Vấn đề đời sống được gợi ra từ cuốn sách là gì

Soạn bài Trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống được gợi ra từ cuốn sách đã đọc Kết nối tri thức

1. Trước khi nói

a) Chuẩn bị nội dung nói

- Lựa chọn vấn đề: Trong các vấn đề đời sống mà cuốn sách đã gợi lên, em hãy chọn một vấn đề mà mình có nhiều ý kiến muốn chia sẻ nhất để chuẩn bị bài nói.

- Tìm ý: Để tìm ý cho bài nói, cần tự đặt ra và trả lời các câu hỏi như:

+ Vấn đề đời sống được gợi ra từ cuốn sách là gì?

+ Chi tiết, sự việc nào trong cuốn sách cho thấy rõ vấn đề ấy?

+ Ý kiến của em về vấn đề đó: Em đồng ý hay không đồng ý? Vì sao?

+ Hành động của em trước vấn đề cuốn sách đặt ra?

+ Em muốn trao đổi gì với người nghe, với tác giả và những người đọc khác?

- Sắp xếp ý: Sắp xếp các ý đã tìm ở trên theo một trật tự lô-gic và bổ sung, sửa chữa nếu cần để tạo thành đề cương của bài nói với các thông tin cụ thể sau:

+ Tên sách và tác giả của cuốn sách đã gợi lên vấn đề đời sống mà em muốn bày tỏ ý kiến.

+ Vấn đề đời sống mà em muốn bàn.

+ Ý nghĩa của cuốn sách trong việc giúp em có cái nhìn sâu sắc, toàn diện hơn về các vấn đề đời sống.

b) Tập luyện

Em có thể luyện nói một mình hoặc cùng các bạn trong nhóm. Nếu tập luyện theo nhóm, cần góp ý với nhau về nội dung và cách trình bày để bài nói được xây dựng hoàn chỉnh và khả năng thuyết trình của mỗi người được nâng lên.

2. Trình bày bài nói

- Trình bày lần lượt các ý đã được xác định trong đề cương bài nói.

- Sử dụng lí lẽ và bằng chứng cụ thể (dẫn từ sách hoặc đời sống thực) để làm rõ vấn đề.

- Bộc lộ được cảm xúc, thái độ phù hợp.

Bài nói tham khảo

Xin kính chào tất cả quý thầy cô và các bạn. Mình tên là......... Nhắc tới tình cảm gia đình chúng ta thường nói tới tình mẫu tử. Quả thật, từ bao đời nay, ơn sinh thành của bậc cha mẹ luôn là rộng lớn, cao cả nhất. Chúng ta, những phận làm con, cả đời chẳng bao giờ trả nổi. Khó lòng có thể nói sự hi sinh của cha hay mẹ là nhiều hơn, song, có thể thấy rằng khi nhắc đến sự hi sinh người ta hay nhắc về người mẹ, còn người cha thường được nghĩ tới là trụ cột trong gia đình. Tình mẹ vẫn luôn là tình cảm cao quý, thiêng liêng và đồng thời cũng là niềm cảm hứng cho văn học muôn đời. Đẹp đẽ mà lại giản dị, chân lý này lại được khẳng định trong câu chuyện “sự tích cây vú sữa”

Vấn đề đời sống được gợi ra từ cuốn sách là gì

Ngày xưa có 2 mẹ con sống với nhau. Thương con trai côi cút, người mẹ hết sức nuông chiều con. Càng được mẹ nuông chiều, cậu bé càng ham chơi và không biết thương mẹ. Những trò chơi của cậu bé thường rất tai quái. Sợ con gặp nguy hiểm, mẹ đã mắng con một vài câu. Thế mà, cậu bé tức giận vùng vằng bỏ đi. Cậu ta chẳng nghĩ đến mẹ ở nhà mỏi mắt chờ mong. Không biết cậu đã đi bao lâu. Một hôm, vừa đói vừa rét lại bị trẻ lớn hơn bắt nạt. Cậu mới tìm đường về nhà. Cảnh vật vẫn như xưa nhưng không thấy mẹ đâu, cậu khản cả tiếng gọi mẹ rồi ôm một cây xanh trong vườn mà khóc. Kỳ lạ thay, cây xanh bỗng run rẩy, quả xuất hiện, lớn nhanh, da căng mịn, xanh óng ánh rồi chín. Một quả rơi vào lòng cậu bé, cậu vừa chạm vào, một dòng sữa trắng trào ra ngọt như dòng sữa mẹ. Cậu bé nhìn lên tán lá và òa khóc. Cây xòa cành ôm lấy như tay mẹ âu yếm vỗ về. Trái cây thơm ngon ở vườn nhà cậu ai cũng thích, họ đem về gieo trồng khắp nơi và gọi đó là cây vú sữa.

