Ví dụ về xã hội hóa cá nhân năm 2024

Xã hội hóa đóng một vai trò quan trọng trong việc hình thành nhân cách của mỗi người. Quá trình này giúp cá nhân học cách hòa nhập vào xã hội và trở thành một thành viên có trách nhiệm của xã hội.

Dưới đây là một số vai trò cụ thể của xã hội hóa:

- Hình thành nhân cách: Xã hội hóa giúp cá nhân phát triển các giá trị, chuẩn mực, và hành vi của xã hội. Những yếu tố này sẽ định hình nhân cách của cá nhân và ảnh hưởng đến cách họ suy nghĩ, cảm nhận, và hành động.

- Hòa nhập xã hội: Xã hội hóa giúp cá nhân học cách giao tiếp, hợp tác, và giải quyết xung đột với những người khác. Những kỹ năng này là cần thiết để cá nhân hòa nhập vào xã hội và tham gia vào các mối quan hệ xã hội.

- Tạo ra trật tự xã hội: Xã hội hóa giúp cá nhân học cách tuân theo các quy tắc và luật lệ của xã hội. Điều này giúp tạo ra trật tự xã hội và đảm bảo sự ổn định của xã hội.

Xã hội hóa là một quá trình phức tạp và liên tục. Quá trình này bắt đầu ngay khi sinh ra và tiếp tục trong suốt cuộc đời của mỗi người. Các yếu tố khác nhau, chẳng hạn như gia đình, giáo dục, bạn bè, và các phương tiện truyền thông, có thể ảnh hưởng đến quá trình xã hội hóa.

Để dễ hình dung, có thể tham khảo một số ví dụ cụ thể về vai trò của xã hội hóa sau đây:

Một đứa trẻ học cách nói chuyện và đi bộ từ cha mẹ và người chăm sóc của mình. Những kỹ năng này giúp đứa trẻ hòa nhập vào xã hội và tương tác với những người khác.

Một học sinh học về lịch sử và khoa học tại trường. Những kiến thức này giúp học sinh hiểu về thế giới xung quanh và phát triển tư duy phê phán.

Một thanh thiếu niên học cách lái xe và ứng xử trong xã hội từ bạn bè của họ. Những kỹ năng này giúp thanh thiếu niên hòa nhập vào xã hội và trở thành một thành viên có trách nhiệm.

Một người trưởng thành học cách sử dụng công nghệ mới từ các phương tiện truyền thông. Những kỹ năng này giúp người trưởng thành hòa nhập vào xã hội và tham gia vào các hoạt động xã hội.

Tất cả những ví dụ này đều cho thấy cách xã hội hóa giúp cá nhân học hỏi và phát triển để trở thành một thành viên có trách nhiệm của xã hội.

Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo!

Ví dụ về xã hội hóa cá nhân năm 2024

Vai trò của xã hội hóa là gì? Có bao nhiêu chính sách khuyến khích phát triển xã hội hóa? (Hình từ Internet)

Đối tượng thực hiện chính sách xã hội hóa là những đối tượng nào?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định 69/2008/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Nghị định 59/2014/NĐ-CP lĩnh vực xã hội hóa bao gồm: Giáo dục - đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể dục thể thao, môi trường, giám định tư pháp.

Đồng thời, đối tượng thực hiện xã hội hóa cũng được quy định tại khoản 2 Điều 1 Nghị định 69/2008/NĐ-CP, cụ thể:

- Các cơ sở ngoài công lập được thành lập và có đủ điều kiện hoạt động theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong các lĩnh vực xã hội hóa;

- Các tổ chức, cá nhân hoạt động theo Luật Doanh nghiệp có các dự án đầu tư, liên doanh, liên kết hoặc thành lập các cơ sở hoạt động trong các lĩnh vực xã hội hóa có đủ điều kiện hoạt động theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

- Các cơ sở sự nghiệp công lập thực hiện góp vốn, huy động vốn, liên doanh, liên kết theo quy định của pháp luật thành lập các cơ sở hạch toán độc lập hoặc doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực xã hội hóa theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Có bao nhiêu chính sách khuyến khích phát triển xã hội hóa?

