Cao huyết áp vô căn là gì

Tăng huyết áp vô căn hay còn gọi tăng huyết áp nguyên phát là một dạng cao huyết áp mà bác sĩ không thể xác định rõ nguyên nhân.

Huyết áp là áp lực tác động đến thành động mạch, do tim tạo ra để vận chuyển máu đi khắp cơ thể. Tăng huyết áp xảy ra khi cường độ áp suất trong mạch máu mạnh hơn mức bình thường và lâu dần gây ra các vấn đề về sức khỏe, chẳng hạn như bệnh tim mạch.

Hầu hết các trường hợp cao huyết áp đều được phân loại là tăng huyết áp nguyên phát. Một loại cao huyết áp khác được biết đến là tăng huyết áp thứ phát, tức là nguồn gốc phát triển bệnh được xác định rõ, chẳng hạn như bệnh thận.

Các nguy cơ tiềm ẩn dẫn đến tăng huyết áp vô căn

Yếu tố di truyền đóng vai trò nhất định trong tình trạng tăng huyết áp nguyên phát. Bên cạnh đó, các yếu tố sau đây có khả năng làm tăng nguy cơ phát triển loại bệnh lý này:

  • Chế độ ăn uống thiếu dinh dưỡng, ăn nhiều muối và uống nhiều rượu bia
  • Căng thẳng hoặc lo lắng thường xuyên, kéo dài
  • Ít hoạt động thể chất
  • Thừa cân, béo phì
  • Hút thuốc
  • Mắc bệnh đái tháo đường

Những triệu chứng của tăng huyết áp vô căn

Hầu hết mọi người đều không nhận ra bất kỳ dấu hiệu bất thường nào từ tăng huyết áp vô căn, cho đến khi bệnh phát triển nặng. Một số người nhận ra huyết áp của họ thay đổi nhờ vào việc thường xuyên đi khám tổng quát định kỳ.

Nếu bạn bị đau đầu dữ dội, buồn nôn hoặc nôn, lú lẫn, thay đổi thị giác hoặc chảy máu cam, đó có thể là dấu hiệu của tình trạng cao huyết áp vô căn nghiêm trọng. Lúc này, bạn cần đến bệnh viện thăm khám ngay.

Tăng huyết áp có khả năng xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng phổ biến nhất là độ tuổi trung niên.

Chẩn đoán tăng huyết áp nguyên phát

Kiểm tra huyết áp thường xuyên là cách tốt nhất để theo dõi sát tình trạng huyết áp của mình. Điều quan trọng là bạn cần phải biết cách đọc chỉ số đo huyết áp.

Máy đo huyết áp sẽ là thiết bị được dùng để chẩn đoán. Nếu kết quả cho thấy chỉ số đo huyết áp vượt mức phạm vi lý tưởng, bác sĩ có thể muốn bạn kiểm tra huyết áp tại nhà trong khoảng thời gian theo chỉ định. Họ sẽ hướng dẫn bạn cách sử dụng máy cũng như cách đọc kết quả chính xác nhất. Mức độ nghiêm trọng của tình trạng cao huyết áp được xác định bởi chỉ số trung bình giữa những lần bạn tiến hành đo tại các thời điểm khác nhau.

Bác sĩ có thể thực hiện một vài cuộc xét nghiệm để kiểm tra các dấu hiệu của bệnh tim bao gồm soi mắt và khám nhịp tim, phổi cũng như lưu lượng máu ở cổ. Các mạch máu nhỏ ở phía sau mắt có thể cho biết liệu bạn có gặp phải tình trạng võng mạc cao huyết áp – biến chứng do tình trạng tăng huyết áp lâu ngày gây ra – hay không.

