Vì sao lại có nám da

Nhiều bạn cho rằng, chỉ cần chống nắng thật tốt thì nám da không còn là vấn đề. Tuy nhiên thực tế cho thấy, dù bạn có ở nhà cả ngày, không tiếp xúc với tia UV và dưỡng da thật tốt thì những vết nám da vẫn có thể xuất hiện một cách đường đột, không một lời báo trước. Vậy nám da là gì? Cách hình thành nám da trên cơ thể? Hãy cùng ISOFHCARE tìm kiếm câu trả lời qua bài viết dưới đây.

Nám da là nguyên nhân hàng đầu khiến nhiều chị em cảm thấy e ngại, mất tự tin trước đám đông. Đây là thực trạng thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi từ 20-50 tuổi. Trong đó nám da trong và sau sinh tương đối phổ biến ở nước ta. 

Nám da hiểu một cách đơn giản là tình trạng da xuất hiện những đám màu nâu hoặc màu xám nâu trên da nhất là những vị trí như mặt, trán, cằm, sống mũi, hai bên gò má… Ngoài ra nám còn xuất hiện ở nhiều vị trí khác trên cơ thể - những vùng thường xuyên tiếp xúc với tia UV. Kích thước của những đám nám da khác nhau tùy theo từng cơ địa xuất hiện. Nó có thể là mảng lớn hoặc những chấm nhỏ li ti. Nám da cũng có thể lan rộng ra xung quanh nếu bạn không biết cách bảo vệ và chăm sóc da hợp lý.

2. Cơ chế hình thành nám da trên cơ thể

Điều trị nám da một cách có hiệu quả nhất thì trước tiên bạn cần phải biết cơ chế hình thành và tác nhân gây bệnh. Đây là những vấn đề mấu chốt giúp bạn học cách chăm da khoa học.

Nguyên nhân gây nám da, sạm da rất đa dạng, phải kể đến các tác nhân hay gặp như:

a. Nội tiết tố

Da cũng là một bộ phần quan trọng của cơ thể nên nó được chi phối bởi các nội tiết tố. Và đây cũng là cơ chế hình thành nám da quan trọng nhất. Nám da có liên quan tới estrogen và progesterone, sự thay đổi hai loại hormon này vô tình kích thích quá trình sản sinh melanocytes khiến da tăng sản xuất sắc tố melanin. Điều này khiến cho một số vùng trên cơ thể xuất hiện các mảng da tối, sạm.

Điển hình nhất là quá trình mang thai, nội tiết tố thay đổi, làn da cũng bắt đầu xuất hiện những biến đổi. Đây được xem là dấu hiệu nhận biết có thai tương đối sớm. Ngoài ra, phụ nữ ở giai đoạn tiền mãn kinh, sử dụng các loại thuốc tránh thai hoặc điều trị một số bệnh lý bằng các loại thuốc hormon đều có nguy cơ gây rối loạn nội tiết tố và là căn nguyên gây sinh sản nám da.

b. Di truyền

Di truyền là một nguyên nhân của nám da mà người ta chưa tìm giải thích được một cách rõ ràng. Tuy nhiên có nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng mẹ bị nám da thì con gái cũng có nguy cơ cao bị nám da. Vì vậy người ta chấp nhận di truyền là là một yếu tố có ảnh hưởng đến bệnh lý nám da.

Ngoài di truyền thì tuổi tác, sự lão hóa làn da cũng là những yếu tố thúc đẩy việc hình thành những mảng nám trên da.

c. Tiếp xúc trực tiếp với tia UV

Tia UV có thể nói là kẻ thù số một của làn da. Khi bạn làn da của bạn tiếp xúc với tia UV có cường độ cao và liên tục thì khả năng kích thích tăng sinh melanin được đẩy lên cao dẫn tới hình thành nám trên da. Do đó sử dụng kem chống nắng thường xuyên cũng là một phương pháp điều trị nám da thông dụng cho thấy hiệu quả cao.

Đặt mua kem chống nắng

Serum đặc hiệu trị nám cũng là một phương pháp giúp làm tan dần và làm mờ các vết nám đã hình thành, đồng thời ngăn ngừa sự hình thành các vết nám mới, giúp dưỡng ẩm cho da, làm hạn chế quá trình lão hóa và nhăn da. Với Phác đồ điều trị nám giúp bạn đạt hiệu quả tốt nhất trong quá trình sử dụng serum trị nám.

