Trường học viện phụ nữ việt nam ở đâu

GIỚI THIỆU VỀ PHÂN HIỆU HỌC VIỆN PHỤ NỮ VIỆT NAM

     Phân hiệu Học viện có lịch sử gần 50 năm hình thành và phát triển với tiền thân là Trường Lê Thị Riêng, được thành lập năm 1969, tại rừng Lò Gò chiến khu miền Đông Nam Bộ, nay thuộc huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh. Nhiệm vụ chính của trường lúc bấy giờ là đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, năng lực chuyên môn cho cán bộ Hội để chị em đủ sức đảm đương nhiệm vụ cách mạng trong tình hình đế quốc Mỹ đánh phá rất ác liệt nhằm ngăn chặn liên lạc Bắc – Nam, thực hiện tố cộng, diệt cộng, tiêu diệt tận gốc cơ sở của phong trào cách mạng miền Nam. Cuối năm 1975, trường chuyển về xã Phước Bình, quận Thủ Đức, nay là số 620 Đỗ Xuân Hợp, Phường Phước Bình, quận 9, thành phố Hồ Chí Minh. Những ngày đầu giải phóng, trường được xác định là trường văn-chính với nhiệm vụ chính là bồi dưỡng cấp tốc bổ túc văn hóa và bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Hội. Từ khi chuyển về thành phố Hồ Chí Minh đến nay trường đã qua các lần đổi tên từ trường văn- chính Lê Thị Riêng sang Phân hiệu Trường cán bộ phụ nữ TW (1980), Trường Cán bộ phụ nữ TW II (1984), Phân hiệu Trường cán bộ phụ nữ TW (2000). Tương ứng với việc đổi tên trường, mục tiêu, nhiệm vụ của trường  ngày càng được nâng cao và toàn diện hơn để đáp ứng yêu cầu về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Hội và cán bộ các cấp, các ngành khu vực phía Nam. Từ tháng 10 năm 2012, Trường Cán bộ Phụ nữ Trung ương chính thức được nâng cấp thành Học viện Phụ nữ Việt Nam. Vì vậy, từ tháng 01/2013 Phân hiệu Trường cán bộ phụ nữ TW chính thức mang tên Phân hiệu Học viện Phụ nữ Việt Nam.

Bộ máy tổ chức của Phân hiệu Học viện:                                                                  

Tính đến tháng 12/2017, Phân hiệu Học viện có 5 đơn vị trực thuộc, bao gồm: 02 khoa (Khoa học cơ bản, Công tác xã hội), 02 phòng (Tổ chức-hành chính, Đào tạo), 01 trung tâm (Bồi dưỡng cán bộ). Tổng số viên chức, người lao động là 19 người, trong đó có 15 thạc sỹ, 02 cử nhân đang theo học cao học, 01 thạc sỹ đang làm nghiên cứu sinh.

Quy mô đào tạo:

Hàng năm, Phân hiệu Học viện đào tạo, bồi dưỡng và liên kết đào tạo cho khoảng 1000  học viên/sinh viên, trong đó số sinh viên/học viên tham gia học tập tại Phân hiệu chiếm khoảng 1/3. Với các chương trình liên kết và trực tiếp đào tạo như: cử nhân ngành công tác xã hội, cử nhân phát triển cộng đồng, cử nhân xã hội học; chương trình đạo tạo trung cấp ngành công tác xã hội; chương trình bồi dưỡng theo yêu cầu tiêu chuẩn chức danh, theo vị trí công việc cho cán bộ Hội các cấp, Phân hiệu đáp ứng nhu cầu học tập của người học, góp phần chuẩn hóa trình độ, năng lực cho đội ngũ cán bộ Hội các cấp các tỉnh/thành phía Nam.

