Ví dụ về nguyên nhân bên ngoài gây bệnh cho vật nuôi

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7: tại đây

Sách giải bài tập công nghệ 7 – Bài 47: Phòng, trị bệnh cho vật nuôi giúp HS giải bài tập, lĩnh hội các kiến thức, kĩ năng kĩ thuật và vận dụng được vào thực tế cần khơi dậy và phát huy triệt để tính chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập:

Xem thêm các sách tham khảo liên quan:

  • Giải Vở Bài Tập Công Nghệ Lớp 7

    • Sách Giáo Khoa Công Nghệ Lớp 7

    • Sách Giáo Viên Công Nghệ Lớp 7

    (trang 121 sgk Công nghệ 7): Em hãy quan sát sơ đồ 14 về nguyên nhân sinh ra bệnh ở vật nuôi và lấy ví dụ về nguyên nhân bên ngoài đã gây ra bệnh ở vật nuôi.

    Trả lời:

    – Cơ học: Tai nạn chấn thương

    – Lí học: Nhiệt độ quá thấp có thể gây ra bệnh và chết ở vật nuôi

    – Thức ăn có thể gây ngộ độc: Như mầm khoai tây có thể gây bệnh hoặc chết vật nuôi.

    – Bệnh kí sinh do virus kí sinh gây ra.

    (trang 122 sgk Công nghệ 7): Em hãy đọc và ghi dấu X vào vở bài tập những biện pháp đúng, cần làm nhằm phòng, trị bệnh cho vật nuôi sau đây:

    – Chăm sóc chu đáo cho từng loại vật nuôi

    – Tiêm phòng đầy đủ các loại vắc-xin.

    – Bán hoặc mổ thịt vật nuôi ốm

    – Cho vật nuôi ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng.

    – Vệ sinh môi trường sạch sẽ ( thức ăn, nước uống, chuồng trại).

    – Báo ngay cho cán bộ thú y đến khám và điều trị khi có triệu chứng bệnh, dịch bệnh ở vật nuôi.

    – Cách ly vật nuôi bị bệnh với vật nuôi khỏe.

    Trả lời:

    – Chăm sóc chu đáo cho từng loại vật nuôi

    – Tiêm phòng đầy đủ các loại vắc-xin.

    – Cho vật nuôi ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng.

    – Vệ sinh môi trường sạch sẽ ( thức ăn, nước uống, chuồng trại).

    – Báo ngay cho cán bộ thú y đến khám và điều trị khi có triệu chứng bệnh, dịch bệnh ở vật nuôi.

    – Cách ly vật nuôi bị bệnh với vật nuôi khỏe.

    Câu 1 trang 122 sgk Công nghệ 7: Em cho biết thế nào là vật nuôi bị bệnh?

    Lời giải:

    Vật nuôi bị bệnh là vật nuôi có sự rối loạn chức năng sinh lí trong cơ thể do tác động của các yếu tố gây bệnh, làm giảm khả năng thích nghi của cơ thể với ngoại cảnh, khả năng sản xuất và giá trị kinh tế của vật nuôi.

    Câu 2 trang 122 sgk Công nghệ 7: Những nguyên nhân nào gây bệnh cho vật nuôi?

    Lời giải:

    Nguyên nhân sinh ra bệnh ở vật nuôi:

    + Yếu tố bên trong (yếu tố di truyền). Ví dụ: Bệnh bạch tạng,…

    + Yếu tố bên ngoài (môi trường sống của vật nuôi): Cơ học, lí học, hóa học, sinh học. Ví dụ: Thời tiết quá nóng (lạnh), tác động của ngoại lực,…

    Câu 3 trang 122 sgk Công nghệ 7: Nêu cách phòng bệnh cho vật nuôi?

    Lời giải:

    Cách phòng bệnh cho vật nuôi:

    – Chăm sóc chu đáo cho từng loại vật nuôi.

    – Tiêm phòng đầy đủ các loại vắc-xin.

    – Cho vật nuôi ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng.

    – Vệ sinh môi trường sạch sẽ (thức ăn, nước uống, chuồng trại).

    – Báo ngay cho cán bộ thú y đến khám và điều trị khi có triệu chứng bệnh, dịch bệnh ở vật nuôi.

    – Cách ly vật nuôi bị bệnh với vật nuôi khỏe.

    Khi nào vật nuôi bị bệnh ? nguyên nhân sinh ra bệnh ở vật nuôi ?

