Trần quốc toản sinh ra ở đâu

TIỂU SỬ VỊ ANH HÙNG TRẦN QUỐC TOẢN

Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản (1267-1285) là một nhân vật lịch sử, sống ở thời kỳ trị vì của vua Trần Nhân Tông. Ông đã có công tham gia kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ hai.


Chiến công
Tháng 10 năm 1282, các vua Trần mở hội nghị Bình Than để bàn kế chống quân Nguyên. Đại Việt Sử ký Toàn thư (ĐVSKTT) chép: Vua thấy Hoài Văn Hầu Quốc Toản, Hoài Nhân Vương Kiện đều còn trẻ tuổi, không cho dự bàn. Quốc Toản trong lòng hổ thẹn, phẫn kích, tay cầm quả cam, bóp nát lúc nào không biết. Sau đó Quốc Toản lui về, huy động hơn nghìn gia nô và thân thuộc, sắm vũ khí, đóng chiến thuyền, viết lên cờ sáu chữ :"Phá cường địch, báo hoàng ân" (phá giặc mạnh, báo ơn vua). 

Sau này, khi đối trận với giặc, tự mình xông lên trước quân sĩ, giặc trông thấy phải lui tránh, không dám đối địch. 

Đến khi mất, vua rất thương tiếc, thân làm văn tế, lại gia phong tước vương.


Trong các sử sách của Việt Nam như Khâm định Việt sử Thông giám Cương mục, Việt sử Tiêu án và các quyển sử soạn gần đây như Việt sử Tân biên của Phạm Văn Sơn, Việt Nam sử lược của Trần Trọng Kim, Trần Hưng Đạo của Hoàng Thúc Trâm đều không thấy đề cập đến cái chết của Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản. Chỉ có ĐVSKTT bản kỷ quyển V có viết: "...Đến khi mất, vua rất thương tiếc, thân làm văn tế, lại gia phong tước Vương". Nhưng các quyển sử của nhà Nguyên lại có đề cập đến cái chết của ông. An Nam truyện của Nguyên sử 209 tờ 8a10 có ghi: Quan quân đến sông Như Nguyệt, thì Nhật Huyên sai Hoài Văn Hầu đến đánh... Kinh thế đại điển tự lục trong Nguyên văn loại 41 tờ 27b 1-2 có viết:...Đến sông Như Nguyệt, Nhật Huyên sai Hoài Văn Hầu đến đuổi thì bị giết.

Trường Tiểu học Trần Quốc Toản

Câu hỏi: Tóm tắt tiểu sử Trần Quốc Toản

Trả lời:

Trong lịch sử Việt Nam, cái tên Trần Quốc Toản đã quá quen thuộc trong lòng những người dân. Đặc biệt về câu chuyện bóp nát quả cam nổi tiếng của ông luôn nằm trong sách giao khoa. Vậy hãy cùng Top lời giải tìm hiểu Trần Quốc Toản là ai? Tiểu sử về vị anh hùng trẻ tuổi này nhé.

TRẦN QUỐC TOẢN (1267-1285): Năm 15 tuổi, ông đã được phong Hoài Văn Hầu, sinh ra trong dòng dõi hoàng tộc, lớn lên trong thời gian quân Nguyên chuẩn bị xâm lược nước ta lần thứ hai.

Từ nhỏ Trần Quốc Toản đã đam mê cung kiếm, luyện võ nghệ, binh thư và được Trần Hưng Đạo khen ngợi.Ông luôn có ý chí muốn giết giặc, bảo vệ đất nước.

SáchĐại Việt sử ký toàn thư, hayAn Nam chí lượcđều không hề ghi chép về xuất thân của Trần Quốc Toản. Tuy nhiên, theo tài liệu nghiên cứu gần đây mà không rõ nội dung cũng như kiểm chứng, Trần Quốc Toản là con của Vũ Uy vươngTrần Nhật DuyvàQuận chúaTrần Ý Ninh, em gái của Phú Lương hầuTrần Tử Đức.Trần Tử Đứccùng vợ làBùi Thiệu Hoađều là anh hùng lưu danh thiên cổ, chặn giặc ở Phù Lỗ để cứu vuaTrần Thái Tông, sử sách cảm thán trung liệt muôn đời.

