Vân tưởng y thường hoa tưởng dung nghĩa là gì

Thanh bình điệu là một điệu nhạc danh tiếng được mọi người ái mộ dưới đời Đường. Theo Nhạc sử, trong năm Thiên Bảo, khi Lý Bạch ở toà Hàn Lâm, trong cung mới bắt đầu trồng một loài hoa mẫu đơn rất quý, được gọi là mộc thược dược. Tại đình Trầm Hương, người ta trồng bốn loại quý nhất vừa mới tìm ra. Ngày hoa nở đầu tiên, Đường Minh Hoàng đưa Dương Quý Phi đến thưởng hoa. Ban nhạc do nhạc trưởng Lý Quý Niên điều khiển, toan cất tiếng hát, Đường Minh Hoàng ngăn lại và nói: "Thưởng danh hoa, đối phi tử, sao lại dùng những bài hát cũ?" Rồi Minh Hoàng truyền Lý Quý Niên cầm giấy hoa vàng đòi Lý Bạch đến, bảo Lý Bạch làm ngay ba bài Thanh bình điệu. Bấy giờ Lý Bạch còn say rượu (có nơi nói Dương Quý Phi phải phun nước lạnh vào mặt mới bàng hoàng tỉnh lại) liền vung bút viết ngay ba bài.

Giai thoại này còn thêm một biến cố nhỏ. Cũng trong thời gian được vua yêu chuộng, một hôm trong lúc say rượu, Lý Bạch đã đưa chân cho Cao lực sĩ tháo giày cũ thay giày mới vừa được vua ban sủng ái, Cao lực sĩ đành phải làm nhưng trong lòng căm giận, liền nhân bài hát này, dèm pha với Dương Quý Phi rằng Lý Bạch có ý ngạo mạn khi ví Dương Quý Phi với nàng Triệu Phi Yến (kỳ 2), một phi tần thất sủng của vua Thành Đế nhà Hán. Vì thế mà nhiều lần Minh Hoàng muốn phong quan chức cho Lý Bạch nhưng vẫn không thành, vì Dương Quý Phi cản trở. Lý Bạch không tiến thân được ở Trường An, phải xin vua trở về quê, rồi đi ngao du, vui với danh lam thắng cảnh của miền trung và nam Trung Hoa.

Thanh bình điệu quả là một bài thơ định mệnh. Được quân vương sủng ái, đãi ngộ như tân khách cũng nhờ nó, mà công thành dở dang cũng vì nó. Nhưng có lẽ tiền định cả. Trời cao đã không để cho Lý Bạch say men chính quyền hay nhẹ bước đường mây. Bắt Lý Bạch phải say rượu, say thú phong lưu, say văn chương thi phú, phải dang dở trên đường tiến thân, thì hậu thế mới được thưởng thức mấy ngàn bài thơ trác tuyệt, văn học sử Trung Hoa mới có nhà thơ tiên của vạn đời.

Thanh bình điệu quả là một bài thơ định mệnh. Được quân vương sủng ái, đãi ngộ như tân khách cũng nhờ nó, mà công thành dở dang cũng vì nó. Nhưng có lẽ tiền định cả. Trời cao đã không để cho Lý Bạch say men chính quyền hay nhẹ bước đường mây. Bắt Lý Bạch phải say rượu, say thú phong lưu, say văn chương thi phú, phải dang dở trên đường tiến thân, thì hậu thế mới được thưởng thức mấy ngàn bài thơ trác tuyệt, văn học sử Trung Hoa mới có nhà thơ tiên của vạn đời.

"Giáo sư Vũ Khiêu là một vị đạo cao đức trọng, học thức uyên thâm và đã nổi tiếng về tài làm câu đối. Nhưng trong trường hợp này khi giáo sư làm câu đối tặng Kỳ Duyên thì quả thật đây là đôi câu đối rất dở:

“Trí như bạch tuyết tâm như ngọc/Vân tưởng y thường hoa tưởng dung”.

Vế thứ 2 “Vân tưởng y thường hoa tưởng dung" là một câu thơ của Lý Bạch trong bài “Thanh bình điệu”.

Còn vế thứ nhất thì không hiểu là câu thơ của ai hay là câu của GS Vũ Khiêu. Nhưng đọc kỹ thì thấy “Trí như bạch tuyết” – không hiểu giáo sư có định mỉa mai Kỳ Duyên không khi nói rằng trí tuệ của cô trắng như tuyết. Một bộ óc mà trắng như tuyết thì có nghĩa là… chẳng biết gì!

Về luật đối âm, đối chữ ở trong đôi câu đối này cũng sai. Chẳng ai đi đối “Trí” với “Vân”, “Bạch tuyết” với “Y thường”… Những ai có chút hiểu biết về luật đối có thể dễ dàng nhận ra.

Thế mới biết đụng chạm đến chuyện chữ nghĩa thì chớ nên đùa. Chữ nghĩa không phải là má cô hoa hậu để mà thơm lúc nào cũng được.

T.L

Phản hồi:

Bs Căn (99hung…@gmail.com)

Giá GS thơm trán cô hoa hậu và không nên tặng câu đối thì hay!

Nguyễn Tuấn Phú:

Có mấy ai sống cả trăm tuổi còn được minh mẫn để làm thơ phú, chúng ta cũng thông cảm cho giáo sư khi tuổi cao trí óc sẽ không đủ sáng suốt nữa.

Nguyễn Thuận:

2 câu đối nửa ta nửa tàu, câu đầu chẳng dính dáng gì đến câu sau, mà lại còn đạo thơ của Lý Bạch.

Hoàng Anh (hoanganhdinh21…@gmail.com):

Có phân tích này hay mình đọc được ở trên mạng, copy cho mọi người xem: "Hai câu này về vần điệu đã sai, mà cũng chẳng ra là câu đối. Câu đầu thì dùng chữ Hán Việt, câu sau lại dùng rặt chữ Hán, ý tứ 2 câu lại chẳng có chút nào liên quan.

Được biết câu thứ 2 "Vân tường y thường hoa tường dung" là ông đạo của Lý Bạch. Đây là câu thơ trong bài Thanh Bình Điệu, tả vẻ đẹp gợi dục của Dương Quý Phi sau 1 đêm mây mưa với Đường Minh Hoàng!

"Vân tường y thường hoa tường dung" có nghĩa là "nhìn mây ngỡ xiêm y của nàng, nhìn hoa ngỡ dung nhan của nàng"! Ai đời 1 cụ già trăm tuổi lại đi tặng 1 cô gái đáng tuổi cháu ngoại 1 câu thơ tình đắm đuối như vậy!"

Linh Đinh (tuyendan…@gmail.com):

GS Vũ Khiêu lại tặng cho cô hoa hậu 1 câu "Trí như bạch tuyết"... Đời thuở nay người ta chỉ ví da trắng như bạch tuyết, không có tì vết, chứ chưa thấy ai ví trí não như bạch tuyết bao giờ! Trí não mà trắng xóa 1 màu như bạch tuyết, chẳng có dấu vết gì trong đó, thì đích thị là não rỗng rồi chứ gì nữa?!

Lam Giang:

GS đã 100 tuổi rồi nên sự minh mẫn giảm sút là lẽ đương nhiên thôi mà!

Trần Lợi (Loidragon20..@yahoo.com)

Người già đôi khi cũng mắc lỗi, hãy đừng nói giáo sư nữa, tôi cũng không đồng ý với hình ảnh này, nếu là cháu gái của mình thì cũng chấp nhận được

Chủ đề