Văn bản công chứng và giá trị pháp lý

Theo khoản 4 Điều 2 Luật Công chứng 2014: “Văn bản công chứng là hợp đồng, giao dịch, bản dịch đã được công chứng viên chứng nhận theo quy định của Luật này”. Vậy các văn bản công chứng này có giá trị như thế nào?

Show

Giá trị pháp lý của văn bản công chứng được quy định tại Điều 5 Luật Công chứng 2014. Theo đó, văn bản công chứng có các giá trị pháp lý như sau:

>> Xem thêm: Những loại hợp đồng bắt buộc công chứng

1. Văn bản công chứng có hiệu lực kể từ ngày được công chứng viên ký và đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng:

Theo khoản 1 Điều 2 Luật Công chứng 2014, công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch; tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng.

Công chứng viên phải kiểm tra các thông tin mà mình thực hiện việc công chứng. Sau khi đã đối chiếu các thông tin với bản chính, công chứng viên phải ghi lời làm chứng của mình; ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng lên văn bản công chứng. Điều này thể hiện sự ghi nhận và bảo đảm nội dung, hình thức cũng như tính hợp pháp của văn bản công chứng. Lúc này, văn bản công chứng có hiệu lực.

Văn bản công chứng và giá trị pháp lý
Giá trị pháp lý văn bản công chứng

2. Hợp đồng, giao dịch được công chứng có hiệu lực thi hành đối với các bên liên quan:

Trừ trường hợp các bên tham gia hợp đồng, giao dịch có thỏa thuận khác, trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ của mình thì bên kia có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật.

Việc công chứng giúp tạo ra giá trị ràng buộc cao, đảm bảo thực hiện nghĩa vụ của các bên và có giá trị với bên thứ ba. Hợp đồng, giao dịch đã công chứng sẽ bảo vệ tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của các bên; phòng ngừa rủi ro, tranh chấp và tạo ra sự ổn định cho quan hệ giữa các bên. Đó còn là cơ sở để thực hiện quyền và nghĩa vụ của các bên. Do đó, khi phát sinh mâu thuẫn mà các bên không giải quyết được bằng các thỏa thuận trong hợp đồng, giao dịch công chứng; thì các bên có quyền yêu cầu Tòa giải quyết theo quy định của pháp luật.

3. Hợp đồng, giao dịch được công chứng có giá trị chứng cứ không phải chứng minh:

Những tình tiết, sự kiện trong hợp đồng, giao dịch được công chứng không phải chứng minh, trừ trường hợp bị Tòa án tuyên bố là vô hiệu.

Điều 92 Bộ luật tố tụng Dân sự quy định về những tình tiết, sự kiện không phải chứng minh. Trong đó tại điểm c có nêu ra trường hợp: “Tình tiết, sự kiện đã được ghi trong văn bản và được công chứng, chứng thực hợp pháp; trường hợp có dấu hiệu nghi ngờ tính khách quan của những tình tiết, sự kiện này hoặc tính khách quan của văn bản công chứng, chứng thực thì Thẩm phán có thể yêu cầu đương sự, cơ quan, tổ chức công chứng, chứng thực xuất trình bản gốc, bản chính”.

Có quy định này bởi lẽ khi hoạt động công chứng, công chứng viên đã kiểm tra tính xác thực của các thông tin của văn bản công chứng với bản chính và ghi lời làm chứng, ký tên đóng dấu nhằm khẳng định điều đó.

Do công chứng viên đã xác định tính hợp pháp của hợp đồng, giao dịch nên hợp đồng, giao dịch được công chứng có hiệu lực là chứng cứ trước tòa án. Việc quy định hợp đồng, các văn bản được công chứng có giá trị chứng cứ là một chế định đặc biệt đối với hoạt động công chứng. Với việc quy định như vậy giúp nâng cao tinh thần trách nhiệm của các công chứng viên trong quá trình thực hiện hoạt động công chứng của mình.

4. Bản dịch được công chứng có giá trị sử dụng như giấy tờ, văn bản được dịch:

Khi bản dịch đã được công chứng viên kiểm tra, đối chiếu tính xác thực với bản chính một cách đầy đủ, chính xác; đã ghi lời làm chứng của mình, ký tên, đóng dấu để khẳng định điều đó. Khi đó, bản dịch được công chứng có giá trị sử dụng như giấy tờ, văn bản được dịch là điều hoàn toàn hợp lý.