Bác sĩ cũng có thể yêu cầu bạn thực hiện các xét nghiệm sau đây để kiểm tra các vấn đề về tim và thận:

  • Xét nghiệm cholesterol: kiểm tra mức độ cholesterol trong máu
  • Siêu âm tim: sử dụng sóng siêu âm để tạo ra hình ảnh của tim, từ đó kiểm tra liệu tim có bất kì dấu hiệu tổn thương nào không
  • Điện tâm đồ (EKG hoặc ECG): ghi lại hoạt động điện của tim bạn
  • Kiểm tra chức năng thận và các xét nghiệm khác: xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu hoặc siêu âm thận có thể được áp dụng để kiểm tra xem chức năng thận cũng như các cơ quan khác đang hoạt động như thế nào.

Cho đến thời điểm hiện tại, các chuyên gia vẫn chưa khám phá ra giải pháp điều trị tận gốc căn bệnh tăng huyết áp nguyên phát. Tuy nhiên, họ có thể cung cấp một số biện pháp giảm thiểu tốc độ phát triển bệnh cũng như cải thiện tình hình sức khỏe của bạn.

Xây dựng lối sống lành mạnh

Nếu bạn bị tăng huyết áp, bác sĩ sẽ khuyến nghị thay đổi thói quen sống lành mạnh hơn, ví dụ như:

  • Tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày
  • Giảm cân
  • Bỏ hút thuốc
  • Hạn chế sử dụng thức uống chứa cồn. Với phụ nữ, mỗi ngày một ly là đủ. Tưởng tự với đàn ông sẽ là hai ly
  • Kiểm soát căng thẳng
  • Hạn chế hấp thụ natri. Đồng thời, hãy sử dụng nguồn thực phẩm giàu kali và chất xơ để tăng cường sức khỏe cho tim

Tuy nhiên, nếu bạn đang phải đối mặt với các bệnh liên quan đến thận, đừng tự ý tăng hàm lượng kali trong bữa ăn nếu không có chỉ định của bác sĩ.

Sử dụng thuốc

Nếu áp dụng lối sống lành mạnh vẫn không đủ để giúp cải thiện bệnh, bác sĩ có thể kê đơn một hoặc nhiều loại thuốc điều trị cao huyết áp vô căn.

Bạn có thể cần phải thử nhiều loại thuốc khác nhau cho đến khi bác sĩ tìm thấy liệu trình phù hợp với tình trạng sức khỏe cũng như cơ địa của bạn – nó có thể là một loại thuốc đơn hoặc kết hợp nhiều loại. Bạn cũng cần tiếp tục thay đổi lối sống lành mạnh hơn. Trường hợp tệ nhất, bạn sẽ phải cần dùng thuốc tăng huyết áp suốt đời.

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

Hầu hết các trường hợp tăng huyết áp (THA) đều được phân loại là THA vô căn. Một loại THA khác được biết đến là THA thứ phát, tức là nguồn gốc phát triển bệnh được xác định rõ, chẳng hạn như bệnh thận.

Kiểm tra huyết áp thường xuyên là cách tốt nhất để theo dõi sát tình trạng huyết áp của mình. Chỉ số huyết áp thường được viết dưới dạng phân số như 120/80mmHg, với mmHg là đơn vị đo huyết áp. Cách đọc chỉ số huyết áp như sau: Số đầu tiên là huyết áp tâm thu, dùng để đo áp suất của máu lên thành động mạch khi tim bơm máu đến toàn bộ cơ quan trong cơ thể. Số thứ hai là áp suất tâm trương, dùng để đo áp suất của máu lên thành động mạch khi cơ tim giãn ra.

Chỉ số huyết áp của bạn có thể dao động lên xuống trong ngày, thay đổi sau khi tập thể dục, nghỉ ngơi, lúc cơ thể bị đau và khi bạn căng thẳng hoặc tức giận. Thỉnh thoảng chỉ số huyết áp tăng cao không có nghĩa là bạn bị tăng huyết áp. Bạn chỉ được chẩn đoán bị THA nếu kết quả đo từ 2-3 lần đều vượt phạm vi lý tưởng. Khi chỉ số huyết áp liên tục ở mức trên 140/90mmHg thì được gọi là THA. THA độ 1: từ 140/90mmHg trở lên; THA độ 2: từ 160/100mmHg trở lên; THA độ 3: từ 180/110mmHg trở lên.

