Từ ghép có nghĩa phân loại là gì lớp 4

Trong môn ngữ văn có nhiều loại từ được sử dụng với mục đích khác nhau trong câu. Và từ ghép là loại từ được sử dụng nhiều nhất để nối 2 từ đơn có nghĩa hoặc không có nghĩa thành 1 từ với nghĩa cụ thể rõ ràng. Hãy cùng thuvienhoidap tìm hiểu khái niệm từ ghép là gì? Phân loại, ví dụ và bài tập liên quan đến từ ghép.

Khái niệm từ ghép là gì?

a – Khái niệm

Từ ghép là từ được tạo thành bởi hai từ đơn trở lên và điều kiện là những tiếng tạo nên từ ghép phải có nghĩa cụ thể, có nghĩa là mỗi từ đơn khi đứng một mình đều có ý nghĩa. Thường từ ghép thường có số lượng là hai từ đơn, nhiều trường hợp đặc biệt có thể tồn tại từ ghép từ 3 từ.

b – Ví dụ từ ghép

Ví dụ 1: Quần áo là từ ghép được tạo thành bởi 2 từ đơn là “ quần ” và “ áo “, ta thấy 2 từ đơn là quần và áo khi đứng riêng 1 mình đều có nghĩa.

Ví dụ 2: Người lớn là 1 từ ghép được cấu tạo bằng 2 từ đơn là “ người “, “ lớn “. Từ “ người “ có nghĩa là con người, “ lớn “ có nghĩa là cái gì đó lớn.

Ví dụ 3: Từ ghép “ Tủ Sách “ được tạo bởi 2 từ đơn là “ tủ”. “ sách “ đều là 2 từ có ý nghĩa cụ thể, rõ ràng.

Phân loại từ ghép

Từ ghép được chia thành 3 loại chính là từ ghép chính phụ, từ ghép đẳng lập và từ ghép tổng hợp.

Từ ghép chính phụ

a – Khái niệm từ ghép chính phụ là gì?

Là loại từ ghép được tạo bởi 2 từ đơn trong đó có 1 tiếng chính và một tiếng phụ. Tiếng chính đứng trước có ý nghĩa bao quát, tiếng phụ đứng sau để làm rõ nghĩa cho tiếng chính và phụ thuộc vào tiếng chính.

Không có tiếng chính thì tiếng phụ sẽ không có ý nghĩa rõ ràng. Không thể đảo vị trí tiếng chính và tiếng phụ với nhau vì nghĩa của từ ghép sẽ thay đổi. Từ ghép đẳng lập còn được gọi là từ ghép phân loại.

b – Ví dụ từ ghép chính phụ

Ví dụ 1: Xe tăng là từ ghép chính phụ trong đó tiếng chính là từ “ Xe”, tiếng phụ là từ “ tăng”

Ví dụ 2: Từ “Ông ngoại” trong đó tiếng chính là từ “ ông “, tiếng phụ là từ “ ngoại”.

Ví dụ 3: Các từ ghép chính phụ khác như: Xe tải, thơm ngát, Xe tải, tàu ngầm, tàu điện, bạn bè, bà nội, bà ngoại, cây xoài, cây bưởi, cây tre, bút chì, bút mực, bình nước, hoa hồng, hoa mai, con gà, con heo…

c – Nghĩa của từ ghép chính phụ

  • Tiếng phụ có nghĩa hẹp hơn nghĩa của tiếng chính.
  • Có tính chất phân nghĩa.

Từ ghép đẳng lập

a – Khái niệm từ ghép đẳng lập là gì?

Là loại từ ghép trong đó các tiếng có vai trò ngang hàng nhau, không phân biệt đâu là tiếng chính và đâu là tiếng phụ. Các tiếng bình đẳng với nhau về mặt ngữ pháp và có thể thay đổi vị trí các từ mà nghĩa của từ ghép không thay đổi.

b – Ví dụ từ ghép đẳng lập

Gồm các từ như “ quần áo, sách vở, ông bà, cha mẹ, chú cháu, anh em, chị em, mưa gió, nghĩ suy, trường lớp, bạn bè, trầm bổng, ước mơ, bàn ghế, vợ chồng, xóm làng, xinh đẹp, trai đẹp…

c – Nghĩa của từ ghép đẳng lập

  • Nghĩa của từ ghép đẳng lập rộng hơn nghĩa của từng tiếng.
  • Có tính chất hợp nghĩa.

Từ ghép tổng hợp

a – Khái niệm từ ghép tổng hợp là gì?

Là loại từ ghép mà nghĩa của nó biểu thị những loại rộng hơn, lớn hơn, khái quát hơn so với nghĩa các tiếng trong từ. Mỗi từ ghép tổng hợp đều có nghĩa nhất định, nhưng khi ghép 2 từ lại với nhau thì ý nghĩa sẽ bao quát hơn, mở rộng nghĩa lớn hơn. Từ ghép tổng hợp thường dùng để chỉ người hoặc vật nói chung.

b – Ví dụ từ ghép tổng hợp

Gồm các từ như “ xa lạ, rộng lớn, to lớn…

Bài tập từ ghép ngữ văn 7

Câu hỏi bài tập 1

Sắp xếp các từ ghép sau: Suy nghĩ, lâu đời, xanh ngắt, nhà máy, nhà ăn, ẩm ướt, đầu đuôi, cười nụ theo 2 loại từ ghép chính phụ và đẳng lập.