    Đề bài

    Khi nào vật nuôi bị bệnh ? Nguyên nhân sinh ra bệnh ở vật nuôi ? 

    Lời giải chi tiết

    * Vật nuôi bị bệnh là khi vật nuôi có sự rối loạn chức năng sinh lí trong cơ thể do tác động của các yếu tố gây bệnh. Làm giảm khả năng thích nghi của cơ thể với ngoại cảnh, khả năng sản xuất và giá trị kinh tế của vật nuôi.

    * Nguyên nhân gây bệnh:

    - Yếu tố bên trong là những yếu tố di truyền

    Ví dụ : Bệnh bạch tạng , dị tật bẩm sinh

    - Yếu tố bên ngoài: cơ học, lí học, hoá học, sinh học: kí sinh trùng, vi sinh vật (vi rút, vi khuẩn…)

    Loigiaihay.com

    1. Khái niệm bệnh là gì?
    Bệnh là sự không bình thường của cơ thể đối với tác động của môi trường xung quanh.

    2. Các nguyên nhân gây bệnh


    Nguyên nhân có thể do:
    - Mầm bệnh
    - Các yếu tố khác của môi trường xung quanh

    2.1. Nhóm nguyên nhân do mầm bệnh


    Nhóm này bao gồm:
    - Vi sinh vật
    - Ký sinh trùng  

     


    Vật nuôi mang bênh ảnh hưởng rất lớn đến kinh tế (Nguồn ảnh: Internet)

    * Do vi sinh vật


    - Vi sinh vật gây bệnh bao gồm:
    + Vi khuẩn (vi trùng)
    + Vi rút (siêu vi trùng)
    + Nấm
    -> Gọi là vi sinh vật vi chúng là những sinh vật vô cùng nhỏ bé, mắt thường không thể nhìn thấy được.
    -> Vi rút nhỏ hơn vi khuẩn rất nhiều.
    -> Bệnh do vi khuẩn gây ra thì không thể điều trị được bằng kháng sinh
    Ví dụ:
    - Bệnh do vi khuẩn gây ra ở vật nuôi:
    + Bệnh tụ huyết trùng trâu bò, lợn, gia cầm.
    + Bệnh đóng dấu lợn.
    + Bệnh lợn nghệ (bệnh lepto)
    - Bệnh do vi rút gây ra ở vật nuôi:
    + Bệnh nấm phổi gia cầm.
    + Bệnh ngộ độc thức ăn do độc tố nấm (Aflatoxin).
    + Tác hại
    Bệnh do vi sinh vật gây ra thường lây lan nhanh, gây thiệt hại lớn về kinh tế bởi vì:
    - Làm ốm, chết nhiều vật nuôi.
    - Tốn kém cho việc phòng trị bệnh.
    * Do ký sinh trùng
    Ký sinh trùng là những vi sinh vật sống ký sinh (ăn bám) ở cơ thể vật nuôi.
    Gồm 2 loại: Nội ký sinh trùng và ngoại ký sinh trùng.
    + Nội ký sinh trùng: Sống ký sinh ở bên trong cơ thể vật nuôi
    Ví dụ: Giun đũa lợn sống ký sinh trong ruột lợn
    Tác hại:
    - Cướp đoạt chất dinh dưỡng, hút máu
    - Gây tổn thương các cơ quan nội tạng
    - Trực tiếp hoặc gián tiếp làm lây truyền mầm bệnh khác
    - Làm con vật gầy yếu dần, nặng hơn có thể bị chết.
    + Ngoại ký sinh trùng: Sống ở bên ngoài cơ thể vật nuôi
    Ví dụ: Con ghẻ sống ký sinh ở da lợn
    Tác hại:
    - hút máu.
    - Gây tổn thương da, tạo lối vào cho các mầm bệnh khác.
    - Gây ngứa ngáy, khó chịu làm con vật kém ăn gầy dần.