Để tìm hiểu chi tiết về công chứng, vui lòng liên hệ.

Công chứng là gì? Giá trị pháp lý của văn bản công chứng? Những nội dung cần lưu ý về công chứng theo quy định pháp luật hiện hành.

Công chứng là gì?

Theo khoản 1 Điều 2 Luật công chứng 2014, Công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận:

+ Tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản (sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch);

+ Tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt (sau đây gọi là bản dịch).

Mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng.

Đặc điểm của công chứng

+ Hoạt động công chứng do công chứng viên thực hiện.

+ Người yêu cầu công chứng là cá nhân, tổ chức Việt Nam hoặc cá nhân, tổ chức nước ngoài có yêu cầu công chứng hợp đồng, giao dịch, bản dịch.

+ Nội dung công chứng là xác định tính xác thực, tính hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự. Tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản.

+ Có hai loại hợp đồng giao dịch thực hiện hoạt động công chứng, đó là các loại hợp đồng giao dịch theo yêu cầu của pháp luật bắt buộc phải công chứng và các hợp đồng giao dịch do cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng.

+ Văn bản công chứng có hiệu lực thi hành đối với các bên có liên quan, trừ trường hợp các bên tham gia hợp đồng, giao dịch có thỏa thuận khác.

Giá trị pháp lý của văn bản công chứng

+ Văn bản công chứng có hiệu lực kể từ ngày được công chứng viên ký và đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng.

+ Hợp đồng, giao dịch được công chứng có hiệu lực thi hành đối với các bên liên quan; trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ của mình thì bên kia có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp các bên tham gia hợp đồng, giao dịch có thỏa thuận khác.

+ Hợp đồng, giao dịch được công chứng có giá trị chứng cứ; những tình tiết, sự kiện trong hợp đồng, giao dịch được công chứng không phải chứng minh, trừ trường hợp bị Tòa án tuyên bố là vô hiệu.

+ Bản dịch được công chứng có giá trị sử dụng như giấy tờ, văn bản được dịch.

Địa điểm công chứng

Việc công chứng phải được thực hiện tại trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng, trừ các trường hợp người yêu cầu công chứng là người già yếu, không thể đi lại được, người đang bị tạm giữ, tạm giam, đang thi hành án phạt tù hoặc có lý do chính đáng khác không thể đến trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng.

Theo quy định hiện nay, tổ chức hành nghề công chứng bao gồm: Phòng công chứng Văn phòng công chứng.

Xem thêm: Phân biệt phòng công chứng và văn phòng công chứng

Ý nghĩa của việc công chứng

Theo quy định của pháp luật, có một số loại hợp đồng, giao dịch bắt buộc phải công chứng. Trong các trường hợp các bên không thực hiện công chứng, hợp đồng đó được coi là vô hiệu và không có giá trị pháp lý. Thông thường, các giao dịch liên quan đến bất động sản như mua bán, tặng cho, thế chấp, góp vốn… đều phải công chứng.

Việc công chứng giúp các bên hạn chế được những rủi ro từ những hợp đồng, giao dịch dân sự, thương mại không được công chứng.

Trên đây là nội dung Công chứng là gì? Giá trị pháp lý của văn bản công chứng, LawKey gửi đến bạn đọc, nếu có thắc mắc liên hệ LawKey để được giải đáp.

Văn bản công chứng là kết quả hoạt động của công chứng viên. Vậy hiểu thế nào về giá trị pháp lý của văn bản công chứng

Giá trị pháp lý của văn bản công chứng được quy định tại Điều 5 Luật Công chứng 2014, cụ thể:

Văn bản công chứng có hiệu lực kể từ ngày được công chứng viên ký và đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng.

Công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản (hợp đồng, giao dịch), tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt (bản dịch) mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng.

Lưu ý, đối với các văn bản công chứng có tài sản hình thành trong tương lại, tại thời điểm công chứng viên ký và đóng dấu chưa phát sinh hiệu lực.