Căn cứ theo Chương 2 Nghị định 69/2008/NĐ-CP quy định thì có 09 chính sách khuyến khích phát triển xã hội hóa, cụ thể sau đây:

Để cái tôi thực hiện được vai trò xã hội của mình, trẻ em phải học các quy tắc, niềm tin, các giá trị, các kỹ năng, thái độ và chuẩn mực ứng xử của xã hội mà chúng đang sống, quá trình đó gọi là quá trình xã hội hóa. Xã hội hóa là quá trình một cá thể người (một cơ cấu sinh học mang tính người) thích nghi, học hỏi từ cuộc sống xã hội và phát triển những năng lực tối đa của bản thân để trở thành một nhân cách xã hội duy nhất, không lặp lại.

Xem xét từ góc độ xã hội, xã hội là hóa là quá trình cá nhân học cách thức hành động tương ứng với các vai trò của mình. Fichster cho rằng, xã hội hóa là quá trình tương tác giữa người này với người khác. Kết quả là một sự chấp nhận, học hỏi các khuôn mẫu hành động và thích nghi với chúng.

Quan điểm của tâm lý học cho rằng xã hội hóa là một quá trình phát triển về mặt xã hội của cái tôi. Quá trình phát triển này bao gồm hai mặt. Một mặt, cá nhân hòa nhập vào các mối quan hệ người – người, học cách chung sống và hợp tác với các nhóm xã hội cụ thể. Mặt khác, cá nhân tái sản xuất một cách chủ động một hệ thống các mối quan hệ thông qua các hoạt động xã hội của mình.

Tâm lý học xã hội quan tâm nghiên cứu quá trình xã hội hóa cá nhân theo hai bình diện. Bình diện dọc xem xét các giai đoạn phát triển tâm lý lứa tuổi làm hình thành và hoàn thiện các phẩm chất tâm lý cá nhân như thế nào? Bình diện ngang nghiên cứu cá nhân tham gia như thế nào vào các nhóm xã hội cụ thể? Và vai trò xã hội của cá nhân được thể hiện ra sao trong các nhóm (như nhóm gia đình, trường học, bạn bè hay đồng nghiệp…)?

Quá trình xã hội hóa cá nhân có một số đặc điểm sau:

+ Mặc dù quá trình xã hội hóa diễn ra mạnh mẽ ở tuổi thơ ấu, nhưng nó là một quá trình kéo dài suốt cuộc đời. Con người được xã hội hóa trong suốt đời mình với các vai trò khác nhau, như: học sinh, cha mẹ, bạn bè, người lao động hay người nghỉ hưu và những vai trò này thay đổi từ giai đoạn này sang giai đoạn khác của cuộc đời.

+ Xã hội hóa không phải là quá trình một chiều trong đó người lớn thổi vào đầu bọn trẻ những giá trị và những niềm tin, mà nó mang tính tương tác hai chiều. Trẻ em là những người tham gia tích cực vào quá trình xã hội hóa của bản thân chúng. Chúng phải xây dựng những hiểu biết về các quy tắc xã hội và dần dần tiến tới tích lũy các niềm tin và giá trị văn hóa cho bản thân (Sapir, 1949; Maccby, 1992).

+ Xã hội hóa là một quá trình tương tác thống nhất – đối lập giữa hai chiều cá nhân và xã hội. Về góc độ tiêu chuẩn hóa, các cá nhân phải thực hiện các vai trò khi tham gia vào các mối quan hệ xã hội. Do đó các cá nhân phải học cách ứng xử để “đóng vai” cho đúng với yêu cầu xã hội. Góc độ cá thể hóa đòi hỏi cá nhân phát triển tối đa các phẩm chất, năng lực của mình. Cái tôi chỉ phát triển hài hòa, phù hợp khi cá nhân có sự cân bằng giữa năng lực của mình với yêu cầu của xã hội, cân bằng giữa nhu cầu của bản năng vô thức với các chuẩn mực xã hội.