Đáp án bài tập 1

  • Từ ghép chính phụ: Lâu đời, xanh ngắt, nhà máy, nhà ăn, cười nụ.
  • Từ ghép đẳng lập: suy nghĩ, đầu đuôi, ẩm ướt.

Câu hỏi bài tập 2:

Điền thêm tiếng vào sau các tiếng dưới đây để tạo thành từ ghép chính phụ

bút…, thước…, mưa…, làm…, ăn…, trắng…, vui…, nhát…

Đáp án bài tập 2:

Bút chì, thước kẻ, mưa giông, làm quen, ăn bám, trắng xóa, vui tai, nhát gan.

Câu hỏi bài tập 3

Điền thêm các tiếng vào sau các tiếng dưới đây để tạo thành từ ghép đẳng lập.

núi…, ham…, xinh…, mặt…, học…, tươi…

Đáp án bài tập 3:

Núi đồi, ham thích, xinh đẹp, mặt dày, học hành, tươi cười.

Câu hỏi bài tập 4

Vì sao ta có thể nói một cuốn sách, một cuốn vở mà không thể nói một cuốn sách vở.

Đáp án bài tập 4:

Có thể nói một cuốn sách, một cuốn vở vì sách và vở là những danh từ chỉ sự vật tồn tại dưới dạng cá thể và có thể đếm được. Nhưng không thể nói là một cuốn sách vở vì sách vở là từ ghép đẳng lập có nghĩa tổng hợp chung cho cả loại.

Kết luận: Đây là toàn bộ câu trả lời cho câu hỏi từ ghép là gì? Ví dụ minh họa chi tiết và giải bài tập về từ ghép trong SKG ngữ văn 7.

Từ ghép có nghĩa phân loại là gì lớp 4

Từ ghép là gì ? Bạn đã hiểu về từ ghép rõ chưa ? Bạn đã nắm bắt được những nội dung nào liên quan đến từ ghép rồi ? Hãy cùng chúng tôi theo dõi để hiểu thêm cũng như ôn lại những kiến thức hay và thú vị dưới đây nhé !

Tham khảo bài viết khác:

    Từ ghép là gì ?

– Từ ghép là một loại cấu tạo của từ phức, cùng với từ láy giúp cho người nói, người viết diễn đạt chính xác và sinh động sự vật, sự việc,…. Nếu từ đơn được hình thành từ một tiếng có nghĩa, thì từ phức là loại từ gồm hai tiếng trở lên tạo thành và có nghĩa.

– Ví dụ minh họa:

+) Bánh giầy: Dùng để chỉ một loại bánh cụ thể, rõ ràng.

+) Hoa phượng: Dùng để chỉ một loại hoa cụ thể.

Từ ghép có nghĩa phân loại là gì lớp 4

     Phân loại các kiểu từ ghép

  1. Từ ghép đẳng lập

– Từ ghép đẳng lập là hai từ bình đẳng không phân chia chính hay phụ. Nghĩa của chúng thông thường cũng sẽ rộng hơn nhiều.

– Ví dụ như: vợ chồng, quần áo, nhà cửa, bàn ghế, ông bà, yêu thương, tốt tươi, ẩm ướt, xinh đẹp, bạn hữu…

  2. Từ ghép chính phụ

– Ghép chính phụ là từ được ghép bởi từ chính và từ phụ. Chúng bổ sung ý nghĩa cho nhau. Từ chính thường đứng đằng trước còn từ phụ đứng sau và bổ sung ý nghĩa cho từ chính. Nghĩa của chúng thường hẹp hơn khá nhiều.

– Ví dụ như: Xe máy, vàng hoe, xanh thẳm, đỏ rực, mặn chát, bánh gạo, hoa huệ, hiền hòa, êm dịu, toả hương…

Từ ghép có nghĩa phân loại là gì lớp 4

– Ngoài ra bạn cũng có thể biết thêm đến:

+) Từ ghép tổng hợp

Từ ghép tổng hợp có các từ cấu tạo thành mang một nghĩa tổng quát hơn những từ cấu thành nó, thể hiện một địa danh, hành động cụ thể nào đó.

Ví dụ như: Võ thuật bao gồm các loại võ khác nhau; Phương tiện: bao gồm các phương tiện đi lại; Bánh trái, Xa lạ,..

+) Từ ghép phân loại

Từ ghép này các từ cấu tạo thành một nghĩa nhất định chỉ một địa danh, sự vật, hành động cụ thể nào đó.

Ví dụ: Nước ép cam, bánh sinh nhật,…

    Công dụng của từ ghép là gì ?

– Chúng thường giúp cho người nói và người viết diễn đạt được ý nghĩa câu từ trong lời nói hay lời văn của mình. Người đọc hay người sẽ hiểu rõ hơn ý của người viết hay người nói một cách chuẩn xác nhất.

– Ví dụ về ghép chính phụ như: mát mẻ, sân bay, đỏ lòe,… Ghép đẳng lập như: bàn ghế, quần áo, giày dép,…

Cám ơn bạn đã theo dõi bài viết của chúng tôi, hẹn gặp lại bạn ở bài viết trong những nội dung khác trên trang web của chúng tôi !