Serum đặc hiệu nám Valentin

Serum đặc hiệu nám Valentin được nhiều người tin dùng bởi sự phát huy công dụng một cách nhanh chóng, hiệu quả, không cần phải duy trì thực hiện trong thời gian dài như khi sử dụng các nguyên liệu tự nhiên.

Giá của serum điều trị nám hiện đang được bán với giá:

Hộp 1 lọ 10ml: 300.000 VNĐ/ Lọ.

Hộp 2 lọ 10ml: 600.000 VNĐ/ Lọ.

Đặt mua serum

3. Phân biệt nám da và những bệnh lý khác

Nám da là bệnh lý da liễu có hình ảnh tương tự với rất nhiều bệnh lý thông thường khác như đồi mồi, tàn nhang... Vậy làm sao để phân biệt? Và phân biệt nhằm mục đích gì?

Như đã biết, mỗi bệnh lý da liễu đều có một phương thức điều trị khác nhau. Vì vậy chẩn đoán nhầm, chẩn đoán sai có thể sẽ khiến quá trình điều trị rơi vào bế tắc, tình trạng bệnh lý trở nên nặng nề. Và nám da cũng không phải là ngoại lệ.

a. Tàn nhang

Mặc dù tàn nhang cũng là những đốm màu nâu sáng hoặc nâu sẫm xuất hiện trên da. Tuy nhiên chúng có kích thước nhỏ và hình tròn, nằm riêng lẽ trên các vùng da mặt. Đặc biệt tàn nhang có thể xuất hiện ở trẻ nhỏ 2 tuổi, phát triển ở người trưởng thành và giảm dần theo tuổi. Bên cạnh đó tàn nhang phân bố không đối xứng ở vùng mặt và có xu hướng xuất hiện nhiều vào mùa hè, giảm vào mùa đông.

b. Nấm da

Không quá khác biệt nhưng nhìn vào các triệu chứng lâm sàng xuất hiện cũng giúp bạn phần nào định hướng bệnh lý nám da. Nấm da xuất hiện:

- Có những mảng nám da có kích thước, hình dáng đa dạng

- Xuất hiện ở độ tuổi từ 20 – 50 tuổi nhất ở là phụ nữ trong và sau sinh

- Tăng nhanh và xuất hiện rầm rộ ở những người có thời gian tiếp xúc với tia UV kéo dài

- Phát hiện chính xác hơn thông qua các máy test da chuyên dụng

Ngoài ra, các bác sĩ cũng sẽ phân biệt các loại nám da theo nguyên nhân để có phương pháp điều trị hiệu quả nhất. Nám da tủy không quá ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe và tính mạng, nhưng lại đem đến nhiều phiền toái cho thẩm mỹ. Vì vậy, nếu có vấn đề về da, bạn nên đến thăm khám tại các bệnh viện Da liễu ngay. 

Trên đây là những thông tin cơ bản về nám da mà ISOFHCARE muốn chia sẻ. Ngoài ra còn rất nhiều bài viết về cách chăm sóc, điều trị nám da chuẩn y khoa mà các bạn có thể tham khảo tại Web. 

Cẩm nang ISOFHCARE cung cấp cho bạn các bí quyết khám bệnh tại Hà Nội và Hướng dẫn khám bệnh tuyến trung ương với những thông tin đắt giá và chính xác nhất.

Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh 

Nám da là một trong những vấn đề khiến nhiều chị em cảm thấy tự ti về làn da của mình. Tuy nhiên, tình trạng này khá phổ biến khi phụ nữ bước vào độ tuổi trung niên. Vậy nám da là gì? Hiện tượng này có cảnh báo bất kỳ vấn đề sức khỏe nào không? Làm thế điều trị bệnh lý này?

1. Sơ lược về tình trạng nám da

Nám da không phải hiện tượng quá xa lạ đối với phụ nữ nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về vấn đề sức khỏe này của da. Vậy nám da là gì? Thực tế, khi da xuất hiện những đốm nấu hoặc mảng xám nâu thường được chẩn đoán là nám da. Trong đó, nám da mặt là tình trạng thường gặp nhất và chủ yếu xuất phát từ sự rối loạn sắc tố của da do melanin phát triển quá mức và không đều giữa các vùng da. Những vùng da mặt dễ bị nám gồm có trán, sóng mũi, gò má, môi, cằm. Mặt khác, những vùng da hay tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng, nhất là vùng da cổ và cánh tay.

