Ví dụ về quan hệ pháp luật to tụng hình sự

Mục lục bài viết

  • 1. Phân tích về khoa học tố tụng hình sự ?
  • 2. Phân tích quan hệ pháp luật tố tụng hình sự ?
  • 3. Môn học luật tố tụng hình sự nghiên cứu những gì ?
  • 4.Cơ hội trở thành luật sư cho sinh viên luật hình sự là tương đối cao
  • 5. Vài nét về ngành luật hình sự

1. Phân tích về khoa học tố tụng hình sự ?

Khoa học luật tố tụng hình sự cũng như khoa học pháp lí nói chung không trực tiếp quy định cụ thể mà chỉ nghiên cứu, phân tích các hiện tượng pháp luật tương ứng. Đối tượng nghiên cứu của khoa học luật tố tụng hình sự là các quy phạm pháp luật tố tụng hình sự và một số vấn đề vượt ra ngoài giới hạn của sự điều chỉnh bằng pháp luật như nghiên cứu, so sánh luật tố tụng hình sự của các nước khác nhau...

Khoa học luật tố tụng hình sự có mối liên quan mật thiết với các ngành khoa học sau:

- Khoa học điều ha tội phạm là khoa học về các quy luật phản ánh cấu trúc của vụ phạm tội; các quy luật hình thành thông tin về vụ phạm tội và thủ phạm; các quy luật thu thập, nghiên cứu, đánh giá, sử dụng chứng cứ và các phương tiện, biện pháp, phương pháp điều tra, phòng ngừa tội phạm được xây dựng dựa trên cơ sở nhận thức các quy luật đó.

- Pháp y học là ngành khoa học nghiên cứu các vấn đề về y học cần thiết cho việc điều tra, xét xử vụ án hình sự.

- Tâm lí học tư pháp là một ngành tâm lí học ứng dụng nghiên cứu các quy luật và các đặc điểm tâm lí cúa con người biểu hiện trong các quan hệ xã hội được pháp luật điều chỉnh.

- Tầm thần học tư pháp là ngành khoa học nghiên cứu các vấn đề về bệnh tâm thần nhằm xác định khả năng nhận thức, khai báo của người làm chứng, người bị hại... trong trường hợp có nghi ngờ.

- Thống kê hình sự là ngành khoa học nghiên cứu và tổng hợp các sự kiện có tính chất số lượng về tình trạng phạm tội nhằm lảm sáng tỏ nguyên nhân phạm tội và đề ra các biện pháp đấu tranh phòng chống tội phạm.

- Tội phạm học là khoa học liên ngành, thực nghiệm nghiên cứu về tội phạm (hiện thực), nguyên nhân của tội phạm và kiểm soát tội phạm nhằm mục đích phòng ngừa tội phạm.

Khoa học luật tố tụng hình sự có mối liên quan chặt chẽ với các ngành khoa học nói trên. Kết quả nghiên cứu của các ngành khoa học này có giá trị bổ trợ lẫn nhau. Việc nghiên cứu khoa học luật tố tụng hình sự phải được đặt trong mối liên hệ với các ngành khoa học khác để có nhận thức toàn diện, thống nhất nhằm giải quyết có hiệu quả nhiệm vụ nghiên cứu.

2. Phân tích quan hệ pháp luật tố tụng hình sự ?

Quan hệ pháp luật tố tụng hình sự là quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình tố tụng được các quy phạm pháp luật tố tụng hình sự điều chỉnh trong đó, quyền và nghĩa vụ của các chủ thể được pháp luật quy định và bảo đảm thực hiện. Quan hệ pháp luật tố tụng hình sự có các đặc điểm sau:

- Quan hệ pháp luật tố tụng hình sự mang tính quyền lực nhà nước, phát sinh từ khi cơ quan có thẩm quyền phát hiện hoặc tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố. Một trong các chủ thể của quan hệ pháp luật tố tụng hình sự luôn là cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng.

- Quan hệ pháp luật tố tụng hình sự liên quan mật thiết với quan hệ pháp luật hình sự. Khi một người thực hiện hành vi phạm tội thì xuất hiện quan hệ pháp luật hình sự giữa người đó với Nhà nước. Quan hệ pháp luật tố tụng hình sự được xác lập để giải quyết quan hệ pháp luật hình sự.

- Quan hệ pháp luật tố tụng hình sự liên quan chặt chẽ với các hoạt động tố tụng. Hoạt động tố tụng hình sự làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật tố tụng hình sự. Việc phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật tố tụng hình sự làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt hoạt động tố tụng.