Thế mạnh của Phân hiệu Học viện:

  • Đội ngũ giảng viên, viên chức có trách nhiệm, tâm huyết và nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực bồi dưỡng và đào tạo trung cấp chuyên nghiệp cho cán bộ Hội, cán bộ nữ, cán bộ làm công tác phụ nữ.
  • Quan hệ hợp tác tốt, hiệu quả với các trường Đại học trên địa bàn, các tổ chức Hội phụ nữ, trường Chính trị các địa phương.
  • Văn hóa tổ chức, tinh thần kỷ luật, kỷ cương, dân chủ ngày càng được phát huy mạnh mẽ.
  • Phương thức đào tạo đa dạng, gồm nhiều loại hình và trình độ đào tạo.
  • Cơ sở vật chất được xây dựng mới, khang trang, tiện nghi, thoáng mát, sạch đẹp.

Trong những năm tới, nhiều cơ hội mở ra cho Phân hiệu Học viện như:

  • Nhu cầu học tập ngày càng tăng của xã hội nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước, của TP Hồ Chí Minh, đặc biệt là mô hình xã hội học tập phát triển ngày càng rõ nét.
  • Yêu cầu chuẩn hóa chức danh theo vị trí việc làm, thực hiện đề án đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2016-2025 do Thủ tướng phê duyệt theo quyết định 163/2016/QĐ – TTg;
  • Phong trào bình đẳng giới và thúc đẩy phụ nữ tham gia vào hệ thống chính trị trên thế giới tác động mạnh mẽ tới Việt Nam là một môi trường thuận lợi để tập trung đầu tư cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Hội các cấp, cán bộ làm công tác phụ nữ các bộ ngành, các đối tượng phụ nữ trong cộng đồng và các nghiên cứu về Giới và Phát triển.
  • Chính sách đổi mới quản lý giáo dục của Nhà nước đã từng bước được triển khai mở ra hướng phát triển tốt cho Phân hiệu Học viện.

          Bên cạnh những điểm mạnh và cơ hội, Phân hiệu Học viện cũng có những khó khăn,  thách thức, như:

Khó khăn, hạn chế:

  • Đội ngũ nhân sự còn mỏng, trình độ năng lực không đồng đều; Năng lực nghiên cứu khoa học còn hạn chế, nguồn lực dành cho khoa học, công nghệ còn khiêm tốn; Khả năng thu hút nhân sự có học hàm, học vị cao còn yếu; chưa thúc đẩy được quan hệ hợp tác quốc tế trong đào tạo, nghiên cứu khoa học.
  • Việc đầu tư cho phát triển đội ngũ giảng viên, viên chức, phương tiện đào tạo, cơ sở vật chất bị giới hạn bởi cơ chế, nguồn lực. Phân hiệu Học viện là đơn vị cấp 3, chưa có tên trong hệ thống các cơ sở đào tạo đại học nên tự chủ tài chính là yêu cầu rất khó khăn cho Phân hiệu Học viện.

Thách thức:

  • Sự đổi mới nhanh chóng của công nghệ và kỹ thuật, yêu cầu về chất lượng giáo dục, đào tạo của xã hội ngày càng cao đòi hỏi các trường nói chung, Phân hiệu Học viện nói riêng phải đổi mới nhanh và mạnh mẽ hoạt động đào tạo, bồi dưỡng.
  • Nhiều vấn đề đặt ra đối với phụ nữ và công tác phụ nữ dưới tác động của toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế đòi hỏi công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Hội, cán bộ làm công tác phụ nữ phải không ngừng đổi mới theo hướng chuyên nghiệp, khoa học, hiện đại để học viên ra trường đáp ứng được yêu cầu của vị trí việc làm trong tình hình mới.
  • Sự phát triển của các cơ sở giáo dục đại học, sự cạnh tranh giữa các cơ sở đào tạo đại học ngày càng gay gắt đặt ra vấn đề phải thay đổi tư duy về định vị, định hướng phát triển của Phân hiệu Học viện, về cách thức giảng dạy và tổ chức giảng dạy, về cơ cấu tổ chức và quản lý.

