Trường nguyễn hữu huân có tốt không

Vừa qua, Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam có nhận được thông tin phản ánh của một giáo viên chủ nhiệm lớp 12, trường trung học phổ thông Nguyễn Hữu Huân, thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh gửi tới cho biết, nhà trường thu tiền tin nhắn điện tử của phụ huynh nhưng không thực hiện.

Thư của giáo viên viết: Học kỳ 2, nhà trường thu 100.000 đồng trên mỗi học sinh, nhưng không gửi tin nhắn theo số phụ huynh đăng ký, dẫn đến việc phụ huynh không nhận được tin nhắn báo cáo về tình hình học tập của con em tại trường.

Sáng ngày 19/5, trường tổ chức xét duyệt, các em học sinh bị hạ hạnh kiểm nhưng phụ huynh không biết và khiếu nại với giáo viên chủ nhiệm. Giáo viên chủ nhiệm thì triển khai thu tiền theo yêu cầu của trường.

Trường nguyễn hữu huân có tốt không

Trường trung học phổ thông Nguyễn Hữu Huân, thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh (ảnh minh họa: tieudung.vn)

Khi giáo viên hỏi kế toán thì lại được câu trả lời là đi hỏi hiệu trưởng. Là giáo viên nên hiện các thầy cô cũng không biết phải làm sao khi trả lời cho phụ huynh biết.

Trao đổi với phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam về vấn đề, thầy Nguyễn Đức Chính – Hiệu trưởng trường trung học phổ thông Nguyễn Hữu Huân, thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, đúng là nhà trường có thu tiền tin nhắn điện tử 100.000 đồng/học sinh/năm học (2 học kỳ).

Thế nhưng, năm học 2021-2022, do tình hình dịch bệnh Covid-19 kéo dài, nhà trường đã thương lượng với đơn vị cung cấp dịch vụ là sẽ tiến hành trả lại số tiền này cho toàn bộ học sinh 3 khối (10,11,12) của trường.

Lãnh đạo nhà trường khẳng định rằng, dịch vụ tin nhắn thông báo tình hình học tập của học sinh trong trường vẫn được tiến hành bình thường.

Do học sinh khối 12 của trường đã họp phụ huynh từ trước, nên trường sẽ có thông báo và trả lại cho học sinh sau, còn với học sinh khối 10,11 thì trường đã thông báo vào cuộc họp phụ huynh ngày 22/5.

Sáng ngày 19/5, nhà trường có tổ chức họp xét duyệt hạnh kiểm, học lực cho học sinh của trường.

Nếu phụ huynh nào không đồng ý với việc xếp loại hạnh kiểm, thì có thể gặp giáo viên chủ nhiệm của lớp để có ý kiến, hay gặp lãnh đạo nhà trường để kiến nghị.

Phụ huynh cần làm đơn khiếu nại, thì lúc đó nhà trường sẽ có câu trả lời.

Theo thầy Nguyễn Đức Chính, hiện có khoảng 70 đến 80% học sinh của trường tham gia sử dụng dịch vụ tin nhắn này. Dịch vụ này hoàn toàn tự nguyện.

Nếu phụ huynh không muốn tham gia sử dụng dịch vụ này, có thể nhận các thông báo qua tin nhắn điện thoại, Zalo, group chat của lớp.

Sở Giáo dục và Đào tạo TP HCM vừa công bố thống kê nguyện vọng đăng ký trong kỳ tuyển sinh vào lớp 10, gồm các hệ thường, chuyên và tích hợp. Hệ lớp 10 thường được gần 93.000 thí sinh đăng ký, trong khi chỉ tiêu là 73.000.

TP HCM có tổng số 108 trường THPT công lập. Trong đó, 15 trường có tỷ lệ chọi 1/2 trở lên - mức cạnh tranh được đánh giá là khá cao đối với bậc THPT hệ công lập.

THPT Nguyễn Hữu Huân có tỷ lệ cạnh tranh cao nhất (1 chọi 3,21), thay thế THPT Nguyễn Thượng Hiền - trường đứng đầu trong nhiều năm liền. Năm nay, THPT Nguyễn Thượng Hiền có mức chọi 1/2,99. So với hai năm trước, mức cạnh tranh của trường này giảm mạnh (năm 2020 là 1/4,44; năm 2021 là 1/3,33).