+ Xã hội hóa là một quá trình thích ứng dần dần theo đặc trưng cái tôi ở từng người. Kết quả của quá trình này là sự hoàn thiện các đặc điểm tâm lý cá nhân và phát triển các kinh nghiệm xã hội làm tiên đề cho quá trình xã hội hóa tiếp theo.

+ Quá trình xã hội hóa luôn hông bằng phẳng và không đều ở từng cá nhân do điều kiện và khả năng thích nghi của con người là rất khác nhau. Trong quá trình học hỏi thích nghi xã hội đó, có những giai đoạn khủng hoảng lứa tuổi (như khủng hoảng lứa tuổi từ trẻ em sang người lớn, hay từ lứa tuổi trung niên sang người già), hoặc khủng hoảng do những biến động xã hội đã ảnh hưởng tới từng cá nhân (như bệnh tật, tai nạn, người thân qua đời, mất việc làm, đổ vỡ niềm tin, chiến tranh…). Dư âm của sự khủng hoảng có ảnh hưởng đến các giai đoạn phát triển tiếp theo của sự xã hội hóa theo lứa tuổi. Tuy nhiên, sự ngưng trệ này chỉ là tạm thời.

+ Quá trình xã hội hóa luôn bị ảnh hưởng bởi khía cạnh kinh tế xã hội của gia đình hay quốc gia (Bronfenbrenner, 1986; Garbarinotal, 1991; Mcloyd, 1989). Những gia đình bị căng thẳng về mặt kinh tế quá mức có khả năng nuôi dạy con cái kém hiệu quả hơn những gia đình có sự đảm bảo tốt về tài chính. Kelly và cộng sự (1992) cho rằng những bà mẹ có thu nhập thấp và phải nuôi dạy con cái mà thiếu sự giúp đỡ của cha đứa trẻ thì có nhiều khả năng dùng đến sự kiểm soát, sự khắt khe, và ít có phương pháp đưa đứa trẻ vào kỷ luật hơn những bà mẹ sống trong những gia đình có đủ cả người cha, với trách nhiệm giáo dục con cái.

Quá trình xã hội hóa xảy ra trong các nhóm xã hội khác nhau, trong đó gia đình là môi trường xã hội hóa đầu tiên của cá nhân. Gia đình đảm bảo cho đứa trẻ có “cảm giác an toàn”. Đây là một cảm giác quan trọng trong cuộc đời của trẻ, mang lại sự cân bằng về tình cảm, trí tuệ và sau đó vững tin trong cuộc đời. Điều này làm cho khả năng hòa nhập vào các mối quan hệ xã hội của trẻ tốt hơn. Theo Butxơ, quan hệ liên nhân cách sau này của người lớn là sự mở rộng và kéo dài các quan hệ của đứa trẻ trong gia đình. Quá trình xã hội hóa trong gia đình đáp ứng đủ ba nhu cầu quan trọng cho sự trưởng thành của mỗi cá nhân: thứ nhất, đó là nhu cầu hòa nhập; sau đó, muộn hơn là nhu cầu kiểm soát và nhu cầu được sống trong tình yêu thương.

