Trung tâm giáo dục thường xuyên đóng bao nhiêu tiền năm 2024

Ông Lê Hoài Nam, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP HCM vừa ký văn bản về hướng dẫn thu, sử dụng học phí năm học 2022-2023 của các cơ sở giáo dục và đào tạo trên địa bàn TP HCM.

Cụ thể, mức thu học phí, sử dụng học phí từ năm học 2022-2023, như sau:

Mức thu học phí đối với các cơ sở giáo dục công lập: Mức thu học phí năm học 2022 - 2023 đối với cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông công lập, GDTX và các cơ sở đào tạo khác áp dụng chương trình giáo dục phổ thông chưa tự bảo đảm chi thường xuyên, áp dụng mức sau:

Trung tâm giáo dục thường xuyên đóng bao nhiêu tiền năm 2024

Mức học phí mới sẽ được áp dụng từ năm học 2022-2023

Trong đó nhóm 1: Học sinh học tại các trường ở thành phố Thủ Đức và các quận: 1, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 10, 11, 12, Bình Thạnh, Phú Nhuận, Gò Vấp, Tân Bình, Tân Phú, Bình Tân.

Nhóm 2: Học sinh học tại các trường ở các huyện: Bình Chánh, Hóc Môn, Củ Chi, Nhà Bè và Cần Giờ.

Ngoài ra, mức thu học phí theo hình thức học trực tuyến (học online) bằng 50% mức thu học phí học trực tiếp. Thời gian thực hiện trong năm học 2022 - 2023: Các cơ sở giáo dục công lập được triển khai thu học phí 9 tháng năm học (bao gồm học phí phát sinh trong tháng 9 năm 2022).

Riêng đối với mức thu học phí đối với các cơ sở giáo dục ngoài công lập (không bao gồm các cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài): Các cơ sở giáo dục ngoài công lập được quyền chủ động xây dựng mức thu học phí và giá các dịch vụ khác trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo (trừ dịch vụ do Nhà nước định giá) đảm bảo bù đắp chi phí và có tích lũy hợp lý, có trách nhiệm công khai, giải trình với người học và xã hội về mức thu học phí, giá các dịch vụ do mình quyết định; Có trách nhiệm thuyết minh chi phí giáo dục, đào tạo bình quân một học sinh, mức thu học phí hàng năm, mức thu học phí toàn cấp học đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông; thuyết minh lộ trình và tỷ lệ tăng học phí các năm tiếp theo và thực hiện công khai theo quy định của pháp luật và giải trình với người học, xã hội.

Cũng theo ông Lê Hoài Nam, để triển khai chính sách đặc thù hỗ trợ học phí, với đối tượng áp dụng là trẻ mầm non, học sinh phổ thông công lập (trừ học sinh tiểu học), học viên GDTX đang học tại cơ sở giáo dục trên địa bàn TP. Trẻ mầm non, học sinh phổ thông ngoài công lập (trừ học sinh tiểu học) đang học tại cơ sở giáo dục trên địa bàn TP (không bao gồm các học sinh đang học tại cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài). Sở GD-ĐT TP yêu cầu các cơ sở giáo dục công lập, ngoài công lập và cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên toàn bộ địa bàn TP lưu ý về tổ chức thực hiện các nội dung quan trọng như sau:

Thời gian có hiệu lực của Nghị quyết số 17 từ ngày 21-10-2022 nên yêu cầu các cơ sở giáo dục công lập, ngoài công lập và cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên toàn bộ địa bàn TP có học sinh thuộc đối tượng được hưởng chính sách có trách nhiệm phải hoàn trả (nếu đã tổ chức thu) và khấu trừ phần hỗ trợ học phí tương ứng, cụ thể như sau:

Trung tâm giáo dục thường xuyên đóng bao nhiêu tiền năm 2024

Mức hỗ trợ học phí theo từng cấp học tại TP HCM

Khi áp dụng mức thu học phí mới, Sở GD-ĐT TP HCM cũng yêu cầu: Đề nghị các cơ sở GD-ĐT xác định mức thu học phí cần căn cứ vào tình hình thực tế triển khai, các khoản chi phí phát sinh cần thiết để thực hiện các hoạt động tổ chức dạy, học để tính toán mức thu hợp lý. Sở GD-ĐT TP sẽ thường xuyên thành lập các đoàn kiểm tra tình hình thu chi đầu năm học tại các cơ sở giáo dục để kịp thời chấn chỉnh tình trạng lạm thu, thu học phí không đúng quy định.

Đối với các cơ sở giáo dục ngoài công lập: Sở GD-ĐT TP đề nghị xác định mức thu học phí cần căn cứ vào tình hình thực tế triển khai, các khoản chi phí phát sinh cần thiết để thực hiện các hoạt động tổ chức dạy, học để tính toán mức thu hợp lý và nghiêm túc thực hiện chính sách hỗ trợ học phí.

Theo ông Lê Hoài Nam, năm học 2022 – 2023 là năm học đầu tiên áp dụng mức thu học phí mới theo quy định Nghị quyết số 16/2022/NQ-HĐND ngày 11 tháng 10 năm 2022 của HĐND TP về quy định mức học phí đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập năm học 2022 – 2023 và các năm học tiếp theo trên địa bàn TP HCM theo Nghị định 81 của Chính phủ và đồng thời áp dụng chính sách đặc thù hỗ trợ học phí theo Nghị quyết số 17 của HĐND TP về chính sách đặc thù hỗ trợ học phí cho trẻ mầm non, học sinh phổ thông công lập, ngoài công lập và học viên giáo dục thường xuyên trên địa bàn TP HCM năm học 2022 – 2023.

