Ví dụ về cạnh tranh giữa các ngành với nhau

Cạnh tranh là gì luôn là vấn đề được tất cả mọi người quan tâm. Có thể nói cạnh tranh là sản phẩm tất yếu của sự phát triển nền kinh tế xã hội. Trong mọi phương diện của cuộc sống ý thức vươn lên luôn là yếu tố chủ đạo hướng suy nghĩ và hành động của con người. Vậy cụ thể khái niệm này ra sao, hãy cùng công ty kế toán bePro.vn tìm hiểu bài viết sau! 

Cạnh tranh là gì?

Cạnh tranh là khái niệm rất rộng, xuất hiện trong hầu hết các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội. Từ cuộc sống sinh hoạt hằng ngày đến các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá, thể thao… Và có khá nhiều định nghĩa, cách hiểu khác nhau về cạnh tranh.

Định nghĩa cạnh tranh trong doanh nghiệp

Trong kinh tế học, khái niệm cạnh tranh (tiếng Anh là Competition). Được định nghĩa là một quá trình đấu tranh qua lại giữa các chủ thể kinh tế. Trong quá trình đó, mục tiêu chính đó là chiếm lĩnh thị phần khách hàng, tăng mức tiêu thụ, tăng lợi nhuận cho DN. Đây là một quá trình khốc liệt đòi hỏi các DN phải có chiến lược cụ thể, nếu không sẽ bị đào thải khỏi thị trường. 

Nói một cách đơn giản, cạnh tranh chính là toàn bộ nỗ lực của DN để cố gắng giành lấy khách hàng. Bằng cách cung cấp các sản phẩm khác nhau, giao dịch tốt hơn, chất lượng phục vụ tốt hơn…

Ví dụ về cạnh tranh giữa các ngành với nhau
Ví dụ về cạnh tranh giữa các ngành với nhau

Cạnh tranh là gì và phân loại các loại hình cạnh tranh

Khái niệm sức cạnh tranh là gì

Một sản phẩm muốn có vị trí vững chắc trên thị trường và muốn thị trường của nó ngày càng mở rộng. Thì nó phải có điểm mạnh và có khả năng để nâng cao sức cạnh tranh của mình trên thị trường đó. Sức cạnh tranh của hàng hoá được hiểu là tất cả các đặc điểm, yếu tố, tiềm năng. Mà sản phẩm đó có thể duy trì và phát triển vị trí của mình trên thương trường cạnh tranh một các lâu dài và có ý nghĩa.

Để đánh giá được một sản phẩm có sức cạnh tranh mạnh hay không thì cần dựa vào các nhân tố sau:

– Giá thành sản phẩm và lợi thế về chi phí (khả năng giảm chi phí đến mức tối đa).

– Chất lượng sản phẩm và khả năng đảm bảo nâng cao chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp.

– Các dịch vụ đi kèm sản phẩm.

Các loại hình cạnh tranh

Bên cạnh việc trả lời câu hỏi: “Cạnh tranh là gì?”. Thì chúng ta cần quan tâm đến loại hình để hiểu về cạnh tranh một cách rõ ràng hơn.

1. Căn cứ vào chủ thể tham gia thị trường

Cạnh tranh giữa người mua và người bán

Người mua muốn mua hàng hóa với giá thấp nhất. Còn người bán lại muốn bán hàng hóa của mình với giá cao nhất. Sau khi thương lượng giữa hai bên, giá cuối cùng sẽ được hình thành.

Cạnh tranh giữa người mua với người mua

Tùy thuộc vào mức độ cung cầu trên thị trường, mức độ cạnh tranh sẽ thay đổi. Khi lượng cung nhỏ hơn lượng cầu, giá cả hàng hóa sẽ tăng, cạnh tranh trở nên gay gắt. Người mua phải chấp nhận giá cao hơn để mua được thứ mà họ cần.

Cạnh tranh giữa người bán và người bán

Đây là cuộc cạnh tranh giữa các nhà cung cấp hàng hóa để tranh giành KH và chiếm thị trường. Dẫn đến giá cả hàng hóa sẽ giảm xuống có lợi cho người mua.

Ví dụ về cạnh tranh giữa các ngành với nhau
Ví dụ về cạnh tranh giữa các ngành với nhau

Cạnh tranh là gì và phân loại các loại hình cạnh tranh

2. Căn cứ vào phạm vi các ngành kinh tế

Cạnh tranh trong nội bộ ngành

Là sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cùng sản xuất hoặc tiêu thụ một loại hàng hóa. Nhằm giành giật điều kiện sản xuất và tiêu thụ có lợi nhất để thu được lợi nhuận siêu ngạch.

Ví dụ: Coca cola và Pepsi được coi là cạnh tranh trong nội bộ ngành nước giải khát có ga. Hay như Samsung và Apple là các đối thủ cạnh tranh trong nội bộ ngành di động thông minh.

