Về sơ đồ các cách phát triển từ vựng

Biến đổi (tăng thêm) nghĩa của từ [edit]

  • Cùng với sự phát triển của xã hội, từ vựng của ngôn ngữ cũng không ngừng phát triển. Một trong những cách phát triển từ vựng tiếng Việt là phát triển nghĩa của từ ngữ trên cơ sở nghĩa gốc của chúng.
  • Có hai phương thức chủ yếu phát triển nghĩa của từ ngữ: phương thức ẩn dụ và phương thức hoán dụ.

             - Ẩn dụ và hoán dụ là phương thức lấy tên gọi (A) của sự vật này (x) để gọi cho sự vật khác (y).

                  + Phương thức ẩn dụ: dựa vào mối quan hệ tương đồng (giống nhau về một khía cạnh nào đó) giữa hai sự vật.

                   + Phương thức hoán dụ: dựa vào mối quan hệ tương cận (gần gũi, luôn đi đôi) giữa hai sự vật.

             - Như vậy, ẩn dụ và hoán dụ là phương thức phát triển nghĩa của từ (ẩn dụ và hoán dụ ngôn ngữ) cũng giống như ẩn dụ và hoán dụ là biện pháp tu từ (ẩn dụ và hoán dụ tu từ). Chỉ có điều, ẩn dụ và hoán dụ ngôn ngữ tạo ra các nghĩa ổn định gắn với từ và không còn sắc thái biểu cảm cao. Trong khi đó, ẩn dụ và hoán dụ tu từ tạo ra các nghĩa lâm thời, gắn với hoàn cảnh sử dụng cụ thể nhằm đạt được hiệu quả tu từ, biểu cảm trong diễn đạt.

Về sơ đồ các cách phát triển từ vựng
 Từ “miệng” có nhiều nghĩa:

(1)  Há miệng ra

(2)  Miệng cốc

(3)  Nhà có năm miệng ăn

Các nghĩa (2), (3) là các nghĩa ổn định của từ “miệng”, được chuyển nghĩa dựa theo phương thức ẩn dụ và hoán dụ ngôn ngữ.

Về sơ đồ các cách phát triển từ vựng
“Áo chàm đưa buổi phân li

                Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay”

                                                                                  (Tố Hữu)

Nghĩa của từ “áo chàm” chỉ “đồng bào Việt Bắc” không phải là nghĩa ổn định. Đây là hoán dụ tu từ.

  • Sự phát triển nghĩa của từ làm cho một số từ trở thành các từ nhiều nghĩa. Trong số các nghĩa đó, có nghĩa gốc và các nghĩa chuyển. Sự chuyển nghĩa trong một số từ có thể có măt cả hai phương thức ẩn dụ và hoán dụ.

Từ ngữ mới [edit]

  • Ngoài phương thức phát triển từ vựng bằng cách tạo thêm nghĩa mới cho những từ ngữ đã có, còn có phương thức tạo thêm từ ngữ mới.
  • Việc tạo ra những từ ngữ hoàn toàn mới là ít hơn nhiều so với việc tạo ra từ ngữ mới từ những yếu tố có sẵn theo hai phương thức cơ bản là ghép và láy. Trong hai phương thức này thì phương thức ghép có sức sản sinh cao hơn.

Về sơ đồ các cách phát triển từ vựng
xe + đạp = xe đạp => xe đạp + điện = xe đạp điện

Về sơ đồ các cách phát triển từ vựng
quần + áo = quần áo => quần quần áo áo

Từ ngữ vay mượn [edit]

Mượn từ ngữ nước ngoài cũng là một cách phát triển từ vựng và đó là một hiện tượng phổ biến của tất cả các ngôn ngữ trên thế giới. Tuy nhiên, khi mượn cần cân nhắc, tránh lạm dụng làm ảnh hưởng không tốt đến tiếng mẹ đẻ.

Về sơ đồ các cách phát triển từ vựng
ma-két-tinh, com-pu-tơ, xà-phòng,…


Page 2

Bỏ qua 🔴 Buổi học Live sắp tới

Không có sự kiện nào sắp diễn ra


Page 3

Đường hướng và cách tiếp cận xây dựng khoá học

Khoá học được xây dựng dựa trên năng lực đầu ra của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo dành cho học sinh hết lớp 9. Mục tiêu của mỗi bài học được xây dựng bám theo thang tư duy mới của Bloom đi từ thấp lên cao, hướng tới khả năng vận dụng kiến thức và kỹ năng của học sinh. Các bài học về thành tố ngôn ngữ như Từ vựng, Phát âm, Ngữ pháp được xây dựng theo hướng tiếp cận lồng ghép, gắn kết với nhau và với chủ đề của bài học, tạo cho học sinh có thêm nhiều cơ hội sử dụng tiếng Anh. Các bài học về kỹ năng được xây dựng nhằm hình thành năng lực chủ đạo theo chương trình sách giáo khoa, đồng thời có mở rộng sang một số năng lực chưa được hướng dẫn kỹ càng trong sách giáo khoa. Các tiểu kỹ năng của năng lực đọc hiểu và viết được hướng dẫn chi tiết, cụ thể, theo từng bước nhỏ, giúp học sinh có khả năng hình thành được năng lực đọc và viết sau khi kết thúc bài học.