Ngoài ra, để chẩn đoán THA vô căn, bác sĩ cũng có thể yêu cầu thực hiện các xét nghiệm sau đây để kiểm tra các vấn đề về tim và thận khi có các dấu hiệu THA nói chung: Kiểm tra mức độ cholesterol trong máu. Sử dụng sóng siêu âm để tạo ra hình ảnh của tim, từ đó kiểm tra liệu tim có bất kỳ dấu hiệu tổn thương nào không. Điện tâm đồ (EKG hoặc ECG) ghi lại hoạt động điện của tim bạn. Xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu hoặc siêu âm thận có thể được áp dụng để kiểm tra thận cũng như các cơ quan khác đang hoạt động như thế nào.

Nên khám sức khỏe định kỳ và kiểm tra huyết áp thường xuyên để phòng bệnh tăng huyết áp. Ảnh: TM

Các biến chứng do THA vô căn

THA vô căn nói riêng và THA nói chung nếu không được điều trị đúng và đầy đủ sẽ để lại nhiều biến chứng nặng nề, thậm chí gây tử vong cho người bệnh. Các biến chứng dễ gặp của bệnh THA vô căn nguyên phát là:

Biến chứng tại tim: THA khiến trái tim phải hoạt động quá sức, áp lực mạch máu càng cao thì cơ tim càng phải bơm nhiều hơn, tốn sức hơn. Lâu dần, tim bị giãn nở, đến một mức nào đó sẽ làm tăng các nguy cơ rối loạn nhịp tim, suy tim, đau tim, đột quỵ,...

Các biến chứng về não bộ: Não bộ cũng như các cơ quan khác trong cơ thể hoạt động bình thường đều cần tới máu giàu oxy được tim bơm đến. THA làm giảm lượng máu cung cấp đến não, gây ra những cơn thiếu máu não thoáng qua. Nếu dòng máu tắc nghẽn đáng kể, lâu dài có thể khiến tế bào não chết, gây đột quỵ. THA không kiểm soát cũng có thể ảnh hưởng tới khả năng ghi nhớ, giao tiếp và suy đoán của não.

Động mạch tổn thương vĩnh viễn: Những động mạch khỏe mạnh sẽ giúp máu lưu thông tốt, không bị cản trở. Việc tăng huyết áp lâu dài khiến động mạch tổn thương, trở nên ít co giãn và cứng hơn. Do vậy, chất béo trong máu cũng dễ dàng tích tụ trong động mạch, dần hạn chế lưu lượng máu, gây tắc nghẽn, THA, đau tim và đột quỵ.

Biến chứng tới mắt và thận: Khi huyết áp tăng sẽ dẫn đến tăng áp lực lọc lên tổ chức thận, lâu dần gây suy thận. Tại mắt có thể gây biến chứng phù đáy mắt, xuất huyết đáy mắt, giảm thị lực, mù mắt.

Lời khuyên của thầy thuốc

Khi phát hiện những triệu chứng của THA, bạn cần đến bệnh viện sớm để xác định chính xác nguyên nhân và chẩn đoán bệnh, từ đó đưa ra phương pháp điều trị kịp thời.

Do THA vô căn không xác định được chính xác nguyên nhân nên việc điều trị cũng gặp nhiều khó khăn, đôi khi chỉ có thể khắc phục triệu chứng mà không giải quyết được triệt để vấn đề. Người bệnh THA vô căn cần được thường xuyên theo dõi sức khỏe và có liệu trình điều trị phù hợp.

