Từ thành phố Cà Mau đến Đất Mũi bao nhiêu km?

Việc Bamboo Airways đưa vào khai thác đường bay thẳng Hà Nội - Cà Mau bằng máy bay phản lực Embraer từ tháng 4/2023 mới đây đã rút ngắn thời gian di chuyển gần 2.000 km chỉ còn hơn 2 giờ, để khám phá "Hương sắc Cà Mau"

Trước tháng 4/2023, chỉ có duy nhất hãng hàng không quốc gia Vietnam Airlines khai thác đường bay TP Hồ Chí Minh - Cà Mau, với tần suất 1 chuyến/ngày, khởi hành từ sân bay Tân Sơn Nhất (14 giờ 30 phút) tới sân bay Cà Mau (15 giờ 25 phút). Vì vậy, du khách các tỉnh phía Bắc muốn đi du lịch Cà Mau trước đây sẽ phải bay 2 chặng bằng đường hàng không. Còn đi đường bộ từ TP Hồ Chí Minh đến Cà Mau cũng phải di chuyển mất khoảng 6 – 7 giờ đi quãng đường gần 300 km.

Cơ hội phát triển ngành công nghiệp không khói của Cà Mau càng rộng mở hơn khi ngành Văn hóa Thể thao và Du lịch địa phương phối hợp với Bamboo Airways đang triển khai hành trình khám phá “Hương sắc Cà Mau” hàng tuần, để thu hút du khách khắp mọi miền tham quan du lịch tới những điểm đến ấn tượng, nơi nghỉ dưỡng tiện nghi, văn hóa miệt vườn, cùng ẩm thực độc đáo Tây Nam Bộ tại Cà Mau.

Hành trình khám phá Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau bằng ca nô len lỏi trong rừng đước, một trong những điểm đến có vị trí địa lý tự nhiên và địa mạo độc đáo, tạo nên một vùng sinh thái cửa sông, ven biển đặc trưng của Đất Mũi

Hạ cánh tại sân bay Cà Mau lúc 9 giờ 15 phút, phóng viên bắt đầu hành trình khám phá thú vị “Hương sắc Cà Mau”. Nằm cách trung tâm TP Cà Mau khoảng 110 km, xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển từ lâu luôn là địa điểm hấp dẫn, thu hút du khách đến tham quan khi đặt chân đến Cà Mau. Dọc Quốc lộ 1A đến đây, du khách không chỉ được đắm chìm trong không gian hệ sinh thái rừng ngập mặn xanh mướt, phong phú, đa dạng, mà còn được tận tay chạm vào cột mốc tọa độ quốc gia, chiêm ngưỡng biểu tượng của Mũi Cà Mau, nơi cuối trời Cực Nam Tổ quốc... Tuyến đường Hồ Chí Minh đoạn từ Năm Căn đến Đất Mũi đưa vào khai thác từ năm 2017 cũng đã tạo điều kiện cho du khách đến đây dễ dàng bằng đường bộ.

Mở đầu hành trình khám phá từ Khu du lịch sinh thái Bình Minh, du khách bắt đầu du lịch xuyên rừng bãi bồi tại Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau (một trong những điểm đến có vị trí địa lý tự nhiên và địa mạo độc đáo, tạo nên một vùng sinh thái cửa sông, ven biển đặc trưng) bằng ca nô đi len lỏi trong rừng đước, tham gia trải nghiệm bắt nghêu, chế biến nghêu tại bãi biển và chờ đón hoàng hôn.

Khu vực bãi bồi Mũi Cà Mau là bãi nuôi nghêu tự nhiên của người dân bản địa, nơi du khách có thể trải nghiệm bắt nghêu, chế biến nghêu tại cửa biển Đất Mũi...

Sau đó, du khách sẽ được trải nghiệm đời sống dân dã của người dân Đất Mũi về đêm, với chương trình bắt vọp, soi ba khía, cùng người dân bơi xuồng đi đặt lợp cua và giăng lưới bắt cá tại vuông tôm… Không như nhiều điểm đến khác, có lẽ do chưa quá đông khách du lịch hoặc bản thân người dân cũng ý thức và yêu quý thiên nhiên, nên bãi bồi nơi đây vô cùng sạch sẽ. Du khách hầu như không thấy chai lọ, túi nilon đã qua sử dụng trôi nổi trên sông hay dạt kín hai bên bờ như nhiều điểm du lịch khác. Chỉ có sông nước ngập mặn vàng đậm mênh mông, rừng đước trải dài xanh thẫm mướt mát vô tận.

Một trong những điểm đến, mà du khách không thể bỏ qua khi du lịch Đất Mũi là Công viên văn hóa du lịch Mũi Cà Mau, tọa lạc trong Khu dự trữ sinh quyển thế giới Mũi Cà Mau được UNESCO công nhận vào tháng 5/2009. Tại đây cũng đặt mốc tọa độ quốc gia GPS0001 (cây số 0) – một trong bốn điểm cực đánh dấu chủ quyền thiêng liêng của lãnh thổ Việt Nam trên đất liền. Cực Bắc là cột cờ Lũng Cú (Hà Giang), cực Tây là xã Apa Chải (Mường Nhé, Điện Biên), cực Đông là Mũi Đôi (Vạn Ninh, Khánh Hòa) và cực Nam chính là cột mốc tọa độ quốc gia GPS0001.