Vũ Uy vương Trần Nhật Duy là conTrần Thái Tông. Mẹ của Quốc Toản, Ý Ninh Quận chúa, từ nhỏ đã được rèn luyện võ công, uy danh không kém gì danh tướng, được giao cho làm tướng ở các đội quân quan trọng. Sau này bà lập công to, được phong làmHồng Đức Trang Duệ Vũ Thắng Công chúa. Như vậy Trần Quốc Toản xuất thân rất cao quý, cha mẹ đều là kỳ tài danh tướng, từ nhỏ đã dũng mãnh hơn người.

Hoài Văn hầuTrần Quốc Toản là một quý tộc nhà Trần, sống ở thời kỳ trị vì của vuaTrần Nhân Tông, có công tham gia kháng chiến chống quânNguyênlần thứ hai. Tháng 10 năm 1282, các vuaTrầnmởhội nghị Bình Thanđể bàn kế chống quân Nguyên Đại Việt Sử ký Toàn thưchép:Vua thấy Hoài Văn Hầu Quốc Toản, Hoài Nhân Vương Kiện đều còn trẻ tuổi, không cho dự bàn. Quốc Toản trong lòng hổ thẹn, phẫn kích, tay cầm quả cam, bóp nát lúc nào không biết. Sau đó Quốc Toản lui về, huy động hơn nghìn gia nô và thân thuộc, sắm vũ khí, đóng chiến thuyền, viết lên cờ sáu chữ:"Phá cường địch, báo hoàng ân" (phá giặc mạnh, đền ơn vua).Tháng 4 năm 1285, vua Trần Nhân Tông sai Chiêu Thành vương, Hoài Văn hầu Quốc Toản, tướng quân Nguyễn Khoái đem tiệp binh đón đánh quân Nguyên ở bến Tây Kết.

Không có nhiều sử sách Việt Nam nói về cái chết của ông. Và thời gian ông mất vẫn chưa được thống nhất. Có bản Đại Việt sử ký toàn thư bản kỷ quyển V có ghi:”..Đến khi mất, vua rất tiếc thương, thân làm văn tế, lại gia phong tước Vương”. Nhưng các quyển sử nhà Nguyên thì có đề cập đến cái chết của ông. Trong quyển Kinh thế đại điển tự lục trong Nguyên văn loại có ghi:” Đến sông Như Nguyệt, Nhật Huyên sai Hoài Văn Hầu đến đuổi thì bị giết”

Hoài Văn hầu Trần Quốc Toản thuộc dòng dõi nhà vua và sinh vào năm Đinh Mão (1267). Ông là một quý tộc nhà Trần, sống ở thời kỳ trị vì của vua Trần Nhân Tông. Ông lớn lên trong không khí cả nước náo nức chuẩn bị chiến đấu chống quân Nguyên sang cướp phá và xâm lược nước ta lần thứ hai (1285 ).

Tháng 10 năm 1282, các vua Trần mở hội nghị Bình Than để bàn kế chống quân Nguyên. Đại Việt Sử ký Toàn thư chép: Vua thấy Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản, Hoài Nhân Vương Kiện đều còn trẻ tuổi, không cho dự bàn. Quốc Toản trong lòng hổ thẹn, phẫn kích, tay cầm quả cam, bóp nát lúc nào không biết. Sau đó Quốc Toản lui về, huy động hơn nghìn gia nô và thân thuộc, sắm vũ khí, đóng chiến thuyền, viết lên cờ sáu chữ:"Phá cường địch, báo hoàng ân" (phá giặc mạnh, báo ơn vua). Sau này, khi đối trận với giặc, tự mình xông lên trước quân sĩ, giặc trông thấy phải lui tránh, không dám đối địch. Đến khi mất, vua rất thương tiếc, thân làm văn tế, lại gia phong tước vương.