Xem thêm: Công chứng viên và tiêu chuẩn công chứng viên theo quy định hiện nay

Quyền và nghĩa vụ của công chứng viên theo quy định của pháp luật

Văn bản công chứng có hiệu lực thi hành đối với các bên liên quan

Hợp đồng, giao dịch được công chứng có hiệu lực thi hành đối với các bên liên quan; trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ của mình thì bên kia có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp các bên tham gia hợp đồng, giao dịch có thỏa thuận khác.

Khi giáo kết được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chứng nhận đã tạo ra giá trị ràng buộc cao đảm bảo thực hiện và có giá trị với bên thứ ba.

Việc công chứng các bản hợp đồng, giao dịch đã bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên, phòng ngừa rủi ro và tranh chấp, tạo ra sự ổn định của quan hệ giữa các bên trong giao dịch dân sự, tài sản, bảo đảm trật tự, kỷ cương, là cơ sở thực hiện quyền và nghĩa vụ của các bên. Do đó, khi phát sinh mâu thuẫn giữa các bên mà không giải quyết được dựa trên các thỏa thuận của hợp đồng, giao dịch công chứng; bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ của mình thì bên kia có quyền yêu cầu Tòa giải quyết theo quy định của pháp luật.

Xem thêm: Xử lý vi phạm và giải quyết tranh chấp trong hoạt động công chứng

Văn bản công chứng có giá trị chứng cứ không phải chứng minh

Hợp đồng, giao dịch được công chứng có giá trị chứng cứ; những tình tiết, sự kiện trong hợp đồng, giao dịch được công chứng không phải chứng minh, trừ trường hợp bị Tòa án tuyên bố là vô hiệu.

– Do công chứng viên đã xác định tính hợp pháp của hợp đồng, giao dịch nên hợp đồng, giao dịch được công chứng có hiệu lực là chứng cư trước tòa án
– Điểm c Khoản 1 Điều 92 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định về những tình tiết, sự kiện không phải chứng minh, theo đó, những tình tiết, sự kiện đã được ghi trong văn bản và được công chứng, chứng thực hợp pháp không phải chứng minh. Trong trường hợp có dấu hiệu nghi ngờ tính khách quan của những tình tiết, sự kiện này hoặc tính khách quan của văn bản công chứng, chứng thực thì Thẩm phán có thể yêu cầu đương sự, cơ quan, tổ chức công chứng, chứng thực xuất trình bản gốc, bản chính.

Việc quy định hợp đồng, các văn bản được công chứng có giá trị chứng cứ là một chế định đặc biệt đối với hoạt động công chứng. Với việc quy định như vậy đã nâng cao tinh thần trách nhiệm của các công chứng viên trong quá trình thực hiện hoạt động công chứng của mình.

Qua việc công chứng, nếu công chứng viên phát hiện ra các sai phạm cũng như dấu hiệu tội phạm có thể báo cáo với cơ quan có thẩm quyền, đồng thời việc công chứng các văn bản giấy tờ sẽ được văn phòng công chứng lưu lại một bản trong kho dữ liệu, từ đó các văn bản công chứng trở thành nguồn chứng cứ quan trọng nếu có các tranh chấp xảy ra. Và những tình tiết, sự kiện trong hợp đồng, giao dịch được công chứng không phải chứng minh bởi lẽ khi hoạt động công chứng, công chứng viên đã kiểm tra tính xác thực của các thông tin của văn bản công chứng với bản chính và ghi lời làm chứng, ký tên đóng dấu nhằm khẳng định điều đó.

Bản dịch được công chứng có giá trị sử dụng như giấy tờ, văn bản được dịch.

Khi văn bản công chứng đã được công chứng viên kiểm tra, đối chiếu tính xác thực với bản chính một cách đầy đủ, chính xác; đã ghi lời làm chứng của mình, ký tên, đóng dấu để khẳng định điều đó thì bản dịch được công chứng có giá trị sử dụng như giấy tờ, văn bản được dịch. Tạo điều kiện thuận lợi cho người có nhu cầu công chứng có thể đạt được kết quả mà họ mong muốn.

Trên đây là nội dung Giá trị pháp lý của văn bản công chứng theo quy định của pháp luật Lawkey gửi đến bạn đọc. Nếu có thắc mắc, vui lòng liên hệ Lawkey để được tư vấn.

Xem thêm: Thủ tục công chứng hợp đồng giao dịch soạn thảo sẵn