Cánh buồm "Mũi Cà Mau”, toạ độ: 8°37'30'' vĩ độ bắc, 104°43' kinh độ đông là địa điểm quen thuộc mà mỗi du khách đến với Đất Mũi đều không thể bỏ qua để chụp ảnh lưu niệm

Tiếp theo hành trình, du khách đặt chân đến biểu tượng con tàu tại Công viên văn hóa du lịch Mũi Cà Mau, một điểm nhấn thú vị với hình tượng chiếc thuyền căng đầy gió luôn hướng ra biển khơi. Cánh buồm với dòng chữ “Mũi Cà Mau”, toạ độ: 8°37'30'' vĩ độ bắc, 104°43' kinh độ đông là địa điểm quen thuộc mà mỗi du khách đến với Đất Mũi đều không thể bỏ qua để chụp ảnh lưu niệm, ghi lại những khoảnh khắc đánh dấu chuyến hành trình “Hương sắc Cà Mau”.

Cột mốc Đường Hồ Chí Minh - điểm cuối Cà Mau Km 2436 là điểm đến du lịch đánh dấu “điểm cuối cùng” trên chuyến hành trình trải dài từ Pắc Bó - Cao Bằng (điểm đầu) đến Đất Mũi - Cà Mau (điểm cuối)

Cột mốc Đường Hồ Chí Minh - điểm cuối Cà Mau Km 2436 là điểm đến du lịch đánh dấu “điểm cuối cùng” trên chuyến hành trình trải dài từ Pắc Bó - Cao Bằng (điểm đầu) đến Đất Mũi - Cà Mau (điểm cuối), đi qua 28 tỉnh, thành phố với chiều dài 3.183 km. Với quy mô thích hợp và hình thức giản dị, du khách có thể ghé thăm cột mốc đường Hồ Chí Minh để ghi lại dấu ấn trên chuyến hành trình về thăm Đất Mũi.

Thăm Đất Mũi Cà Mau nơi được ví là “đất biết nở, rừng biết đi và biến sinh sôi”, với dải đất nhô ra biển theo hình mũi thuyền, du khách có thể đắm chìm trong không gian trong xanh của những cánh rừng đước bạt ngàn. Đây cũng là địa điểm duy nhất trên cả nước có thể ngắm mặt trời mọc ở biển Đông và lặn ở bờ biển Tây. Từ vọng hải đăng cao 21 m, du khách có thể phóng tầm mắt quan sát biển rộng bao la và đảo Hòn Khoai ẩn hiện từ xa. Cảnh rừng và biển hòa quyện vào nhau tạo nên một khung cảnh nên thơ hiếm nơi nào có được...

Đền Lạc Long Quân và Tượng mẹ

Di tích Khu căn cứ Tỉnh ủy Xẻo Đước, địa điểm ghi nhận, đánh dấu chặng đường kháng chiến của Đảng bộ, quân và dân tỉnh Cà Mau

Bảo tàng Công an nhân dân tại Khu di tích lịch sử Hòn Đá Bạc

Ngoài ra, hành trình khám phá “Hương sắc Cà Mau” còn tạo điều kiện cho du khách “check in” Đền thờ Lạc Long Quân và tượng Mẹ; Cột cờ Hà Nội; Ban Ấn Loát đặc biệt Nam Bộ (công trình nổi tiếng chứa đựng những giá trị lịch sử quan trọng của địa phương); Di tích khu căn cứ Tỉnh ủy tại Xẻo Đước (địa điểm ghi nhận, đánh dấu chặng đường kháng chiến của Đảng bộ, quân và dân tỉnh Cà Mau); Tượng đài chiến thắng CM-12; Tượng đài bảo vệ an ninh Tổ quốc; Nhà tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh; Lăng ông Nam Hải; bàn tay đá thiên tạo trước biển tại điểm du lịch Hòn Đá Bạc và trải nghiệm điểm du lịch cộng đồng trong Vườn quốc gia U Minh Hạ (nơi bảo tồn, tái tạo giá trị cảnh quan thiên nhiên, môi trường sinh thái, đa dạng sinh học, phát triển nguồn gen quý hiếm động thực vật bản địa); đầm Thị Tường (đầm nước tự nhiên lớn nhất Cà Mau, cũng là hồ nước đẹp nhất ở vùng đất chín rồng) gắn với sinh kế của người dân địa phương…

Bàn tay đá thiên tạo trước biển tại Khu du lịch Hòn Đá Bạc

Sự thân thiện, chân chất của đất và người Cà Mau trong hành trình khám phá “Hương sắc Cà Mau” thể hiện ở sự mộc mạc, hào sảng, tự nhiên, từ không khí trong lành, sông nước đến những kỷ niệm lưu luyến khó quên. Là tỉnh Cực Nam của Tổ quốc, Cà Mau hiện sở hữu 2 Vườn Quốc gia (Mũi Cà Mau, U Minh Hạ) được công nhận là Khu dự trữ sinh quyển và khu Ramsa thế giới. Các hệ sinh thái rừng cùng với những nét văn hóa độc đáo của địa phương giúp Cà Mau có thêm nhiều tiềm năng du lịch trải nghiệm, khám phá.