Thành phần của quan hệ pháp luật tố tụng hình sự bao gồm khách thể, chủ thể và nội dung. Trong một quan hệ pháp luật nhất định, việc thực hiện quyền chủ quan và nghĩa vụ pháp lí của những người tham gia quan hệ bao giờ cũng nhằm đạt được mục đích nhất định. Khách thể của quan hệ pháp luật là lợi ích mà các bên nhằm đạt được khi thiết lập với nhau một quan hệ pháp luật cụ thể. Khách thể của quan hệ pháp luật tố tụng hình sự là việc giải quyết đúng đắn vụ án.

Chủ thể của quan hệ pháp luật tố tụng hình sự gồm: Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng cũng như cá nhân, cơ quan, tổ chức khác góp phần vào việc giải quyết vụ án theo quy định của pháp luật.

Nội dung của quan hệ pháp luật tố tụng hình sự là quyền và nghĩa vụ pháp lí của các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật tố tụng hình sự. Luật tố tụng hình sự quy định các chủ thể có tư cách pháp lí khác nhau có quyền và nghĩa vụ tố tụng khác nhau.

3. Môn học luật tố tụng hình sự nghiên cứu những gì ?

Với tự cách là một môn học, luật tố tụng hình sự được đưa vào giảng dạy trong các cơ sở đào tạo luật hoặc chuyên ngành luật. Là một môn học trong các cơ sở đào tạo này, luật tố tụng hình sự có vai trò, vị trí như các môn học khác, là môn chuyên ngành pháp lí nghiên cứu luật tố tụng hình sự dựa trên cơ sở của khoa học luật tố tụng hình sự và luật thực định. Điều này không có nghĩa là trong quá trình giảng dạy môn luật tố tụng hình sự chúng ta không sử dụng những tài liệu có liên quan đến các ngành khoa học khác. Tuy nhiên, việc sử dụng những kết quả nghiên cứu của các ngành khoa học khác chỉ mang tính chất bổ trợ, vì như trên đã phân tích, đối tượng nghiên cứu của môn học luật tố tụng hình sự chỉ có thể là luật tố tụng hình sự và khoa học luật tố tụng hình sự.

Với nhiệm vụ trang bị cho người học kiến thức lí luận cơ bản của luật tố tụng hình sự và khả năng áp dụng chúng trong quá trình khởi tố, điều fra, truy tố, xét xử và một số thủ tục thi hành án hình sự đối với vụ án hình sự thông thường, môn học luật tố tụng hình sự đượcgiảng dạy trên cơ sở giáo trình luật tố tụng hình sự Việt Nam được chia thành hai phần.

Phần thứ nhất: Những vấn đề chung của luật tố tụng hình sự

Đây là phần chung của luật tố tụng hình sự. Phần này lí giải luật tố tụng hình sự là một ngành luật độc lập có đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh riêng đồng thời nghiên cứu các nguyên tắc cơ bản của tố tụng hình sự; nhiệm vụ của luật tố tụng hình sự; quan hệ pháp luật tố tụng hình sự...; địa vị pháp lí của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng hình sự; những vấn đề lí luận cơ bản về chế định chứng cứ và chứng minh trong tố tụng hình sự; căn cứ, thủ tục áp dụng biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế khác trong tố tụng hình sự.

Phần thứ hai: Trình tự, thủ tục giải quyết vụ án hình sự

Đây là phần riêng của luật tố tụng hình sự. Căn cứ vào quá trình giải quyết vụ án hình sự được quy định trong BLTTHS, phần này nghiên cứu trình tự, thủ tục khởi tố, điều ưa, truy tố, xét xử và một số thủ tục thi hành án hình sự.

4.Cơ hội trở thành luật sư cho sinh viên luật hình sự là tương đối cao

Mặc dù luật hình sự là bộ môn rất thú vị tại đại học nhưng nhiều sinh viên vẫn không biết nên chọn cho mình nghề nghiệp gì khi ra trường. Một nghề nghiệp mà bất cứ sinh viên luật nào cũng ao ước đó chính là luật sư. Đối với ngành luật hình sự, muốn trở thành luật sư thì cơ hội luôn cao hơn so với các chuyên ngành luật khác. Lý do bởi vì hầu hết các vụ án tại tòa đều liên quan đến tội phạm mà dân trong ngành quen tóm gọn bằng ba từ cướp – giết – hiếp.

Nhiều bạn còn đang băn khoăn học luật hình sự ra trường làm gì thì luật sư chính là một lựa chọn không tồi chút nào. Trở thành luật sư đồng nghĩa với việc bạn có thể đem những kiến thức trên giảng đường áp dụng vào thực tế. Không cứ làm luật sư là chỉ biện hộ cho nguyên cáo mà làm luật sư còn có thể biện hộ cho bị cáo. Các bạn không xử lí công việc theo cảm xúc cá nhân mà phải xử lí bằng kiến thức chuyên môn, giúp quá trình kiện tụng trở nên có lợi hơn cho bên mình bảo vệ.