Giải đáp thắc mắc: Nám da là gì?

Mặc dù, tình trạng nám da có thể xuất hiện ở bất kỳ độ tuổi nào nhưng theo một số thống kê cho thấy đối tượng dễ mắc phải bệnh lý này chủ yếu là phụ nữ trong độ tuổi từ 20 đến 50. Đặc biệt, những chị em đang mang thai hoặc vừa sinh em bé thường rất dễ bị nám da. Ngược lại, nam giới là nhóm đối tượng thường ít có khả năng bị nám da hơn. Một số nghiên cứu trên phạm vi châu Á cho thấy, những phụ nữ da trắng thường có tỷ lệ nám da thấp hơn so với phụ nữ da màu.

2. Phân loại các dạng nám da

Ngoài thắc mắc nám da là gì thì bạn đọc còn muốn tìm hiểu thêm về các dạng nám da thường gặp nhất. Thực tế, dựa vào đặc trưng và nguyên nhân hình thành các đốm nám trên da có thể phân loại nám da thành các dạng sau:

Các dạng nám da thường gặp ở phụ nữ

2.1. Nám da thông thường (hay gọi là nám mảng)

Theo bác sĩ, bệnh nhân sẽ được chẩn đoán bị nám da thông thường khi các triệu chứng của bệnh nảy sinh do những yếu tố bên ngoài tác động. Trong đó, nguyên nhân chủ yếu là do da không được bảo vệ và chăm sóc. Ngoài ra, một số tác nhân khác cũng làm tăng khả năng hình thành nám da, cụ thể gồm:

  • Cách chăm sóc và bảo vệ da không đúng: phổ biến nhất là tình trạng các chị em sử dụng mỹ phẩm không rõ nguồn gốc, chất lượng thấp trong quá trình chăm sóc hoặc điều trị các vấn đề về da. Điển hình như những sản phẩm chứa hàm lượng lớn thành phần hóa học như acid mạnh hoặc thường xuyên sử dụng khiến da bị bào mòn. Điều này cũng khiến da trở nên yếu hơn và dễ bị ảnh hưởng dưới sự tác động của tia UV.

  • Ánh sáng xanh có chứa tia UV: những tế bào hắc sắc tố trên gia có nhiệm vụ hấp thụ tia UV trong ánh sáng để thực hiện vai trò chuyển hóa năng lượng cũng như hạn chế sự ảnh hưởng của tia cực tím. Tuy nhiên, nếu các hắc sắc tố này tập trung tại một vùng da quá nhiều sẽ hình thành nên hàng rào bảo vệ da khiến. Do đó, phần da này thường bị sạm màu đi khi tiếp xúc với ánh nắng thường xuyên nhưng da không được chăm sóc và bảo vệ.

  • Ngoài ra, sự ô nhiễm của môi trường cũng yếu tố khiến da trở nên dễ dàng bị nám.

2.2. Nám da nội tiết

Tình trạng nám da nội tiết hay nám da chân sâu là hiện tượng trên da xuất hiện nhiều mảng nám hoặc đốm màu nâu chủ yếu do nội tiết tố bên trong cơ thể bị rối loạn. Điều này cũng khiến hàm lượng hormone bị mất cân bằng và khiến bề mặt da xuất hiện nhiều nốt tăng sắc tố. Thực tế, sự xuất hiện của các đốm nám trên da phần lớn là do sự thiếu hụt nồng độ Estrogen vì loại hormone này có nhiệm vụ ức chế sự điều tiết của hormone MSH.

Nám da nội tiết chủ yếu do thiếu hụt Estrogen

Vậy nguyên nhân nào gây ra hiện tượng nám da nội tiết là gì? Thực tế, các chị em có thể gặp vấn đề này do một số yếu tố dưới đây:

  • Sự thay đổi nội tiết tố của cơ thể trong quá trình mang thai hoặc sau khi sinh đẻ cũng là yếu tố khiến da dễ bị nám.

  • Phụ nữ ở độ tuổi trung niên từ 40 tuổi trở đi cũng là đối tượng thường bị nám da vì đây là thời điểm nữ giới bước vào giai đoạn tiền mãn kinh hoặc trong thời kỳ mãn kinh.

  • Một số trường hợp phụ nữ bị nám da liên quan đến sự rối loạn kinh nguyệt.