Bí quyết phòng ngừa bệnh THA

Để phòng bệnh THA, mọi người nên thực hiện các biện pháp sau:

Kiểm soát cân nặng: Những người béo phì thừa cân thường có nguy cơ mắc THA cao hơn những người có cân nặng bình thường. Do vậy, trường hợp dư cân và có vòng bụng quá to (với nam giới là trên 90cm), thì cần tập luyện và áp dụng chế độ giảm cân khoa học bằng cách hạn chế tinh bột, đường, dầu mỡ và tăng cường rau xanh, trái cây cũng như uống đủ nước mỗi ngày.

Chế độ ăn uống khoa học: Nên ăn đủ bữa, không ăn quá nhiều hay quá muộn. Trong chế độ ăn uống hằng ngày cần tích cực sử dụng thực phẩm hỗ trợ phòng ngừa THA như: Nên bổ sung rau xanh và trái cây như: cam, quýt, bưởi, táo, bơ, dâu, thanh long, chuối, dưa hấu, dứa... đều chứa nhiều vitamin E, C hoặc kali giúp phòng ngừa THA hiệu quả. Ngũ cốc thô: Ngoài tác dụng chống táo bón, chất xơ từ các loại ngũ cốc thô như gạo lứt, bo bo, bắp, yến mạch, bánh mì đen... còn có tác dụng hạn chế sự hấp thu cholesterol vào máu, ngăn ngừa xơ vữa động mạch và tăng cường khả năng tiết axit mật hỗ trợ tiêu hóa. Để bổ sung đạm, tốt nhất bạn nên dùng cá thay thịt, đặc biệt là 2-3 lần ăn cá biển mỗi tuần vì cá chứa nhiều axit béo không bão hòa, giúp giảm cholesterol máu. Để tiết giảm cholesterol, nên dùng chất béo không bão hòa từ dầu ôliu, dầu bắp, dầu hướng dương, dầu đậu nành... Ngoài ra, hãy thay các món chiên, xào bằng thức ăn nướng hoặc hấp để tốt cho sức khỏe.

Lưu ý tránh những thực phẩm có thể gây THA như: Việc giảm bớt thức ăn mặn có thể giúp giảm huyết áp. Không nên ăn thức ăn kho mặn, nước chấm mặn, các thực phẩm giàu natri như trứng vịt muối, thịt chà bông... Cần tránh ăn thức ăn xào, chiên, lòng đỏ trứng gà, da hoặc nội tặng động vật, nước xương hầm... Để giảm thiểu nguy cơ THA, cần ăn vừa đủ lượng, cơm, bún, phở, đồng thời tránh các thực phẩm, trái cây nhiều ngọt như bánh kẹo, nước ngọt, mứt, xoài, nhãn, mít, vải, tươi... Đạm từ thịt bò, cừu, dê, chó sẽ làm tăng cholesterol dẫn đến THA nên cần tránh sử dụng. Hạn chế thịt xông khói, thịt muối, lạp xưởng, xúc xích vì đây đều là những thực phẩm chứa tỷ lệ muối và chất bảo quản cao. Hạn chế sử dụng các chất kích thích như: cà phê, bia rượu, trà, gia vị cay nóng sẽ làm hưng phấn thần kinh, gây mất ngủ, rối loạn nhịp tim, từ đó dẫn đến THA.

Luyện tập thường xuyên: Để phòng ngừa THA, cần lên kế hoạch duy trì luyện tập từ 30-60 phút/ngày và 5 ngày/tuần. Việc luyện tập còn giúp bạn tránh xa stress - một trong những nguyên nhân khiến huyết áp tăng cao. Các hình thức tập luyện tốt cho sức khỏe có thể chọn là đi bộ, bơi lội, các môn thể thao vừa sức...

Nếp sinh hoạt lành mạnh: Không thức khuya, đảm bảo ngủ đủ giấc mỗi đêm. Duy trì lối sống lành mạnh, giữ tâm trạng thoải mái, tránh lo âu hay căng thẳng thần kinh, để giảm nguy cơ mắc THA.


Video liên quan

Chủ đề