    2.2. Nhóm nguyên nhân do các yếu tố khác của môi trường xung quanh:


    * Do chất độc:
    - Ăn phải cây có độc: Một số loại cây cỏ thực vật có độc tố, khi gia súc ăn phải sẽ bị ngộ độc.
    Ví dụ: Nếu gia súc ăn nhiều lá sắn tươi, vỏ củ sắn sẽ bị ngộ độc, nặng hơn có thể bị chết.
    - Bị rắn độc, nhện độc cắn: Cần lưu ý khi chăn thả vật nuôi ở nơi gò hoang, bụi rậm dễ bị các loại rắn độc, nhện độc cắn dẫn đến vật nuôi có thể bị chết
    - Do ăn phải hóa chất độc: Vật nuôi có thể bị ngộ độc do ăn phải:
    + Thuốc trừ sâu.
    + Bả chuột.
    + Phân hóa học.
    + Một số hóa chất độc khác.
    * Do chất lượng thức ăn kém:
    + Thức ăn bị ôi, thiu, mốc.
    + Thức ăn có quá nhiều muối.
    - Do uống phải nguồn nước bị nhiễm độc:
    + Nhiễm các loại hóa chất độc, thuốc trừ sâu.
    + Nhiễm các kim loại nặng: thủy ngân, chì…
    * Do nuôi dưỡng, chăm sóc và sử dụng
    - Do nuôi dưỡng kém
    + Thiếu thức ăn, đặc biệt là trong vụ Đông giá rét làm cho vật nuôi gầy yếu, dễ mắc bệnh.
    + Thành phần thức ăn không cân đối dẫn đến vật nuôi còi cọc, chậm lớn, táo bón, ỉa chảy, mềm xương.
    Ví dụ: Lợn nái nuôi con mà thiếu khoáng thì dễ bị liệt chân.
    + Nước uống không đủ hoặc bị nhiễm bẩn dễ làm con vật mắc bệnh.
    - Do chăm sóc kém
    + Chăm sóc không chu đáo, không cẩn thận cũng là nguyên nhân làm vật nuôi dễ bị mắc bệnh như:
    + Chuồng nuôi quá chật chội, quá bẩn, quá ẩm ướt, quá nóng hoặc  bị gió lùa vào mùa đông.
    + Đánh nhau
    + Bị tai nạn khi chăn thả, làm việc.
    + Con non mới để yếu ớt bị mẹ hoặc con khác đè, dẫm lên.
    + Bắt giữ, vận chuyển thô bạo dễ làm con cái sẩy thai.
    + Vệ sinh đỡ đẻ kém làm cho con mẹ và vật sơ sinh bị uốn ván…
    - Do sử dụng không hợp lý
    + Không hợp lý về thời gian: Phải làm việc quá sớm về mùa đông, quá muộn về mùa hè.
    + Phải làm việc quá sức.
    + Gia súc trong thời kỳ chửa đẻ, gia súc non phải làm việc nặng.
    - Do thời tiết bất lợi
    Thời tiết phù hợp sẽ cho con vật khỏe mạnh, ít mắc bệnh. Nhưng khi thời tiết bất lợi, con vật dễ mắc bệnh:
    + Quá rét: Làm vật nuôi tốn nhiều năng lượng để chống rét nên gầy yếu, dễ nhiễm bệnh.
    + Quá nóng, ẩm: Làm cho vật nuôi khó chịu, ăn ít, ỉa phân nhiều nước, chuồng trại ẩm ướt sức khỏe giảm sút là cơ hội tốt cho mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh.  