Phân hiệu đã trải qua hơn 50 năm xây dựng và không ngừng phát triển gắn với sự phát triển của phong trào phụ nữ và phong trào cách mạng Việt Nam. Phân hiệu có vai trò quan trọng trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác phụ nữ, cán bộ nữ cho hệ thống chính trị và tham gia đào tạo nguồn nhân lực có trình độ, chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu xã hội.

Học viện Phụ nữ Việt Nam chính thức công bố thông tin tuyển sinh đại học chính quy năm 2022.

Thông tin chi tiết mời các bạn xem trong bài viết dưới đây.

GIỚI THIỆU CHUNG

  • Tên trường: Học viện Phụ nữ Việt Nam
  • Tên tiếng Anh: Vietnam Women’s Academy (VWA)
  • Mã trường: HPN
  • Trực thuộc: Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam
  • Loại trường: Công lập
  • Loại hình đào tạo: Đại học – Sau đại học – Cao đẳng – Trung cấp – Nghề
  • Địa chỉ: 68 Nguyễn Chí Thanh, Q.Đống Đa, Hà Nội
  • Điện thoại: 0243 7751 750
  • Email:
  • Website: //hvpnvn.edu.vn/
  • Fanpage: //www.facebook.com/Hocvienphunu

THÔNG TIN TUYỂN SINH NĂM 2022

(Dựa theo thông báo tuyển sinh Học viện Phụ nữ Việt Nam cập nhật ngày 3/3/2022)

1. Các ngành tuyển sinh

Các ngành đào tạo, mã ngành, tổ hợp xét tuyển và chỉ tiêu tuyển sinh Học viện Phụ nữ Việt Nam năm 2022 như sau:

  • Ngành Quản trị kinh doanh
  • Mã ngành: 7340101
  • Các chuyên ngành: 
    • Chuyên ngành Marketing & Kinh doanh điện tử
    • Chuyên ngành Tài chính & Đầu tư
    • Chuyên ngành Tổ chức & Nhân lực
    • Chuyên ngành Kinh doanh và Thương mại quốc tế
  • Chỉ tiêu: 100
  • Tổ hợp xét tuyển: A00, A01, C00, D01
  • Ngành Quản trị kinh doanh (Chất lượng cao)
  • Mã ngành: 7340101CLC
  • Chỉ tiêu: 30
  • Tổ hợp xét tuyển: A00, A01, C00, D01
  • Ngành Quản trị kinh doanh (Chương trình liên kết quốc tế)
  • Mã ngành: 7340101LK
  • Chuyên ngành Kinh doanh và Thương mại quốc tế
  • Chỉ tiêu: 30
  • Tổ hợp xét tuyển: A00, A01, C00, D01
  • Ngành Luật
  • Mã ngành: 7380101
  • Các chuyên ngành:
    • Chuyên ngành Luật hành chính
    • Chuyên ngành Luật dân sự
  • Chỉ tiêu: 80
  • Tổ hợp xét tuyển: A00, A01, C00, D01
  • Ngành Luật kinh tế
  • Mã xét tuyển: 7380107
  • Chỉ tiêu tuyển sinh: 120
  • Tổ hợp xét tuyển: A00, A01, C00, D01
  • Ngành Công nghệ thông tin
  • Mã ngành: 7480201
  • Chỉ tiêu tuyển sinh: 120
  • Các chuyên ngành:
    • Chuyên ngành Công nghệ phần mềm và Trí tuệ nhân tạo
    • Chuyên ngành Quản trị hệ thống mạng
  • Tổ hợp xét tuyển: A00, A01, D01, D09
  • Ngành Giới và phát triển
  • Mã ngành: 7310399
  • Chỉ tiêu: 60
  • Tổ hợp xét tuyển: A00, A01, C00, D01
  • Ngành Truyền thông đa phương tiện
  • Mã ngành: 7320104
  • Các chuyên ngành:
    • Chuyên ngành Thiết kế đa phương tiện
    • Chuyên ngành Báo chí truyền thông
  • Chỉ tiêu: 150
  • Tổ hợp xét tuyển: A00, A01, C00, D01
  • Ngành Kinh tế
  • Mã xét tuyển: 7310101
  • Chuyên ngành:
    • Chuyên ngành Kinh tế quốc tế
    • Chuyên ngành Kinh tế đầu tư
  • Chỉ tiêu tuyển sinh: 120
  • Tổ hợp xét tuyển: A00, A01, C00, D01
  • Ngành Tâm lý học
  • Mã xét tuyển: 7310401
  • Chuyên ngành:
    • Chuyên ngành Tham vấn – Trị liệu
    • Chuyên ngành Tâm lý ứng dụng trong hôn nhân gia đình
  • Chỉ tiêu tuyển sinh: 60
  • Tổ hợp xét tuyển: A00, A01, C00, D01
  • Ngành Xã hội học
  • Mã ngành: 7310301
  • Chỉ tiêu tuyển sinh: 50
  • Tổ hợp xét tuyển: A00, A01, C00, D01