Quốc Toản đã đi vào lịch sử với lòng dũng cảm và tinh thần yêu nước, dám hi sinh mạng sống vì dân tộc của mình. Tên của ông được đặt cho nhiều ngôi trường tiểu học, trung học ở Việt Nam.

Mỗi chúng ta khi đọc văn, học sử Việt Nam thời nhà Trần đều tự hào về một giai đoạn lịch sử hào hùng với những con người vĩ đại đã lập nên những chiến công hiển hách để bảo vệ đất nước trước nạn ngoại xâm. Nếu bảo kể tên tuổi, tiểu sử các vị vua, các vương hầu, võ tướng nhà Trần trong nửa  sau thế kỷ XIII thì ai cũng có thể tường tận tiểu sử nhiều người: Vua Trần Thánh Tông, Thượng tướng thái sư Trần Quang Khải, Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn… Nhưng thử đề nghị nêu tiểu sử người anh hùng tuổi thiếu niên Trần Quốc Toản thì có lẽ tất cả sẽ lúng túng và chỉ có thể viết được tên, ghi lại được các chiến công, còn tiểu sử chi tiết thì… chịu. Đã có biết bao tác phẩm văn, sử viết về Trần Quốc Toản nhưng cũng chưa nói được gì thêm điều đó. Thành thử, xung quanh thân thế, sự nghiệp Trần Quốc Toản trên 7 thế kỷ nay bao phủ một màn huyền thoại đến nỗi có ý kiến đặt vấn đề rằng đó có thể chỉ là một hình tượng văn học được dựng lên để làm phong phú thêm tác phẩm.

Chỗ khuyết thiếu trong tiểu sử Trần Quốc Toản có thể một phần do nhà chép sử, cũng có thể do hoàn cảnh đất nước nhiều thế kỷ luôn luôn ở trong tình trạng có chiến tranh nên không thể lưu trữ và giữ gìn toàn vẹn các sử liệu. Tư liệu lịch sử thành văn có thể chưa hoàn toàn đầy đủ nhưng những di tích, di vật – những sử liệu sống, có thể bổ sung để lưu danh những người có công với nước. Về làng Sặt (nay là thôn Trang Liệt, xã Đồng Quang, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh) chúng ta có thể bổ sung thêm nhiều tư liệu giúp điền khuyết tiểu sử Trần Quốc Toản, thêm vào đó là tận mắt chứng kiến các di tích, di vật liên quan đến gia đình Trần Quốc Toản còn hiện hữu ở đó. Trần Quốc Toản sinh năm Mậu Thìn (1268) tại trang Bà Liệt, làng Sặt, là con trai của Trần Bà Liệt và là cháu nội của Thượng hoàng Trần Thừa (1184 – ?). Trần Bà Liệt là một đô vật nổi danh khắp xứ Đông Ngàn (nay là Từ Sơn), trấn Kinh Bắc, được nhân dân suy tôn là “Đô Liệt”, sau được sung quân phục vụ triều Trần, trở thành võ tướng. Khi quân Nguyên Mông có âm mưu xâm lược nước ta thì ông được vua Trần Thánh Tông (1258 – 1278) phong chức Hoài Đức vương, chỉ huy một đạo quân phòng thủ. Chi tiết này rất quan trọng để khẳng định nguồn gốc xuất thân của Trần Quốc Toản.

