeruginosa phân lập từ bệnh nhân ICU cũng có xu hướng tỷ lệ kháng β-lactam cao hơn đối với các bệnh nhân mới nhập viện. Trong số các aminoglycosid, hầu hết các nghiên cứu đã tập trung vào gentamicin, với tỷ lệ kháng từ 12 đến 22%.Tỷ lệ kháng thấp hơn đối với tobramycin và amikacin trong hầu hết các nghiên cứu.

Acinetobacter Baumannii

Acinetobacter có thể gây viêm phổi hoặc nhiễm trùng máu, đặc biệt là ở những bệnh nhân nặng về thở máy và tỉ lệ kháng kháng sinh đang ở mức báo động.

Vi khuẩn kháng thuốc là gì

Acinetobacter có thể gây viêm phổi hoặc nhiễm trùng máu

Vi khuẩn này đã có tỷ lệ kháng cao với hầu hết các kháng sinh thông thường dùng trong bệnh viện (tỷ lệ kháng trên 70% ở 13 trên tổng số 15 loại kháng sinh được thử nghiệm). Trong đó tỷ lệ kháng với nhóm carbapenem với 2 đại diện Imipenem và Meropenem lần lượt là: 76,5% và 81,3%. Nhóm cephalosporin kháng trên 80%, trong đó kháng 83,9% với cefepim, 86,7% với ceftazidin, 88% với cefotaxim, 93,1% với ceftriaxone.

Enterococcus faecium

Vi khuẩn kháng thuốc là gì

Enterococcus faecium có thể gây nhiễm trùng đường tiểu, nhiễm trùng máu và viêm màng não

Enterococcus faecium có thể gây nhiễm trùng đường tiểu, nhiễm trùng máu và viêm màng não. Vi khuẩn này có tính kháng nội tại với một số loại kháng sinh như penicillin và cephalosporin, đặc biệt nhất là khả năng kháng vancomycin. Hiện nay, phải sử dụng một số liệu pháp phối hợp cho nhiễm khuẩn Enterococci kháng vancomycin (VRE)

Helicobacter pylori

Vi khuẩn này sống trên niêm mạc dạ dày và ước tính xuất hiện trong cơ thể 2/3 dân số thế giới, phần lớn không có triệu chứng gì.

Vi khuẩn kháng thuốc là gì

Helicobacter pylori sống trên niêm mạc dạ dày

Các phối hợp kháng sinh điều trị khác nhau đang được sử dụng để chống lại khả năng kháng thuốc của vi khuẩn HP.

Neisseria Gonorrhoeae

Neisseria Gonorrhoeae gâybệnh lậu lây truyền qua đường tình dục. Khả năng kháng kháng sinh của vi khuẩn được ghi nhận đang ngày một gia tăng từ những năm 1940.

Neisseria Gonorrhoeae kháng lại các kháng sinh penicillin, tetracyclines, quinolones và kháng sinh macrolide.

Vi khuẩn kháng thuốc là gì

Neisseria Gonorrhoeae là tác nhân gây bệnh lậu lây truyền qua đường tình dục

Gần đây, vi khuẩn đã bắt đầu thể hiện sức đề kháng với cephalosporin thế hệ thứ ba và được chính thức coi là “kháng đa thuốc”. Để điều trị bệnh lậu, phối hợp kháng sinh được ưu tiên hàng đầu (Ceftriaxone + Azithromycin/ Docyxyline)

Mycobacterium Tuberculosis

Vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis kháng thuốc là một mối đe dọa nghiệm trong trên thế giới. Nhiễm trùng do vi khuẩn này có thể xảy ra ở bất cứ đâu trong cơ thể nhưng thường xuất hiện ở phổi.

Vi khuẩn kháng thuốc là gì

Vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis kháng thuốc là một mối đe dọa nghiêm trọng trên thế giới

Vi khuẩn này lây lan qua không khí. Trong hầu hết trường hợp, nhiễm trùng lao vẫn điều trị bằng thuốc đầu tiên – isoniazid hoặc rifampicin. Tuy nhiên, gần đây, một số trường hợp, M. tuberculosis có thể kháng với một hoặc nhiều loại thuốc đầu tiên này.

DS Nguyễn Thị Bạch Tuyết

(Visited 1.413 times, 1 visits today)