Luật sư là một nghề nghiệp rất đáng để những bạn theo chuyên ngành luật hình sự thử sức. Tuy nhiên, nếu không muốn đi theo nghề này, bạn vẫn có cơ hội làm việc tại tòa án với chức danh kiểm sát viên. Đối với kiểm sát viên, công việc của họ chính là tìm ra những chứng cứ xác thực để đưa tội phạm ra ánh sáng. Tương tự như luật sư, kiểm sát viên là nghề nghiệp yêu cầu sinh viên phải có học thức sâu rộng. Đồng thời khả năng xử lí tình huống, khả năng tranh luận trước đám đông, khả năng giữ vững tâm lí,… đều cần phải đạt đến trình độ cao. Chính vì vậy, để có thể trở thành những luật sư, kiểm sát viên, các sinh viên cần học lên các bậc cao hơn như thạc sĩ, tiến sĩ, giáo sư để tiếp nhận công việc một cách tốt nhất.

Có thể thấy rằng, con đường đến với nghề nghiệp tương lai không hề trải đầy hoa hồng. Tuy nhiên chỉ cần các bạn cố gắng, nỗ lực, thật tâm yêu thích ngành học của mình đều có cơ hội thành công.

5. Vài nét về ngành luật hình sự

Đối với mỗi sinh viên học luật thì luật hình sự có lẽ là ngành học thú vị nhất trên giảng đường đại học. Luật hình sự không hề khô khan như luật hành chính, cũng không quá trừu tượng như luật dân sự. Vậy luật hình sự là gì mà rất nhiều sinh viên yêu thích đến vậy? Về cơ bản, luật hình sự chứa những điều khoản nhằm giải quyết những vấn đề về tội phạm.

HỌC LUẬT – TÔI ĐƯỢC GÌ?

Khả năng lắng nghe: Điều này có vẻ khác với những hình dung phổ biến của nhiều người về ngành luật. Người ta hay tin rằng người học luật, làm luật toàn giỏi nói: nói nhanh, nói nhiều, nói quyết liệt. Nhưng với tôi, đó chỉ là phần ngọn. Những năm học và làm trong ngành luật đã chỉ cho tôi thấy rằng trước khi có thể nói giỏi, ta cần biết lắng nghe. Mặc dù sau khi ra trường, bạn có thể có nhiều ngã rẽ nghề nghiệp: trở thành luật sư, kiểm sát viên, thư ký tòa án, chuyên viên pháp lý,… song, điều đầu tiên bạn cần làm được và làm tốt nếu muốn thành công lại chính là nghe giỏi. Nghe để ghi chép, để phân tích vấn đề, để tư duy phản biện…

Kỹ năng viết: Đây có lẽ là một trong những kỹ năng mà tôi cảm thấy tâm đắc nhất sau khi trở thành một cử nhân luật. Khi chuyện trò với sinh viên một số ngành học khác, tôi nhận ra rằng có lẽ sinh viên luật là những… cô/cậu vàng trong làng viết lách. Chúng tôi phải viết rất nhiều, kể từ những môn lý luận cho đến các môn thực hành, các môn kỹ năng. Và để viết được thì cần có chất liệu – chất liệu lại được khai thác tốt nhất từ việc đọc sách. Nhất cử lưỡng tiện – mỗi một bài tập như thế lại giúp sinh viên luật rèn thêm cả kỹ năng đọc bên cạnh kỹ năng viết. Tích tiểu thành đại – khi đã ra trường, tôi chắc rằng phần lớn các sinh viên luật sẽ cảm thấy tự tin hơn các sinh viên chuyên ngành khác trong “bộ môn” viết lách này.

Sự công bằng và bản lĩnh trung thực: Với nhiều người, sự công bằng và tính trung thực có thể là tố chất sẵn có. Thế nhưng, chính môi trường rất điển hình của ngành luật sẽ trở thành “lãnh địa” cho các bạn ngày càng có thêm niềm tin vào lẽ phải, vào sức mạnh của công lý. Cuộc sống này vốn luôn phức tạp, chúng ta có thể vẫn bắt gặp những góc khuất mà ánh sáng của lẽ phải và sự công bằng dường như chưa thể soi chiếu đến. Thế nhưng, thông qua những bài học trong sách vở, kinh nghiệm của thầy cô và cảm hứng của tất cả những người đi trước, chắc chắn các bạn sẽ không cảm thấy đơn độc trên con đường hoàn thiện sự công bằng và bản lĩnh trung thực, trước hết là cho chính bản thân mình.

Mọi vướng mắc pháp lý về tố tụng hình sự, Hãy gọi ngay: 1900.6162 để được luật sư tư vấn pháp luật hình sự trực tuyến.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật hình sự - Công ty luật Minh KHuê (biên tập)