Mô típ của câu chuyện không có sự khác biệt so với các tác phẩm cổ tích khác, vẫn giữ nguyên yếu tố thần kì, giải thích về hiện tượng tự nhiên theo góc nhìn thần thoại, tuy nhiên không vì vậy mà nó thiếu đi những bài học nhân văn cao cả.

Vấn đề đời sống được gợi ra từ cuốn sách là gì

Bài học về lòng hiếu thảo , chữ Hiếu là phẩm chất cao đẹp của con người, là thước đo nhân phẩm và giá trị. Có thể nói tình mẹ luôn thiêng liêng và cao cả, nhưng đồng thời cũng quá hiển nhiên và đơn giản dễ khiến người ta quên đi sự có mặt của nó. Qua câu chuyện sự tích cây vú sữa này chúng ta thấy được một bài học về lòng hiếu thảo trong gia đình. Đó cũng là ý nghĩa câu chuyện sự tích cây vú sữa muốn truyền đạt đến cho mọi người. Khi ba mẹ còn sống hãy có hiếu, đối xử tốt với ba mẹ. Đừng để đến khi ba mẹ mãi mãi ra đi rồi thì lúc này có hối hận cũng đã quá muộn.

Vấn đề đời sống được gợi ra từ cuốn sách là gì

Cho dù cha mẹ như nào thì cũng là mong những điều tốt đẹp nhất đến cho con cái. Dù thời xưa hay thời nay thì lòng hiếu thảo vẫn luôn được đặt lên hàng đầu. Nếu như không có một trái tim yêu thương rộng lớn thì làm sao có được cuộc sống hạnh phúc. Trong câu chuyện, ta có thể thấy, tình mẹ bao la đến độ kể cả khi đã hóa thành cây, người mẹ vẫn luôn muốn chở che cho đứa con của mình. Ca ngợi sự hiếu thảo, đồng thời tác phẩm cũng phê phán thái độ của người con trong câu chuyện, người con đã đối xử tệ bạc với mẹ của mình và chỉ nhận ra điều đó khi đã quá muộn. Trong cuộc sống cũng có rất nhiều trường hợp đối xử bất hiếu với cha mẹ, đó là những hành động cần phải lên án. Bởi cha mẹ là món quà tuyệt nhất mà thượng đế đã ban tặng cho mỗi người, và hiếu thảo là bổn phận của những đứa con. Trên đây là ý kiến của tôi, rất mong được thầy cô và các bạn nhận xét và góp ý.

3. Sau khi nói

Trao đổi về bài nói theo một số gợi ý sau:

Người nghe

Người nói

- Lắng nghe những chia sẻ của người nói và có thể ghi lại những điểm cần trao đổi, tranh luận.

- Có thể nêu ý kiến, đặt câu hỏi để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề đời sống được gợi ra từ cuốn sách.

- Lắng nghe ý kiến, câu hỏi mà người nghe nêu ra.

- Trả lời để làm rõ hơn vấn đề được nêu hoặc có thể thảo luận để tìm hiểu thêm

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống hay, ngắn gọn khác:

Tri thức Ngữ Văn

Thánh Gióng

Thực hành tiếng Việt trang 9

Sơn Tinh, Thủy Tinh

Thực hành tiếng Việt trang 13

Với soạn bài Trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống được gợi ra từ cuốn sách đã đọc ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 6 Kết nối tri thức với cuộc sống giúp bạn dễ dàng soạn văn 6.

1. Trước khi nói

a. Chuẩn bị nội dung nói 

- Lựa chọn vấn đề: Cô bé bán diêm – sự thờ ơ, vô cảm.

- Tìm ý:

+ Sự thờ ơ, vô cảm qua tác phẩm Cô bé bán diêm của An-đéc-xen.

+ Kết thúc truyện để lại cho em ấn tượng nhất.

+ Thông qua kết thúc truyện, tác giả lên án sự thờ ơ, vô cảm của xã hội.

+ Ý kiến: Chúng trở thành một vấn đề xã hội mà mọi người quan tâm và suy nghĩ. Nó dường như trở nên phổ biến và càng nhanh chóng phát triển.

+ Thay đổi bản thân, lan tỏa yêu thương.

- Sắp xếp:

+ Sự thờ ơ, vô cảm qua tác phẩm Cô bé bán diêm của An-đéc-xen.

Ÿ Thờ ơ, vô cảm trở thành một vấn đề xã hội mà mọi người quan tâm và suy nghĩ. Nó dường như trở nên phổ biến và càng nhanh chóng phát triển.