2. Tổ hợp môn xét tuyển

Các khối thi và xét tuyển Học viện Phụ nữ Việt Nam năm 2022 bao gồm:

  • Khối A00 (Toán, Lý, Hóa)
  • Khối A01 (Toán, Lý, Anh)
  • Khối C00 (Văn, Sử, Địa)
  • Khối D01 (Văn, Toán, Anh)
  • Khối D09

3. Phương thức xét tuyển

Học viện Phụ nữ Việt Nam tuyển sinh đại học hệ chính quy năm 2022 theo các phương thức sau:

  • Phương thức 1: Xét tuyển thẳng
  • Phương thức 2: Xét học bạ THPT
  • Phương thức 3: Xét kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2022

    Phương thức 1: Xét tuyển thẳng

Đối tượng xét tuyển thẳng

  • Đối tượng 1: Thí sinh thuộc diện xét tuyển thẳng theo quy định của Bộ GD&ĐT.
  • Đối tượng 2: Thí sinh có hạnh kiểm tốt các học kì THPT và đạt giải nhất, nhì, ba các kì thi HSG cấp tỉnh, thành phố bậc THPT có môn thi thuộc tổ hợp xét tuyển.
  • Đối tượng 3: Thí sinh có hạnh kiểm tốt các học kì THPT (tính tới thời điểm xét tuyển) và đạt 1 trong các điều kiện sau:

+) Với 10 ngành (trừ ngành CNTT): Có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế còn thời hạn sử dụng tính tới thời điểm nộp hồ sơ đạt IELTS 6.0 / TOEFL ITP 627 / TOEFL iBT 94 trở lên và có tổng điểm TB chung 3 môn theo tổ hợp xét tuyển năm lớp 12 >= 24 điểm

    +) Với ngành Công nghệ thông tin: Tổng điểm 3 môn theo tổ hợp xét tuyển năm lớp 12 >= 24 điểm (môn Toán >= 8.0, tốt nghiệp THPT trước năm 2022: tính điểm cả năm lớp 12, tốt nghiệp THPT năm 2022 tính điểm HK1 lớp 12) và có chứng chỉ tin học quốc tế MOS 800 điểm trở lên hoặc có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế còn hạn sử dụng tính tới thời điểm nộp hồ sơ đạt IELTS 6.0 / TOEFL ITP 627 / TOEFL iBT 94 trở lên.

    Phương thức 2: Xét học bạ THPT

Điều kiện xét tuyển

  • Với thí sinh tốt nghiệp THPT trước năm 2022: Hạnh kiểm tốt năm lớp 12 và có tổng điểm 3 môn theo tổ hợp xét tuyển năm lớp 12 >= 18 điểm.
  • Với thí sinh tốt nghiệp THPT năm 2022: Hạnh kiểm tốt HK1 năm lớp 12 và có tổng điểm 3 môn theo tổ hợp xét tuyển HK1 lớp 12 hoặc cả năm lớp 12 >= 18 điểm.

    Phương thức 3: Xét kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2022

Thời gian tuyển sinh theo quy định chung của Bộ GD&ĐT.