  • Thường xuyên sử dụng thuốc tránh thai cũng khiến xuất hiện các đốm nám trên da, nhất là những loại thuốc có chứa thành phần Progestin. Tuy nhiên, hiện tượng nám da có thể xuất hiện ngay sau khi dùng thuốc hoặc cũng có thể sau một thời gian dài khoảng 2 đến 3 tháng.

  • Thường xuyên đối diện với căng thẳng, áp lực, stress cũng tác động nhiều đến khả năng làm việc của não bộ. Điều này cũng là nguyên nhân gây ra sự rối loạn trong quá trình sản xuất một vài loại hormone và nhất là Estrogen. Tuy nhiên, sự thiếu hụt các loại hormone cũng dễ dẫn đến việc hình thành nám da.

3. Các triệu chứng của nám da là gì?

Hầu hết mọi người thường nhận biết nám da dựa trên sự xuất hiện của những đốm màu nâu trên da. Tuy nhiên, làm thế nào để phân biệt biểu hiện nám da bình thường hay nám da nội tiết. Thực tế, dấu hiệu nhận biết của mỗi dạng nám da còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như hình thái, mức độ nám, vị trí xuất hiện nám,v.v. Vậy các triệu chứng của nám da là gì? Để giúp bạn đọc hiểu rõ hơn, sau đây là một số chia sẻ chi tiết nhất về biểu hiện đối với từng loại nám da.

3.1. Đối với nám da thông thường

Theo bác sĩ, việc nhận biết nám da thông thường có thể dựa trên một số yếu tố như sau:

  • Về hình thái nám: bạn có thể dễ dàng nhận thấy nám da dưới dạng mảng do các tế bào hắc sắc tố Melanin phân tán rộng rãi trên da nên các đốm nám cũng xuất hiện rải rác ở nhiều nơi trên bề mặt da.

Nám da thông thường phân tán rộng rãi nhiều vị trí

  • Về vị trí nám: phần lớn nám da thông thường sẽ mọc chủ yếu ở vùng da mặt, cụ thể như trán, hai bên gò má, vầng thái dương. Một số trường hợp hiếm gặp, nám có thể xuất hiện ở cả cánh tay.

  • Đặc trưng: tình trạng nám da thông thường ít khi đi kèm với bất kỳ biểu hiện nào liên quan đến sự rối loạn nội tiết tố.

3.2. Đối với nám da nội tiết

Với những trường hợp bị nám da nội tiết, bác sĩ cần xem xét một số biểu hiện dựa trên các yếu tố sau đây:

  • Về hình thái nám: các đốm nâu xuất hiện do nám da nội tiết thường có màu sắc khá đậm, đặc biệt khi soi dưới ánh đèn có thể dễ dàng xác định được những vùng trung tâm do các tế bào sắc tố đậm màu hơn, tập trung nhiều hơn. Mặt khác, kích thước của các mảng nám hoàn toàn không đồng đều mà to, nhỏ xen kẽ với nhau.

Nám da nội tiết chủ yếu xuất hiện trên gò má

  • Về vị trí nám: tình trạng nám nội tiết phần lớn xuất hiện ở vùng da hai bên gò má. Tuy nhiên, một vài trường hợp vẫn có thể mọc ở trán, vùng thái dương hoặc cánh tay. Ngoài ra, nếu tình trạng nám nội tiết không được điều trị sớm có thể tạo cơ hội để chúng phát triển và lan tỏa sang nhiều vùng da lân cận một cách nhanh chóng.

  • Đặc trưng: bệnh nhân bị nám da nội tiết thường đi kèm với một số dấu hiệu của tình trạng rối loạn nội tiết tố bên trong cơ thể. Chẳng hạn như rối loạn giấc ngủ, mọc mụn, rối loạn kinh nguyệt,...

Với những chia sẻ trên đây, hy vọng bạn đọc đã có được câu trả lời cho thắc mắc nám da là gì? Ngoài ra, mọi người còn được cung cấp thêm một số thông tin liên quan nguyên nhân hình thành và triệu chứng lâm sàng của từng dạng nám da. Và nếu bạn đang muốn tìm một địa chỉ thăm khám uy tín thì Bệnh viện MEDLATEC với hơn 25 năm kinh nghiệm là một gợi ý không tồi. Khoa da liễu của bệnh viện sở hữu đội ngũ bác sĩ, y tá chuyên nghiệp giúp chẩn đoán nhanh và chuẩn xác nhất sẽ đáp ứng mọi yêu cầu của quý khách.

Video liên quan

Chủ đề