Tổ ấm gia đình mà ở đó tình đoàn kết gia đình, tình yêu thương giữa các thành viên đem lại cho trẻ em cảm giác an toàn. Cảm giác này sẽ đưa lại cho trẻ một sự thăng bằng về mặt tình cảm và tiến dần tới việc hòa nhập vào nhiều nhóm xã hội khác nhau trong cuộc đời cũng như đưa lại cho trẻ một sự vững tin trong cuộc sống đầy biến động. Quá trình trưởng thành của trẻ em trong gia đình cho thấy một gia đình dù xấu bao nhiêu thì đối với trẻ, gia đình vẫn có một ý nghĩa nào đó. Trẻ vẫn mơ hồ cảm thấy mình có một giá trị nào đó với bố hoặc mẹ và như vậy cũng đủ để nó tồn tại. Theis nhận thấy số người kém thích ứng xã hội xuất thân từ các nhà trẻ mồ côi tốt, cao gấp hai lần so với những đứa trẻ được lớn lên từ các gia đình xấu. Như vậy, gia đình thực sự là điều kiện quan trọng trong quá trình xã hội hóa của trẻ.

Trong gia đình, cha mẹ là những tác nhân xã hội hóa đặc biệt quan trọng với trẻ và cách tách động của họ rất đa dạng. Diano Baumrind (1991) đã chỉ ra ba kiểu nuôi dạy con cái, được phân biệt bởi mức độ mà cha mẹ kiểm soát các hành động của con họ và mức độ đáp ứng lại những tình cảm của chúng. Kiểu cha mẹ độc đoán thường đề cao sự phục tùng và tôn trọng quyền hành. Họ không khích lệ việc thảo luận hay lắng nghe quan điểm của trẻ. Mặt khác, các bậc cha mẹ độc đoán áp đặt những tiêu chuẩn cứng nhắc mà qua đó họ muốn con cái mình phải tuân theo. Kiểu cha mẹ này có thể trừng phạt con cái thường xuyên và dùng những biện pháp tác động vào thể xác. Cách nuôi dạy độc đoán liên quan tới việc giảm tính độc lập, giảm khả năng chịu đựng này, giảm tính tự trọng (Buri, 1998; Loeb, 1980; Steinnberg, 1994). Trong khi đó, cha mẹ dễ dãi có xu hướng chấp nhận những hành vi thất thường của trẻ, bao gồm cả những hành động giận dữ, hiếu chiến và hiếm khi dùng đến sự trừng phạt. Trẻ em có cha mẹ dễ dãi có xu hướng kém tự lập và khó kiểm soát những hành vi hiếu chiến, bốc đồng (Olweus, 1980; Maccoby và Martin, 1983; Yarrow, 1971). Kiểu cha mẹ đáng tin cậy đặt ra những chuẩn mực cho con cái và cương quyết buộc chúng thực hiện. Mặt khác, họ cũng khuyến khích việc trò chuyện để chia sẻ và khoan dung, đồng thời, giải thích ý kiến của mình và thể hiện sự tôn trọng ý kiến của trẻ. Các nghiên cứu về những đứa trẻ tự chủ, độc lập, ham hiểu biết và hòa đồng, trẻ có năng lực xã hội, trí tuệ và học vấn thường được xã hội hóa trong các gia đình có cha mẹ đáng tin cậy (Baurmind, 1987; Sterbrg, 1994).

Quá trình xã hội hóa trẻ em trên thế giới cho thấy quan điểm chấp nhận và chối từ của cha mẹ đối với trẻ em là rất khác nhau. Cha mẽ có thể biểu lộ sự chấp thuận bằng lời nói thông qua sự tán dương ca ngợi hay sự khuyến khích; hoặc không bằng lời, thông qua việc ôm ấp, những cái nhìn tán thành, mỉm cười hay sự âu yếm. Giống như sự chấp nhận, sự từ chối cũng có thể được biểu lộ bằng lời hăm dọa hay giễu cợt, hoặc không bằng lời như đánh đập, lắc rung hay đơn giản là sự thờ ơ. Mặc dù mức độ thân thiện của cha mẹ có thể đo qua những hành vi cư xử của cha mẹ, nhưng kinh nghiệm chủ quan của đứa trẻ về đối xử của cha mẹ cũng có tầm quan trọng trong quá trình xã hội hóa. Nếu đứa trẻ coi sự phê phán gay gắt của bố mẹ như một sự biểu hiện sự yêu thương thì về cơ bản, có thể chúng ít chịu sự tác động cảu những ảnh hưởng xấu do sự ngược đãi gây ra.