Cạnh tranh giữa các ngành với nhau

Các DN ở các ngành kinh tế cạnh tranh với nhau với mục đích thu lợi nhuận cao nhất về mình. Sự phân bổ vốn đầu tư giữa các ngành kinh tế một cách tự nhiên sẽ hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân.

3. Căn cứ vào tính chất của việc cạnh tranh

Cạnh tranh hoàn hảo

Cạnh tranh hoàn hảo xảy ra khi có nhiều người bán cùng một loại sản phẩm. Không có sự khác biệt về mẫu mã, công dụng cạnh tranh với nhau. Nhưng không có ai đủ khả năng khống chế giá hàng hóa trên thị trường. Để có thể dẫn đầu trong cuộc cạnh tranh hoàn hảo này, người bán sẽ phải giảm giá. Hoặc tìm ra sự khác biệt trong sản phẩm của mình so với những người bán khác.

Cạnh tranh không hoàn hảo

Là cuộc cạnh tranh giữa những người bán có sản phẩm không hoàn toàn giống nhau.

Cạnh tranh độc quyền

Cạnh tranh độc quyền xảy ra khi trong thị trường có rất ít người bán hàng hóa, dịch vụ đó. Giá cả của sản phẩm sẽ do chính người bán quyết định. Không dựa vào mối quan hệ cung – cầu.

Ví dụ về cạnh tranh giữa các ngành với nhau
Ví dụ về cạnh tranh giữa các ngành với nhau

Khái niệm và phân loại các loại hình cạnh tranh

4. Căn cứ vào thủ đoạn cạnh tranh

Cạnh tranh lành mạnh

Là cuộc cạnh tranh không vi phạm pháp luật, phù hợp với chuẩn mực xã hội. Diễn ra một cách công khai và công bằng với đôi bên.

Cạnh tranh không lành mạnh

Là cuộc cạnh tranh trái với luật pháp, dựa vào những kẽ hở của pháp luật và bị xã hội lên án. Ví dụ: trốn thuế, buôn bán lậu,…

Kết luận:

Vừa rồi là những chia sẻ của bePro.vn về cạnh tranh là gì và phân loại các loại hình cạnh tranh. Hy vọng bài viết mang lại nguồn thông tin phù hợp với bạn. Ngoài ra bạn có thắc mắc về các dịch vụ kế toán liên quan. Hãy liên hệ đến dịch vụ kế toán thuế bePro.vn để được tư vấn tận tình, miễn phí nhé ! 

Hiện nay, nền kinh tế ngày càng phát triển, cạnh tranh là động lực để phát triển các thành phần kinh tế. Nhiều khách hàng vẫn thường thắc mắc và lo ngại về môi trường kinh doanh không bình đẳng, hành vi cạnh tranh không lành mạnh.

Vậy cạnh tranh là gì, sức mạnh của cạnh tranh, một số hành vi cạnh tranh không lành mạnh là như thế nào. Để giải đáp thắc mắc và hỗ trợ tư vấn thêm Luật Hoàng Phi xin chia sẻ bài viết dưới đây.

Cạnh tranh là sự thi đua, đấu tranh giữa các nhà kinh doanh về mặt kinh tế để có thể đạt được những điều kiện thuận lợi trên cùng thị trường bằng một số phương thức khác nhau.

Cạnh tranh là thuật ngữ được sử dụng khá phổ biến trong một số lĩnh vực như: kinh tế, thương mại, chính trị, thể thao…để có thể phát triển và đưa tổ chức mình đi lên, cần phải có những mục tiêu cạnh tranh nhất định nhằm đáp ứng được nhu cầu và sự phát của tổ chức.

Mục đích của cạnh tranh

Ngoài hiểu rõ thông tin cạnh tranh là gì, chúng tôi xin cung cấp thêm thông tin về mục đích cạnh tranh như sau:

– Cạnh tranh giành được nhiều lợi nhuận từ cá nhân, tổ chức khác.

– Có chỗ đứng trong thị trường, nguồn nguyên liệu dồi dào, thu hút nhiều khách hàng….sẽ có nhiều ưu thế, thuận lợi cho sự phát triển và doanh thu cao.

– Cạnh tranh giúp giành được nhiều lợi thế, tránh được những rủi ro và thiệt hại trong suốt quá trình kinh doanh.

– Cạnh tranh là động lực để cá nhân, tổ chức phấn đấu, thay đổi và nỗ lực phát triển về mọi mặt

– Sự cần thiết về cạnh tranh chính là động lực để phát triển kinh tế thị trường. Cạnh tranh sẽ tạo ra sức ép và kích thích sự tìm tòi, sáng tạo và phát triển về mọi mặt.