4. Đăng ký xét tuyển

Nguyên tắc xét tuyển

  • Xét tuyển theo điểm từ cao xuống thấp đến khi đủ chỉ tiêu
  • Điểm cộng thực hiện theo quy định của Bộ GD&ĐT
  • Với ngành Quản trị kinh doanh và ngành Kinh tế: Điểm trúng tới khối C00 cao hơn các tổ hợp xét tuyển còn lại 1 điểm.
  • Với ngành Công nghệ thông tin: Điểm môn Toán trong các tổ hợp xét tuyển phải >= 7.0
  • Trường hợp không đủ thí sinh đăng ký và đáp ứng yêu cầu theo phương thức xét tuyển nào sẽ chuyển chỉ tiêu sang phương thức xét tuyển còn lại.

Hình thức đăng ký:

  • Đăng ký trực tuyến tại //tuyensinh.hvpnvn.edu.vn/
  • Nộp trực tiếp hoặc gửi hồ sơ qua bưu điện về Văn phòng tuyển sinh Học viện Phụ Nữ Việt Nam, phòng 312B, tầng 3, nhà A2, Học viện Phụ nữ Việt Nam, số 68 đường Nguyễn Chí Thanh, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội.

Thời gian nhận hồ sơ xét tuyển

+) Nhận hồ sơ xét tuyển: Từ ngày 15/4 – 20/5/2022

+) Thông báo kết quả xét tuyển: 25/5/2022.

+) Thí sinh đạt dủ điều kiện xác nhận nhập học: 31/5/2022

+) Nhận hồ sơ xét tuyển: Từ ngày 30/6 – 20/7/2022

+) Thông báo kết quả xét tuyển: 25/7/2022.

+) Thí sinh đạt đủ điều xác nhận nhập học 30/7/2022

  • Đợt 3: Theo lịch chung của Bộ GD&ĐT.

Hồ sơ đăng ký xét tuyển

  • Phiếu đăng ký xét tuyển theo mẫu
  • Bản sao công chứng CMND/CCCD
  • Bản sao công chứng học bạ THPT (thí sinh tót nghiệp THPT trước năm 2022 nộp kèm bản sao công chứng/chứng thực bằng tốt nghiệp THPT)
  • Giấy tờ ưu tiên (nếu có)
  • Bản sao công chứng/chứng thực dịch thuật chứng chỉ tiếng Anh quốc tế hoặc chứng chỉ tin học (với thí sinh xét tuyển thẳng hoặc xét kết quả thi THPT được miễn thi môn ngoại ngữ)
  • Biên lai hoặc ảnh chụp minh chứng đã nộp lệ phí

Lệ phí đăng ký xét tuyển: 25.000 đồng

HỌC PHÍ

Học phí của Học viện Phụ nữ Việt Nam năm 2022 dự kiến như sau:

  • Toàn bộ các ngành: 318.000 – 400.000 đồng/tín chỉ
  • Học phí mỗi năm tăng không quá 15%

ĐIỂM CHUẨN/ĐIỂM TRÚNG TUYỂN 2021

Xem chi tiết điểm sàn, điểm trúng tuyển học bạ tại: Điểm chuẩn Học viện Phụ nữ Việt Nam

Tên ngành Khối XT Điểm chuẩn
2019 2020 2021
Truyền thông đa phương tiện A00, A01, D01 18 16 19.0
C00 19 17
Quản trị kinh doanh A00, A01, D01 18 15 18.5
C00 19 16 19.5
Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành A00, A01, D01 19 16 17.0
C00 20 17
Kinh tế
A00, A01, D01   15 16.0
C00   16 17.0
Giới và phát triển A00, A01, C00, D01 14.5 14 15.0
Luật A00, A01, C00, D01 16 15 16.0
Công tác xã hội A00, A01, C00, D01 15 14 15.0
Luật kinh tế     15 16.0
Tâm lý học     15 15.0
Xã hội học       15.0
Công nghệ thông tin       15.0

Video liên quan

Chủ đề