Trường học và phòng chống dịch bệnh covid-19.

Kể từ tháng 3/2020, việc bùng phát dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi-rút Corona (COVID-19) đã được tuyên bố là tình trạng y tế công cộng khẩn cấp gây quan ngại quốc tế và loại vi-rút này đã lan rộng ra nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong khi dịch COVID-19 tiếp tục có mặt tại nhiều nơi, các cộng đồng cần hành động để ngăn chặn nguy cơ lây lan trên diện rộng, giảm thiểu mức độ ảnh hưởng của dịch bệnh và hỗ trợ các biện pháp kiểm soát.

Bảo vệ trẻ em và các cơ sở giáo dục là việc làm đặc biệt quan trọng. Cần có các biện pháp phòng ngừa để ngăn chặn sự lây lan tiềm tàng của COVID-19 trong môi trường học đường. Tuy nhiên, cũng cần cẩn trọng để tránh sự kỳ thị với các học sinh và nhân viên nhà trường có khả năng đã phơi nhiễm với vi-rút. Dịch bệnh không phân biệt biên giới, dân tộc, tình trạng khuyết tật, độ tuổi hay giới tính. Các cơ sở giáo dục cần tiếp tục duy trì một môi trường thân thiện, tôn trọng, hòa nhập và hỗ trợ đối với tất cả mọi người. Các biện pháp do nhà trường thực hiện có thể ngăn ngừa sự xâm nhập và lây lan của COVID-19 do một số học sinh, nhân viên của nhà trường có khả năng đã bị phơi nhiễm vi-rút, đồng thời giảm thiểu việc gián đoạn học tập cũng như bảo vệ học sinh, nhân viên nhà trường khỏi sự phân biệt đối xử.

Tài liệu này được ban hành nhằm mục đích cung cấp hướng dẫn rõ ràng, mang tính hành động đối với việc vận hành trường học an toàn thông qua công tác phòng ngừa, phát hiện sớm và kiểm soát COVID-19 tại trường học và các cơ sở giáo dục khác. Mặc dù hướng dẫn này dành cho các quốc gia đã xác nhận có ca nhiễm COVID-19 nhưng những thông tin trong hướng dẫn cũng có liên quan trong tất cả các bối cảnh khác. Công tác giáo dục có thể khuyến khích học sinh trở thành người tuyên truyền về ngăn ngừa và kiểm soát dịch bệnh tại gia đình, nhà trường và cộng đồng thông qua việc trao đổi với những người khác về cách ngăn chặn sự lây lan của vi-rút. Việc duy trì hoạt động trường học an toàn hay cho học sinh đi học trở lại sau thời gian đóng cửa trường học cần cân nhắc đến nhiều vấn đề, và nếu giải quyết tốt những vấn đề này thì có thể giúp tăng cường y tế công cộng.

Để biết thêm thông tin về hành động ứng phó của UNICEF đối với dịch bệnh COVID-19, vui lòng tham khảo: https://uni.cf/3cuy7L8

Công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19 trong trường học trên địa bàn xã Tân Phú

30/03/2022

Trước tình hình dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn xã Tân Phú đang có dấu hiệu phức tạp khi số ca mắc mới ngày càng tăng. Để thực hiện thật tốt việc đảm bảo an toàn cho học sinh tại các điểm trường; Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 xã Tân Phú tập trung triển khai thực hiện tốt các biện pháp phòng, chống dịch.

Nhà trường tiếp tục kiểm soát tốt việc thực hiện nghiêm thông điệp 5K của Bộ Y tế trong trường học, nhất là việc đeo khẩu trang, khử khuẩn đối với học sinh, giáo viên trước khi vào lớp. Mỗi điểm trường học phân công cán bộ y tế học đường có nhiệm vụ theo dõi, hỗ trợ giáo viên trong kiểm soát công tác phòng chống dịch tại từng lớp học; giữ mối liên hệ chặt chẽ với trạm y tế xã, để được hỗ trợ y tế khi cần thiết.

Trường học và phòng chống dịch bệnh covid-19.

Nếu phát hiện trường hợp giáo viên, học sinh có những biểu hiện của nhiễm bệnh Covid-19 thì kịp thời thực hiện nhanh các biện pháp giãn cách theo hướng dẫn của Bộ Y tế, không để tiếp xúc gần với các giáo viên, học sinh khác; đồng thời báo ngay cho trạm y tế để kịp thời hỗ trợ thực hiện xét nghiệm sàng lọc; đồng thời tiến hành ngay các biện pháp quản lý, điều trị F0 theo đúng quy định.