Những trường top trên có tỷ lệ chọi cao còn: Gia Định, Nguyễn Thị Minh Khai, Mạc Đĩnh Chi, Lê Quý Đôn. Đây cũng là những trường có điểm chuẩn cao trong top 10 hàng năm.

Một số trường tốp giữa có số lượng thí sinh đăng ký tăng mạnh trong năm nay, lọt vào top tỷ lệ chọi cao như Võ Trường Toản, Lê Trọng Tấn, Lý Thường Kiệt, Nguyễn Hữu Tiến. Đây cũng là các trường nằm ở địa bàn đông học sinh gồm quận 12, Bình Tân, huyện Hóc Môn.

37 trường THPT có tỷ lệ chọi dưới 1, nghĩa là thí sinh đăng ký dự thi vào các trường này, nếu làm đủ bài thi, không có điểm liệt thì xem như trúng tuyển.

Nhiều trường rơi vào tình trạng thiếu học sinh trầm trọng khi số lượng đăng ký dự thi chưa bằng 50% tổng chỉ tiêu, gồm: Long Trường, Nguyễn Văn Tăng, Ngô Gia Tự, Lê Thị Hồng Gấm, Phong Phú, Nguyễn Văn Linh...

Năm nay, khoảng 20.000 học sinh đăng ký dự thi sẽ trượt lớp 10 công lập. Những em này cùng các học sinh không đăng ký dự thi lớp 10 có thể học tiếp tại các trường tư thục, trung tâm giáo dục hướng nghiệp - giáo dục thường xuyên hoặc trường nghề.

* Xem thống kê đăng ký nguyện vọng 1 lớp 10 tại TP HCM

Ở khối 10 chuyên, số thí sinh đăng ký dự thi năm nay tương đương nhiều năm trước, trên 6.200 em. Với 1.600 chỉ tiêu lớp chuyên phân bổ tại hai trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, chuyên Trần Đại Nghĩa và các trường THPT Nguyễn Thượng Hiền, Gia Định, Mạc Đĩnh Chi, Nguyễn Hữu Huân, tỷ lệ chọi là 1/3,8.

Như nhiều năm trước, THPT chuyên Lê Hồng Phong có mức cạnh tranh đầu vào cao nhất (1 chọi 5,22); tiếp đó là Trần Đại Nghĩa (1 chọi 3,54).

Khối 10 tích hợp có khoảng 1.000 chỉ tiêu, hơn 1.300 thí sinh đăng ký. Ban đầu, TP HCM tuyển lớp 10 tích hợp tại 13 trường THPT. Tuy nhiên, bốn trường nhận được số thí sinh đăng ký dự thi thấp hơn chỉ tiêu, gồm Võ Thị Sáu, Trần Hưng Đạo, Thủ Đức, Nguyễn Hữu Cầu. Sở Giáo dục và Đào tạo dừng tuyển sinh lớp tích hợp tại bốn trường này.

Học sinh đã nộp hồ sơ chuyển về xét tuyển tại trường khác có mở lớp tích hợp hoặc xét tuyển lớp 10 theo ba nguyện vọng thường.

Theo kế hoạch của Sở, từ nay đến 16/5, học sinh có thể điều chỉnh nguyện vọng. Phiếu báo danh được phát từ 19/5.

Tuyển sinh lớp 10 năm nay được tổ chức theo phương thức thi tuyển. Kỳ thi diễn ra ngày 11 và 12/6. Thí sinh dự thi ba môn Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ. Những em thi vào lớp 10 chuyên hoặc chương trình Tiếng Anh tích hợp sẽ thi thêm môn chuyên và tích hợp.

Nguyễn Hữu Huân lấy bao nhiêu điểm?

Trường THPT Nguyễn Hữu Huân (TP Thủ Đức) năm nay có điểm chuẩn cao thứ nhì thành phố: 23,25 điểm - bằng điểm chuẩn Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai (quận 3) và cao hơn cả điểm chuẩn Trường THPT Gia Định, quận Bình Thạnh (23 điểm).

Nguyễn Hữu Huân quận gì?

Phố Nguyễn Hữu Huân dài gần 450m, nay thuộc phường Lý Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, cách Hồ Gươm hơn 150m về hướng đông-bắc.