Quá trình xã hội hóa trẻ em bị ảnh hưởng rất nhiều từ khía cạnh giới tính của trẻ. Xã hội hóa về giới được hiểu là quá trình học hỏi của cá nhân để trở thành những người phụ nữ trong xã hội bằng cách nội tâm hóa những chuẩn mực, giá trị theo giới tính của mình. Ví dụ như trẻ em gái phải học được tính dịu dàng, biết lắng nghe, phục tùng; còn trẻ em phải mạnh mẽ, quyết đoán. Và bằng cách học những vai trò theo sự mong đợi xã hội mà cá nhân sống trong đó. Như phụ nữ trong vai trò làm nội trợ giỏi, biết thu vén gia đình; còn nam giới gánh vác công việc xã hội, trụ cột gia đình…

Theo Rohner (1986), sự chấp nhận con cái của cha mẹ, đặc biệt là sự chấp nhận giới tính của con cái, liên quan chặt chẽ với sự phát triển lòng tự trọng cao, sự độc lập và sự ổn định về mặt cảm xúc ở trẻ. Còn sự từ chối của cha mẹ có ảnh hưởng rất lớn đến tâm tính của đứa trẻ, bao gồm sự thờ ơ, khó duy trì các mối quan hệ thân mật, khả năng kiểm soát sự hiếu chiến kém, tâm trạng không đoán biết trước được và kém thông minh. Những đứa trẻ từng bị ngược đãi có nhiều khả năng ứng xử với người khác đầy thù hằn, kém tự trọng và khó duy trì các mối quan hệ thân mật. Một nghiên cứu theo chiều dọc ở phương Tây cho thấy những trẻ em có cha mẹ gần gũi, trìu mến thì 35 năm sau có nhiều khả năng có một cuộc hôn nhân vững bền và hạnh phúc, có con cái và tình bạn thân thiết gắn bó ở tuổi trung niên (Frant, 1991). Những nền văn hóa trong đó các bậc cha mẹ hay bài bác thì tạo ra đứa trẻ ít thân thiện, phụ thuộc và khi trưởng thành chúng ít có khả năng ổn định cảm xúc hơn là nền văn hóa có thói quen nuôi dậy con hòa nhã.

Như vậy, văn hóa ứng xử có vai trò quan trọng trong quá trình xã hội hóa trẻ em. Thực tế các nền văn hóa khác nhau đã nuôi dạy trẻ rất khác nhau và không có hình mẫu chung nào về xã hội hóa cá nhân cho các nền văn hóa trên thế giới. Những xã hội nông nghiệp thường coi sự vâng lời là một giá trị quan trọng hơn nhiều so với sự tự lập hay độc lập của trẻ. Whiting (1964) cho rằng trong nền văn hóa này, quá trình xã hội hóa cho phép trẻ lựa chọn độc lập và tự do sẽ là phản tác dụng. Vì trẻ em đều ngủ chung giường hay ít nhất là cùng phòng với mẹ chúng. Ngược lại, các bác sĩ y khoa ở Bắc Mỹ khuyên không nên áp dụng cho trẻ ngủ cùng giường với bố mẹ, và hầu hết cha mẹ ở tầng lớp trung lưu cho trẻ ở phòng riêng lúc 3 đến 6 tháng tuổi là muộn nhất để thúc đẩy tính độc lập ngay từ đầu đời của đứa trẻ. Trong khi đó, không ít các nền văn hóa khác lại cho rằng, việc tách bọn trẻ khỏi người mẹ vào ban đêm cũng tương tự như việc thiếu quan tâm chăm sóc đứa trẻ.