– Hiện nay, thị trường ngày càng hội nhập cạnh tranh đã được các quốc gia trên thế giới thừa nhận và coi trọng, mục đích là phát triển kinh tế, các mối quan hệ xã hội, nâng cao hiểu biết toàn xã hội.

– Cạnh tranh là con đường để tồn tại , duy trì của doanh nghiệp.

– Ví dụ về cạnh tranh như sau:

+ Cạnh tranh về các cửa hàng trên một dãy phố, các bên cửa hàng thường chọn và trưng bày các sản phẩm đẹp, giá cả hợp lý, nhân viên tư vấn tốt…

+ Cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng: hiện nay ở Việt Nam có rất nhiều ngân hàng như ngân hàng nông nghiệp phát triển nông thôn, ngân hàng Việt Nam thịnh vượng, ngân hàng thương mại cổ phần công thương….Các ngân hàng sẽ có hình thức chuyển tiền, cho vay vốn, gửi tiết kiệm khác nhau để thu hút khách hàng.

Ví dụ về cạnh tranh giữa các ngành với nhau

Đặc điểm cơ bản của cạnh tranh

Đặc điểm cơ bản của cạnh tranh như sau

– Thứ nhất: Giữa các chủ thể kinh doanh cạnh tranh là hiện tượng xã hội đang diễn ra khá phổ biến

+ Các doanh nghiệp muốn  tồn tại và kinh tế đi lên thì có cạnh trạnh, nhằm mục đích mở rộng thị trường, đây là động lực để thúc đẩy việc kinh doanh tốt hơn.

+ Cạnh tranh chỉ tồn tại trong trường hợp có quyền tự do hành xử trên thị trường, tự chịu trách nhiệm tiến hành các cuộc cạnh tranh giành cơ hội phát triển trên thị trường.

– Thứ hai: Có thể hiểu cạnh tranh chính là sự thi đua giữa các doanh nghiệp. Đây là phương thức giải quyết mâu thuẫn về lợi ích giữa các nhà kinh doanh

Trong hoạt động kinh doanh, động lực để gia nhập thị trường, là thước đo chứng minh sự thành đạt và mục tiêu hướng tới của doanh nghiệp

Cạnh tranh không lành mạnh

Cạnh tranh không lành mạnh là hành vi thực hiện trong suốt quá trình kinh doanh không tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật và trái với chuẩn mực thông thường.

Hành vi cạnh tranh không lành mạnh  có thể gây ra thiệt hại và ảnh hưởng xấu đến hoạt động kinh doanh giữa các doanh nghiệp với nhau. Ngoài ra còn có thể ảnh hưởng đến lợi ích nhà nước và quyền lợi của tất cả người tiêu dùng.

Chủ thể đứng đầu thực hiện tiếp quản các hoạt động cạnh tranh  gồm:

+ Tổ chức

+ Doanh nghiệp

+ Cá nhân kinh doanh

+ Hiệp hội các ngành nghề hoạt động tại Việt Nam

Đặc điểm của một số hành vi cạnh tranh không lành mạnh

– Thực hiện các hành vi cạnh tranh không chính đáng, phù hợp với các hoạt động kinh doanh.

– Hoạt động mang tính chất đối lập, trái với các quy chuẩn, nguyên tắc trong hoạt động kinh doanh.

– Hành vi cạnh tranh không lành mạnh là một trong những hành động phải ngăn chặn và xử lý kịp thời trước khi để phát triển manh mẽ và lan rộng gây ra hậu quả thiệt hại nghiêm trọng.

Một số hành vi cạnh tranh không lành mạnh như sau:

– Hành vi cố ý mỉa mai, bêu xấu, hạ thấp doanh nghiệp khác.

– Hành vi ép buộc trong hoạt động kinh doanh

– Hành vi làm loạn, gây rối các hoạt động kinh doanh

– Hành vi có liên quan đến bí mật kinh doanh

– Cố tình thực hiện các hành vi gây ra nhầm lẫn trong kinh doanh

– Thực hiện truyền bá, quảng bá các hành vi không lành mạnh nhằm cạnh tranh bất tranh.

– Và một số hành vi không lành mạnh khác như: sở hữu trí tuệ, phân biệt đối xử….

Hậu quả của cạnh tranh không lành mạnh như sau:

– Gây ra thiệt hại nghiêm trọng về mọi mặt, ảnh hưởng xấu tới chuẩn mực và nguyên tắc xã hội.

– Tạo nên những sự không công bằng ảnh hưởng tới sự phát triển của cộng đồng và cả xã hội.

– Làm mất lòng tin của tất cả mọi người, gây ra những vấn đề không tin tưởng lẫn nhau trong kinh doanh.

Trên đây là toàn bộ những thông tin tư vấn về cạnh tranh là gì, sức mạnh của cạnh tranh, một số hành vi cạnh tranh không lành mạnh là như thế nào để quý khách hàng tham khảo.