Nhà trường còn phối hợp với phụ huynh thường xuyên theo dõi sức khỏe của con em mình, nhắc nhở các em thực hiện tốt các biện pháp phòng, chống dịch như: khử khuẩn, đeo khẩu trang,... hạn chế tiếp xúc gần với người khác; nếu phát hiện con em mình có các biểu hiện của bệnh Covid- 19 như sốt, ho, đau họng, khàn tiếng,... thì không đưa các em đến trường và báo ngay cho trạm y tế, giáo viên chủ nhiệm để kiểm tra, nếu đã mắc Covid-19 thì điều trị theo quy định, đến khi hết bệnh thì mới tiếp tục cho con em đi học. Điều này khiến các em học sinh nâng cao tinh thần tự giác, càng ý thức hơn trong việc tự bảo vệ bản thân và người khác khỏi lây nhiễm chéo.

Ngoài ra, Trạm y tế xã cử cán bộ chuyên trách phòng chống dịch trực tiếp theo dõi, hỗ trợ công tác phòng, chống dịch tại các điểm trường trên địa bàn xã; chuẩn bị đầy đủ các phương tiện, dụng cụ... để phục vụ tốt công tác phòng, chống dịch trong trường học, đảm bảo hỗ trợ kịp thời về mặt chuyên môn cho các trường học, hướng dẫn thực hiện chế độ khử khuẩn tại các trường học, đảm bảo trường học phải được vệ sinh sạch sẽ, thoáng mát.

Nhà trường phối hợp y tế xã rà soát việc tiêm ngừa vaccin Covd-19 cho học sinh, đảm bảo tiêm đủ các mũi vắc-xin cho học sinh từ 12 tuổi trở lên; chủ động chuẩn bị đầy đủ các điều kiện để khi có chủ trương của Bộ Y tế sẽ đẩy nhanh việc tiêm vắc-xin cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi.

Với sự chủ động, tích cực cùng nhiều giải pháp cụ thể, vai trò, trách nhiệm của tập thể cán bộ giáo viên, học sinh trong phòng chống dịch bệnh Covid-19 sẽ là một trong những yếu tố quan trọng, góp phần ngăn chặn và hạn chế đến mức thấp nhất sự xuất hiện của dịch bệnh trong học đường, đảm bảo thật tốt việc dạy và học của giáo viên và học sinh, kịp thời thích ứng với điều kiện bình thường mới./

Nguyễn Thị Hồng Lê - TYT Tân Phú.

Trường học và phòng chống dịch bệnh covid-19.

Xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích, bảo vệ và nâng cao sức khỏe của trẻ em, học sinh

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa ban hành công văn 4268/BGDĐT-GDTC hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục thể chất, hoạt động thể thao và y tế trường học năm học 2022-2023.

Đối với công tác giáo dục thể chất, hoạt động thể thao (GDTC, HĐTT), Bộ GD&ĐT yêu cầu các trường tổ chức thực hiện hiệu quả chương trình môn học GDTC, bố trí thời gian hợp lý, khoa học góp phần nâng cao chất lượng giờ học; đổi mới phương pháp, hình thức dạy học và cách đánh giá tạo hứng thú, yêu thích môn học, không gây áp lực cho HSSV; tăng cường công tác xã hội hóa, huy động sự tham gia của các tổ chức, cá nhân, các chương trình, dự án nhằm phát triển công tác giáo dục thể chất và hoạt động thể thao trường học.

Tổ chức các hoạt động thể thao gắn liền với nội dung môn học GDTC, đa dạng hóa các hình thức vận động, khuyến khích HSSV tích cực, chủ động tham gia rèn luyện sức khỏe, phát triển thể chất; duy trì việc tập luyện thể dục buổi sáng, thể dục giữa giờ, dạy các bài tập phát triển kỹ năng tự vệ, kỹ năng an toàn... cho HSSV; đẩy mạnh việc thành lập và duy trì nền nếp, nâng cao hiệu quả và mở rộng không gian hoạt động của câu lạc bộ thể thao trong các cơ sở giáo dục; tăng cường tổ chức các giải thi đấu thể thao cấp trường, cụm trường, cấp toàn ngành cho HSSV, thành lập đội tuyển thể thao tham gia các giải thi đấu thể thao các cấp và cử HSSV tham gia các sự kiện thể thao của khu vực, châu lục, thế giới.

Đồng thời rà soát và sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất, sân bãi, trang thiết bị dành cho GDTC, HĐTT trong các cơ sở giáo dục; xây dựng kế hoạch phối hợp với cơ quan quản lý về thể thao tại địa phương trong việc hỗ trợ sử dụng các công trình thể thao trên địa bàn cho HSSV được tập luyện, thi đấu.