Quá trình hòa nhập vào các nhóm xã hội gắn liền với sự phát triển của năng lực nhập vai. Để hòa nhập vào xã hội (xã hội nói ở đây là môi trường bên ngoài cuộc sống gia đình) cá nhân phải nhận rõ phận sự và nghĩa vụ của mình trong nhóm. Hành vi của mỗi cá nhân không chỉ xuất phát từ những gì mình muốn mà phải chịu sự chi phối của những quy định, chuẩn mực nhóm, mọi người xung quanh đòi hỏi và chờ đợi. Theo Freud, trong quá trình xã hội hóa, trẻ em có xu hướng tự đồng nhất bản thân mình với người mà chúng ngưỡng mộ và bắt chước người đó một cách vô thức, học hỏi các chuẩn mực, quy tắc, đạo đức.

Năng lực nhập vai gắn liền với ý thức “cái tôi” đứa trẻ có hình ảnh về mình nhờ những người khác. Sự nhập vai là kết quả của hai dạng kinh nghiệm mà trẻ tiếp thu được năng lực nhận biết đối tượng giao tiếp và năng lực phát hiện mình là ai trong quan hệ với đối tượng đó. Ý thức được mình là ai trong những quan hệ xã hội khác nhau sẽ đem lại cho cá nhân một hình ảnh “cái tôi” thống nhất, cái cảm giác “ta là ta” tự đại và duy nhất giữa những người khác. Giá trị cá nhân, ý thức về bản ngã của mình không chỉ xuất phát từ những năng lực hay thành tựu mà cá nhân đạt được, mà chúng hình thành chủ yếu trên cơ sở lòng kính trọng và tình cảm của những người xung quanh dành cho cá nhân đó. Sự nịnh bợ, tán tụng hay rẻ rúng, khinh bỉ đều ảnh hưởng xấu đến sự hình thành “cái tôi”. Khi hình ảnh “cái tôi” được hình thành, con người hành động với một cung cách nhất định trong những hoàn cảnh khác nhau. Ở một số cá nhân, trong những hoàn cảnh nhất định có những chuyển biến mới mẻ và nhanh chóng đến nỗi bản thân họ cũng phải ngỡ ngàng (thường thấy sau những cơn “sốc” tình cảm lớn như lấy vợ, chồng hay người thân qua đời). Như vậy, quá trình xã hội hóa làm cho mỗi cá nhân không chỉ tiếp nhận các ảnh hưởng xã hội một cách thụ động, trái lại cá nhân có vai trò chủ động. Trong khi phát hiện và điều chỉnh bản thân mình, cá nhân đã biến các nguyên tắc, chuẩn mực giá trị quan trọng nhất của một xã hội thành cái của mình, hòa nhập được vào xã hội.

Trong quá trình xã hội hóa đối với mỗi đời người, các biến động xã hội tạo ra sự tan rã tạm thời của các mối quan hệ vốn thống nhất, hài hòa và dẫn đến những thay đổi trong hành vi. Khi hệ giá trị cũ sụp đổ, hệ giá trị mới của cá nhân chưa hình thành, đời sống tâm lý xã hội khủng hoảng, đa số mọi người đều rơi vào trạng thái hụt hẫng, mất phương hướng đầy hoang mang và hoài nghi. Các biến động lớn lao về hoàn cảnh xã hội và môi trường sống là những yếu tố quan trọng tác động đến cấu trúc nhân cách, có khả năng tạo ra những thay đổi đột biến trong quan niệm “cái tôi” vốn đã hình thành ổn định từ trước. Tuổi càng cao, con người càng khó thích nghi với những biến động xã hội do khả năng nhập vai bị hạn chế, do ảnh hưởng của sự kém thích nghi ngày một đậm nét. Vào cuối đời, quá trình xã hội hóa cá nhân hướng đến một sự lựa chọn an bài. Tâm lý ngại thay đổi rất đặc trưng cho tuổi già. Cá nhân có xu hướng quay lại thủa thơ ấu. Quá trình xã hội hóa kết thúc bằng vòng khép kín trong cuộc đời mỗi cá nhân.