    Phòng bệnh cho vật nuôi là việc làm rất quan trọng

    3. Đường lan truyền của mầm bệnh


    * Các đường xâm nhập
    + Mầm bệnh có thể xâm nhập vào cơ thể vật nuôi qua các con đường sau:
    - Miệng, mắt, mũi, tai, hậu môn.
    - Lỗ rốn chưa khô sau khi sinh nở.
    - núm vú.
    - Cơ quan sinh dục.
    - Da bị tổn thương.
    + Mầm bệnh khi vào cơ thể con vật sẽ sinh sản cực nhanh, chiếm đoạt chất dinh dưỡng sinh ra độc tố và gây tổn thương hoặc làm rối loạn chức năng các cơ quan nội tạng làm con vật phát bệnh.
    * Ủ bệnh
    + Khái niệm về thời gian ủ bệnh:
    Là khoảng thời gian từ khi mềm bệnh xâm nhập vào cơ thể con vật cho đến khi xuất hiện triệu trứng đầu tiên.
    + Thời gian ủ bệnh ngắn hay dài phụ thuộc vào mầm bệnh và sức khỏe của con vật có thể là 3-5 ngày, cũng có thể là 10-15 ngày hoặc dài hơn.
    + Ứng dụng sự hiểu biết về thời gian ủ bệnh:
    Hiểu biết về sự ủ bệnh ở vật nuôi có ý nghĩa đặc  biệt quan trọng trong:
    - Cách ly, nhập đàn.
    - Tiêm chủng vacxin
    Ví dụ:
    - Vật nuôi nhìn thấy khỏe mạnh bình thường, sau khi mang về vài ngày thì bị ốm, lây lan sang con khác.
    - Khi tiêm chủng vacxin, con vật khỏe mạnh bình thường, sau vài ngày thì thấy phát bệnh
    -> Qua hai ví dụ trên có thể suy đoán rằng những con vật trên đang ủ bệnh và chúng sẽ ốm vài ngày sau đó.
    * Con đường bài xuất mầm bệnh từ con ốm.
    Từ con vật bị ốm bệnh sẽ được bài xuất ra môi trường xung quanh bằng nhiều con đường.
    - Ký sinh trùng: Bài xuất chủ yếu qua phân.
    - Vi sinh vật: Có thể bài xuất qua nhiều đường
    + Miệng: Cùng với nhãi dớt
    + Mũi: Cùng với nước mũi, hắt hơi.
    + Mắt: Cùng với nước mắt.
    + Hậu môn: cùng với phân.
    + Cơ quan tiết niệu: Cùng với nước tiểu.
    + Cơ quan sinh dục: Cùng với tinh dịch, dịch nhày.
    + Tuyến vú: Cùng với sữa.
    + Da tổn thương: Cùng với máu, mủ.
    Cách lây lan mầm bệnh: Mầm bệnh có thể lây nhiễm từ con vật ốm sang con vật khỏe bằng 2 cách:
    * Lây nhiễm trực tiếp: Là sự lây lan mầm bệnh trực tiếp từ con vật ốm sang con khỏe.
    Ví dụ: - Con khỏe liếm láp con ốm.
    - Con khỏe và con ốm giao phối trực tiếp với nhau.
    - Con non bú sữa trực tiếp từ con mẹ ốm.
    * Lây lan gián tiếp: Là sự lây nhiễm mầm bệnh từ con vật ốm đến con vật khỏe mạnh nhưng phải trải qua các yếu tố trung gian.
    - các yếu tố trung gian bao gồm:
    + Thức ăn, nước uống.
    + Dụng cụ chăn nuôi, dụng cụ thú y (kim tiêm, bơm tiêm, máng ăn, máng uống…)
    + Phương tiện vận chuyển (lồng, quầy, xe đạp, xe máy, ô tô…).
    + Con người (quần áo, giầy dép, đồ dùng mang theo người).
    + Động vật: chuột, chó, mèo, lợn, gà… thả rông thú hoang.
    + Sản phẩm động vật tươi sống (sữa, thịt, trứng, phủ tạng của động vật ốm).
    Đặc biệt là không khí, nhờ gió có thể truyền nhiều loại mầm bệnh đi rất xa.
    Ví dụ: Mầm bệnh lở mồm long móng có thể theo gió truyền xa hơn 10km.
    Các yếu tố dẫn tới đổ bệnh:
    * Các yếu tố dẫn tới đổ bệnh ở gia súc
    - Khả năng gây nhiễm của mầm bệnh.
    - Tính thụ cảm, sức chống đỡ và sức miễn dịch của cơ thể.
    - Các yếu tố ngoại cảnh.
    Bất kỳ một bệnh nào cũng có thời gian tiến triển nhất định và được chia thành các giai đoạn sau:
    * Giai đoạn cảm nhiễm: Bệnh chưa phát triển, cơ thể gia súc tiếp xúc, cảm thụ với yếu tố gây bệnh.
    * Giai đoạn tiền lâm sàng: chưa có triệu chứng lâm sàng. Có tác động biến đổi bệnh lý giữa cơ thể và yếu tố gây bệnh.
    * Giai đoạn lâm sàng: Cơ thể thay đổi về chức năng sinh lý và ta có thể nhận biết được qua triệu chứng lâm sàng.
    * Giai đoạn sau lâm sàng: Nhiều bệnh tự khỏi hoàn toàn hoặc do điều trị sẽ để lại di chứng tạm thời hoặc vĩnh viễn.
    - Bệnh lao: Để lại tổn thương ở ổ lao.
    - Bệnh sảy thai truyền nhiễm: Bò bị bệnh sảy thai truyền nhiễm, khi khỏi sẽ không hoặc khó chửa đẻ được.

    Hoài Nam (Tổng hợp)


    Video liên quan

    Chủ đề