Nội dung khoá học

Khoá học bám sát chương trình sách giáo khoa tiếng Anh 9 (chương trình thí điểm của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo) về chủ đề, chủ điểm, kỹ năng, kiến thức. Mỗi bài học được chia thành các nội dung chính: (1) Tóm tắt lý thuyết (Lesson summary): hướng dẫn về kiến thức ngôn ngữ/ kỹ năng ngôn ngữ dưới dạng hình ảnh hoá hay sơ đồ tư duy để học sinh dễ dàng ghi nhớ kiến thức/ các bước kỹ năng. (2) Video bài giảng (phát âm): video ngắn giúp học sinh ghi nhớ những kiến thức trọng tâm với sự hướng dẫn của thầy/ cô giáo. (3) Bài tập thực hành (practice task) giúp học sinh thực hành nội dung kiến thức, kỹ năng vừa được học. (4) Quiz: đây là hình thức đánh giá thường xuyên dưới dạng trặc nghiệm khách quan giúp giáo viên người học đánh giá được năng lực vừa được hình thành trong mỗi bài học. (5) Kiểm tra cả bài (unit test): đây là hình thúc đánh giá tổng kết dưới dạng trắc nghiệm khách quan, và tự luận giúp giáo viên và người học đánh giá được năng lực được hình thành trong cả bài học lớn (unit).


Mục tiêu khoá học

Khoá học tiếng Anh 9 được xây dựng với mục đích hỗ trợ học sinh theo học chương trình tiếng Anh 6 mới của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo một cách cách dễ dàng và hiệu quả hơn. Kết thúc mỗi bài học trong khoá học, học sinh có khả năng vận dụng được những kiến thức và kỹ năng học được trong chương trình sách giáo khoa mới vào những bối cảnh thực hành tiếng Anh tương tự.

Đối tượng của khóa học

Khóa học được thiết kế dành cho các em học sinh lớp 9, tuy nhiên các em học sinh lớp trên vẫn có thể học để ôn lại kiến thức, hoặc sử dụng để tra cứu các kiến thức đã quên.

Về sơ đồ các cách phát triển từ vựng

  • Người quản lý: Nguyễn Huy Hoàng
  • Người quản lý: Phạm Xuân Thế

  • lý thuyết
  • trắc nghiệm
  • hỏi đáp
  • bài tập sgk

Lập sơ đồ hệ thống hoá các cách phát triển của từ vựng. Mỗi cách phát triển, lấy một ví dụ cụ thể.

Các câu hỏi tương tự

Đề : Nếu kinh tế ít carbon là 1 mô hình phát triển kinh tế rất tiện lợi , vừa phát triển kinh tế xã hội , vừa bảo vệ môi trường sinh thái . Nếu kinh tế này lấy mục tiêu giảm khí thải nhà kính, áp dụng hệ thống phát triển kinh tế ít tiêu hao năng lượng, ít ô nhiễm qua việc phát triển các nguồn năng lượng sạch như năng lượng gió, năng lượng mặt trời, năng lượng hạt nhân , năng lượng địa nhiệt để thay thế cho than , dầu khô , từ đó giảm thải khi carbon giảm hiệu ứng nhà kính trên trái đất, các nước trên thế giới đã bắt đầu sử dụng nguồn năng lượng ăn toàn và mối nguy hiểm của việc thay đổi khí hậu. Thế giới đoàn kết lại và cùng nhau cô gắng để bảo vệ mái nhà chung 

1 ) NÊU NỘI DUNG CỦA ĐOẠN TRÍCH TRÊN 

2 ) CHỈ RA 1 THUẬT NGỮ ĐÃ SỬ DỤNG TRONG ĐOẠN TRÍCH . ĐẶT CÂU VỚI THUẬT NGỮ TÌM ĐC 

3 ) QUA ĐOẠN TRÍCH , AM HIỂU THẾ NÀO LÀ NGUỒN NĂNG LƯỢNG SẠCH 

4 ) TỪ CÂU CUỐI CỦA ĐOẠN TRÍCH ( thế giới đang đoàn kết lại và cùng nhau cố gắng để bảo vệ mái nhà chung ) , EM HÃY VIẾT 3-5 CÂU NÊU SUY NGHĨ CỦA EM VỀ TRÁCH NHIỆM BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA MÌNH

-Cô mình bảo đề này có thể sẽ ra thi , nên mình muốn chia sẽ để các bạn làm tiện cho mình có thêm chút kiến thức , mong các bạn trả lời vô phần câu hỏi 🥺

Bài 1: Vận dụng kiến thức đã học về phép tu từ từ vựng để phân tích hiệu quả của việc sử dụng các biện pháp tu từ trong những ví dụ sau:

a, Ruộng nương anh gửi bạn thân cày   Gian nhà không mặc kệ gió lung lay

   Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính.

b, Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước

   Chỉ cần trong xe có một trái tim”

c, Ung dung buồng lái ta ngồi,
    Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng.

 d,  Mặt trời xuống biển như hòn lửa

      Sóng đã cài then đêm sập cửa

      Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi

      Câu hát căng buồm cùng gió khơi.

e, Hồi nhỏ sống với đồng   với sông rồi với bể   hồi chiến tranh ở rừng

   vầng trăng thành tri kỷ

f, Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa   Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ   Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm   Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm,   Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi,   Nhóm niềm xôi gạo mới, sẻ chung vui,

    Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ...

g, Ðất nước bốn nghìn năm    Vất vả và gian lao    Ðất nước như vì sao

    Cứ đi lên phía trước.

h. Một dãy núi mà hai màu mây

    Nơi nắng nơi mưa, khí trời cũng khác

    Như anh với em, như Nam với Bắc

    Như đông với tây một dải rừng liền.                  

k. Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người. Tre, anh hùng lao đông! Tre, anh hùng chiến đấu!