Ÿ Người đáng lên án đầu tiên đó chính là cha của cô bé, một người cha tàn ác, nhẫn tâm, không thể lo nổi cho con mình còn bóc lột, hành hung cô bé một cách tàn nhẫn. Đó chính là sự tha hóa, bang hoại về đạo đức con người.

Ÿ Không chỉ vậy, chính xã hội cũng thơ ơ, vô cảm với em. Họ không thể mua cho cô bé lấy nổi 1 bao diêm hay cho cô bé bất cứ một thứ gì mà chỉ quan tâm đến bản thân mình. Khi thấy xác cô bé bên đường, sự vô tâm lại càng khiến ta tức giận khi họ chỉ buông một câu xanh rờn “Chắc nó muốn sưởi ấm!”.

→ Lên án, tố cáo sự thơ ơ, vô tâm, vô cảm của một lớp người trong xã hội.

+ Chúng ta phải biết đồng cảm, thương xót trước số phận bất hạnh. Đồng cảm với những ước mơ, khát khao giản dị, chân thành của con người nhỏ bé.

b. Tập luyện

2. Trình bày bài nói

An-đéc-xen đã không dùng đôi cánh tưởng tượng để thoát li mà cúi sát xuống hiện thực khốc liệt của cuộc sống, để cảm thông và yêu thương những số phận bất hạnh, để nhận ra và trân trọng những ước mơ trong sáng, thánh thiện của con người. Ta thấy rõ được sự thờ ơ, vô cảm qua tác phẩm Cô bé bán diêm của An-đéc-xen.

Vô cảm chính là thái độ sống lạnh nhạt, thờ ơ đối với cuộc sống, với những người ở xung quanh chúng ta. Bản thân chúng ta không quan tâm, không có trách nhiệm đối với chính bản thân mình và với người khác. Hiện nay khi đất nước ngày càng phát triển thì vô cảm càng dễ dẫn đến thành một loại bệnh. Cần phải tìm “phương thuốc” để chữa trị, xích gần hơn nữa tình cảm giữa người với người, phương pháp ấy sẽ xóa bỏ được lối sống lãnh đạm, thờ ơ này ở con người trong xã hội này. Căn bệnh vô cảm khi đã tồn tại trong con người thì sẽ ăn sâu, bám rễ không chịu buông. Mỗi người cần có cách thức, có phương pháp để hạn chế căn bệnh nguy hiểm có thể ăn mòn trái tim của mỗi người.

Truyện của An-đéc-xen khép lại nhưng lòng người đọc vẫn không nguôi băn khoăn, trăn trở, day dứt suy nghĩ về con người, cuộc đời, về tình người, tình đời. Nhà văn không né tránh hiện thực nghiệt ngã. Cô bé có tâm hồn trong sáng, thánh thiện ấy đã chết, chết trong chính đêm giao thừa, trong cái đói, cái rét hành hạ. Một năm mới sang hứa hẹn những khởi đầu mới nhưng cô bé đã kết thúc cuộc hành trình của mình tại chính ngưỡng cửa của năm mới. Chẳng có cơ hội, chẳng có tương lai nào cho em. Trước khi chết vì đói, vì rét, em đã chết vì chính sự lạnh lùng, vô cảm, tàn nhẫn, ích kỉ của con người. Em không dám về nhà vì sợ những lời chửi mắng, đánh đập của bố, em trơ trọi, bơ vơ, tuyệt vọng chống chọi với cái giá rét trước ánh mắt vô cảm, thờ ơ của những người qua đường, em cô đơn, buồn tủi khi mọi người vui vẻ, hân hoan đón chào năm mới, em nằm đó trong những lời đàm tiếu vô tâm của mọi người. Em từ giã cõi đời, giã từ cuộc sống vì không ai thương em, không ai che chở, bảo vệ em. Cái chết của em mãi để lại nỗi xót thương, niềm day dứt như một câu hỏi ám ảnh trong lòng mỗi người: làm sao để không bao giờ trên mặt đất này còn có những trẻ em bất hạnh như cô bé bán diêm ?

      Truyện nhẹ nhàng, dung dị nhưng đặt ra những vấn đề vô cùng sâu sắc, thể hiện giá trị nhân văn cao đẹp qua tấm lòng yêu thương, trân trọng con người của nhà văn. Cái kết truyện như một câu hỏi đầy day dứt, như một lời đề nghị nhà văn gửi tới độc giả nhiều thế hệ, ở mọi phương trời về cách sống, về thái độ, tình cảm đối với những người xung quanh, nhất là những mảnh đời bất hạnh.

3. Sau khi nói