Du khách được thương thức Đờn ca tài tử trong hành trình khám phá "Hương sắc Cà Mau"

Ngoài ra, Cà Mau còn sở hữu 12 di tích Quốc gia và 32 di tích cấp tỉnh, hơn 40 di sản văn hóa phi vật thể được ghi nhận. Trong đó có 3 di sản văn hóa phi vật thể được đưa vào danh mục văn hóa phi vật thể Quốc gia, gồm: Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam bộ, nghề thủ công truyền thống Gác kèo ong, nghề thủ công truyền thống Muối ba khía.

Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau là địa danh linh thiêng nổi tiếng của Việt Nam, không chỉ mang ý nghĩa về địa lý, văn hóa, du lịch sinh thái, mà còn là nơi du khách được chạm tay vào cột mốc chủ quyền Tổ quốc

Theo ông Tiêu Minh Tiên, Phó Giám đốc Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch tỉnh Cà Mau, một trong những nguyên nhân đang thu hút đông du khách mọi miền đất nước đến Cà Mau hiện nay là nhờ đường bay thẳng của Bamboo Airways kết nối Hà Nội với Cà Mau và ngược lại được khai trương. Sau hơn 1 tháng đi vào khai thác, bên cạnh việc đáp ứng nhu cầu của người dân, dịch vụ bay mới trên tuyến Hà Nội – Cà Mau của Bamboo Airways còn được kỳ vọng góp phần hỗ trợ địa phương gia tăng liên kết vùng, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của tỉnh và của cả ngành Hàng không.

Vườn Quốc gia U Minh Hạ là 1 trong 3 điểm bảo tồn đất ngập nước tại đồng bằng sông Cửu Long đã được UNESCO công nhận là 1 trong 3 vùng lõi của khu dự trữ sinh quyển thế giới Mũi Cà Mau

“Kế hoạch phát triển du lịch tỉnh Cà Mau năm 2023 dự kiến thu hút 1,75 triệu lượt du khách. Để thực hiện đạt, vượt chỉ tiêu, giữ chân và hài lòng du khách đến và trở lại, tạo dựng thương hiệu du lịch uy tín, địa phương đang tập trung thực hiện các chương trình kích cầu du lịch; chú trọng tuyên truyền, quảng bá, gắn với tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát chất lượng các cơ sở kinh doanh du lịch, dịch vụ, đảm bảo an toàn cho du khách… Tỉnh đặt mục tiêu đến năm 2025 đón khoảng 2,8 triệu lượt du khách, đạt tổng thu từ du lịch khoảng 8.460 tỷ đồng. Đến năm 2030, đón 4,7 triệu lượt khách, đạt tổng thu từ du lịch khoảng 16.000 tỷ đồng…”, ông Tiêu Minh Tiên chia sẻ.

thành phố Cà Mau đến Đất Mũi bao nhiêu km?

Mũi Cà Mau là mảnh đất nhô ra ở điểm tận cùng phía Nam của Tổ quốc Việt Nam thuộc địa phận xóm Mũi, xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, cách thành phố Cà Mau hơn 100 km.

Từ Cà Mau đi Cần Thơ bao nhiêu km?

Cần Thơ và Cà Mau là hai tỉnh thuộc khu vực đồng bằng sông Cửu Long với khoảng cách không quá xa. Theo số liệu của Google Maps thì khoảng cách từ Cần Thơ đến Cà Mau là khoảng 149km.

Từ thành phố Cà Mau đi Mũi Cà Mau bao nhiêu cây số?

Khởi hành tại Cà Mau 07h30 Hướng dẫn viên Hoa Sen Châu Á tourism - Cà Mau đoàn du khách tour đi đất mũi trong ngày xuất phát từ Tp. Cà Mau đi Đất Mũi (120km) bằng Ôtô, đi theo cung đường Hồ Chí Minh dọc theo bờ biển dài trên 30 km từ Huyện Ngọc Hiển – Khai Long – Vườn quốc Gia Mũi Cà Mau – Đất Mũi.

Cà Mau là một vùng đất như thế nào?

Cà Mau là vùng đất thấp, thường xuyên bị ngập nước. Hiện nay đang có hiện tượng bồi lở ở cả 2 phía biển Đông và Tây. Cà Mau có 5 nhóm đất chính gồm: đất phèn, đất than bùn, đất bãi bồi, đất mặn và đất kênh rạch.