Ngoài các chi tiết đã biết, chúng ta phải làm phép so sánh với các sự kiện lịch sử đương thời để lý giải, cắt nghĩa, từ đó dựng được tiểu sử chân xác của Trần Quốc Toản. Chàng là con nhà võ, ham học sử, đọc sách nên tinh thông cả võ nghệ và giỏi văn chương, xứng đáng là bậc hậu thế tài danh của nhà Trần. Tháng 10 năm Nhâm Ngọ (1282), khi vua Trần triệu tập Hội nghị Bình Than (tên bến ở sông Lục Đầu, thuộc xã Trần Xá, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương) bàn kế đánh giặc, Trần Quốc Toản mới 15 tuổi (theo cách tính tuổi theo âm lịch); theo đó, có thể suy ra Trần Quốc Toản sinh năm 1268. Thế là có thêm một căn cứ chính xác. Các sự kiện tiếp sau thì nhưng chúng ta đã biết: Do Trần Quốc Toản còn nhỏ, vua không cho dự bàn việc nước, chỉ khen ngợi và ban cho một quả cam; Trần Quốc Toản vì mải nghĩ việc lớn, vừa căm thù giặc vừa thẹn mình chưa được coi là người lớn, đã bóp nát quả cam trong tay lúc nào không biết. Chi tiết này đã được các tác phẩm văn học khai thác, trở thành chi tiết không thể thiếu khi nói về Trần Quốc Toản. Trần Quốc Toản đã bí mật tập quân, rèn binh, sắm vũ khí… được hơn một nghìn nghĩa binh trẻ tuổi, dựng cờ “Phá cường địch, báo Hoàng ân” chờ ngày diệt giặc. Năm 1285, khi quân Nguyên kéo sang, Trần Quốc Toản đã chỉ huy quân sĩ anh dũng đánh địch. Chàng đã lập được nhiều chiến công với các chiến thắng Tây Kết (trên sông Hồng, thuộc Khoái Châu, Hưng Yên), Như Nguyệt (nằm trong đoạn Thị Cầu, Bắc Ninh hiện nay)… Đội quân của chàng được triều đình công nhận và tước danh Hoài Văn hầu Trần Quốc Toản được phong trong chiến trận. Trung tuần tháng 6 năm 1285, trong trận chiến đấu với bọn tàn quân giặc ở sông Như Nguyệt, Trần Quốc Toản anh dũng hy sinh khi mới 18 tuổi (cũng theo cách tính tuổi theo âm lịch). Chính vua Trần Nhân Tông đã làm văn tế, truy vong tước vương (Đại Việt sử ký toàn thư, bản kỷ, quyển V, chép rất rõ điều này). Căn cứ sự kiện trên, có thể khẳng định thêm một lần nữa: Năm sinh – năm mất của Trần Quốc Toản là 1268 – 1285.

Nói thêm về quê hương Trần Quốc Toản: Hầu như chưa có tư liệu tin cậy về quê nội của người anh hùng. Làng Sặt là quê mẹ của Trần Bà Liệt, cũng tức là quê ngoại của Trần Quốc Toản. Hiện ở đó còn dấu tích khu ruộng 41 mẫu, xưa kia là “Rừng Sặt”, nơi có “Trần triều sơn lăng”, từng được ghi trong địa bạ. Hương ước của làng cũng quy định khu ruộng đó được dành riêng để trồng cây lấy gỗ phục vụ việc kiến thiết và tu sửa đình chùa. Đình làng Sặt thờ Thượng tướng Thái sư Trần Quang Khải. Khi Trần Bà Liệt mất, thi hài ông được đưa về an táng tại đây. Theo đó, có thể khẳng định làng Sặt là đất thang mộc của nhà Trần, nơi có gia trang của Hoài Đức Vương Trần Bà Liệt. Làng Trang Liệt hôm nay là làng Văn hóa cấp Quốc gia, một địa chỉ văn hóa được đón nhiều đoàn khách về tham quan, học tập, cổ vũ cho một vùng quê văn hiến đang phát triển trong thời đại mới, cùng góp phần bồi đắp truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

Đỗ Quốc Bảo

Video liên quan

Chủ đề