Phòng, chống dịch COVID-19 và các dịch bệnh khác trong trường học

Các Sở GD&ĐT cần tiếp tục chỉ đạo thực hiện Kế hoạch tổng thể của ngành Giáo dục thích ứng với tình hình dịch COVID-19 bảo đảm tổ chức dạy và học an toàn, chất lượng. Tổ chức thực hiện nghiêm túc các quy định của cơ quan có thẩm quyền và hướng dẫn của ngành Y tế về công tác phòng chống dịch COVID-19. Không chủ quan, lơi lỏng; chủ động nắm chắc tình hình, dự báo dịch COVID-19 có thể diễn biến phức tạp để xây dựng kế hoạch, phương án phối hợp đảm bảo an toàn sức khỏe cho trẻ em, HSSV, cán bộ, nhà giáo và sẵn sàng ứng phó với tác động tiêu cực của dịch đối với ngành Giáo dục.

Tăng cường công tác truyền thông, phối hợp chặt chẽ với ngành Y tế để hoàn thành chỉ tiêu, kế hoạch tiêm chủng phòng dịch COVID-19 cho trẻ em, HSSV.

Xây dựng kế hoạch và phối hợp với ngành Y tế tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn trẻ em, HSSV kiến thức, kỹ năng bảo vệ sức khỏe của bản thân, phòng chống dịch COVID-19, các loại dịch bệnh khác như: sốt xuất huyết, Tay chân miệng, Sởi, Rubella, Cúm A, Đậu mùa khỉ,... và các bệnh không lây nhiễm trong trường học.

Bên cạnh đó, cần kiện toàn và nâng cao năng lực đội ngũ nhân viên y tế trường học. Các Sở GD&ĐT phối hợp với Sở Y tế xây dựng kế hoạch, triển khai kiện toàn và bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ nhân viên y tế trường học (chuyên trách và kiêm nhiệm) theo Chương trình bồi dưỡng do Bộ GD&ĐT phối hợp với Bộ Y tế ban hành. Tiếp tục chỉ đạo, tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng thường xuyên về công tác y tế trường học, phòng chống dịch bệnh, các bệnh không lây nhiễm cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên y tế trường học.

Phối hợp với cơ quan Bảo hiểm xã hội các cấp tăng cường hướng dẫn, tuyên truyền thực hiện Bảo hiểm y tế (BHYT) HSSV, bảo đảm quyền lợi được chăm sóc sức khỏe ban đầu của HSSV trong trường học, phấn đấu đạt tỷ lệ 100% HSSV tham gia BHYT.

Đảm bảo an toàn trường học, bảo vệ, chăm sóc trẻ em

Bộ GD&ĐT yêu cầu nhà trường bảo đảm môi trường trường học xanh, sạch, đẹp, an toàn. Tăng cường công tác nước sạch và vệ sinh môi trường trong trường học, chú trọng việc giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường; xây dựng, hướng dẫn sử dụng và bảo quản các công trình cấp nước và công trình vệ sinh trong trường học; bảo đảm đủ nước uống cho học sinh, nước sinh hoạt và điều kiện nhà vệ sinh trong trường học.

Tổ chức hiệu quả các hoạt động giáo dục, truyền thông về dân số, giáo dục giới tính, sức khỏe sinh sản; phòng chống tác hại của thuốc lá và đồ uống có cồn. Triển khai tài liệu hướng dẫn truyền thông về phòng ngừa thuốc lá mới cho học sinh phổ thông ban hành theo Quyết định số 1751/QĐ-BGDĐT ngày 22/6/2022 của Bộ GD&ĐT.

Về phòng, chống tai nạn thương tích, đuối nước: Các trường cần tăng cường tổ chức tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, trang bị kiến thức, kỹ năng phòng, chống tai nạn thương tích, đuối nước trẻ em, học sinh trong nhà trường. Chỉ đạo mở các đợt cao điểm tuyên truyền, phát động phong trào học bơi an toàn, phòng, chống đuối nước, đặc biệt trước khi học sinh nghỉ hè.

Tiếp tục tăng cường tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về phòng, chống tai nạn thương tích, đuối nước trẻ em, học sinh cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên y tế trường học; bồi dưỡng cấp chứng chỉ dạy bơi an toàn cho đội ngũ giáo viên giáo dục thể chất trong các cơ sở giáo dục; đẩy mạnh công tác phối hợp liên ngành trong việc triển khai, kiểm soát tình hình tai nạn thương tích, đuối nước ở trẻ em, học sinh.

Khánh Linh