GD&TĐ - Triển khai Nghị định 81/2021/NĐ-CP của Chính phủ, nhiều tỉnh thành đệ trình phương án tăng học phí đối với giáo dục mầm non, phổ thông trong năm học 2022 - 2023.

Bên cạnh đó, xu hướng tự chủ đại học cũng khiến học phí một số cơ sở giáo dục đại học công lập tăng cao.

Có thể tăng gấp đôi

TPHCM đã công bố dự thảo nghị quyết về việc tăng học phí từ năm học 2022 - 2023. Theo dự thảo lấy ý kiến góp ý về mức học phí đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập từ năm học 2022 - 2023 và các năm học tiếp theo trên địa bàn TPHCM, ngoài bậc tiểu học không thu học phí thì các bậc học khác sẽ tăng học phí. Ở bậc mầm non, trẻ nhà trẻ thuộc các quận TPHCM sẽ nâng học phí từ 200.000 đồng/học sinh/tháng lên 300.000 đồng/học sinh/tháng, mức tăng 100.000 đồng/học sinh/tháng.

Mức tăng cao nhất là 240.000 đồng/tháng ở cấp THCS và Giáo dục thường xuyên THCS. Cụ thể, học sinh bậc THCS, GDTX THCS ở các quận sẽ đóng mức học phí từ 60.000 đồng/học sinh/tháng lên 300.000 đồng/học sinh/tháng, tăng 5 lần so với trước. Học sinh bậc THCS, GDTX THCS thuộc các huyện tại TPHCM đóng học phí từ 30.000 đồng/học sinh/tháng lên 70.000 đồng/học sinh/tháng, tăng 40.000 đồng/học sinh/tháng.

Ở bậc THPT, học sinh thuộc các quận nội, ngoại thành TPHCM bậc THPT, GDTX THPT sẽ tăng từ 120.000 đồng/học sinh/tháng lên 300.000 đồng/học sinh/tháng. Các huyện Bình Chánh, Hóc Môn, Củ Chi, Nhà Bè và Cần Giờ bậc THPT, GDTX THPT sẽ tăng học phí từ 100.000 đồng/học sinh/tháng lên 200.000 đồng/học sinh/tháng, tăng 100.000 đồng/học sinh/tháng. Như vậy, học sinh bậc THCS, GDTX THCS ở các quận, TP Thủ Đức có mức tăng cao nhất nếu dự thảo này được thông qua.

Tương tự, tỉnh Cà Mau đã thống nhất mức học phí năm học 2021 - 2022 và 2022 - 2023, trong đó có cả mức thu theo 2 hình thức học trực tiếp và học trực tuyến. Theo đó, trong năm học 2021 - 2022, mức thu học phí theo hình thức học trực tiếp tại các phường thuộc TP Cà Mau và thị trấn thuộc các huyện từ 67.000 đồng/học sinh/tháng đến 89.000 đồng/tháng; tại các xã từ 33.000 đồng/tháng đến 46.000 đồng/tháng, tùy cấp học.

Trong năm học 2022 - 2023, mức thu học phí học trực tiếp tại các phường thuộc TP Cà Mau và thị trấn thuộc các huyện từ 300.000 đồng/tháng đến 400.000 đồng/tháng; tại các xã từ 100.000 đồng/tháng đến 200.000 đồng/tháng. Đồng thời, tỉnh Cà Mau cũng đưa ra quy định đối với hình thức học trực tuyến, mức thu học phí của các cơ sở giáo dục phổ thông công lập, giáo dục thường xuyên bằng 70% mức thu quy định khi học trực tiếp.

Ở bậc đại học, nhiều trường cũng đồng loạt công bố tăng học phí. Đơn cử, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội dự kiến mức học phí năm học tới là 42 triệu đồng so với mức học phí 35 triệu đồng của khóa tuyển sinh năm 2021. Trong ba năm tiếp theo, trường tiếp tục tăng học phí thêm 2 triệu đồng mỗi năm.

Khối trường y dược vốn có mức học phí cao hơn các khối ngành khác, mức tăng lại càng cao hơn. Theo đề án tuyển sinh của Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch (TPHCM), dự kiến mức học phí cho khóa tuyển sinh năm 2022 cao nhất có thể lên đến 44,368 triệu đồng đồng/năm với nhóm ngành Y khoa, Dược học, Răng-Hàm-Mặt và 41 triệu đồng/năm với nhóm ngành đào tạo còn lại.

Trung tâm giáo dục thường xuyên đóng bao nhiêu tiền năm 2024
Sinh viên nhập học đóng học phí tại một trường đại học. Ảnh: TG

Đúng lộ trình nhưng cần linh hoạt

Trao đổi trên truyền thông về việc điều chỉnh học phí, ông Lê Hoài Nam - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT TPHCM cho rằng: Dự thảo Nghị quyết mức thu học phí được TPHCM thực hiện đúng theo các cơ sở pháp lý về Luật Giáo dục 2019 và quy định của Chính phủ, mới trình HĐND TPHCM.

Dự thảo được xây dựng theo nguyên tắc chia sẻ giữa Nhà nước và người học, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của từng địa bàn dân cư, khả năng đóng góp thực tế của người dân và tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng, tăng trưởng kinh tế hàng năm, lộ trình tính giá dịch vụ giáo dục, đào tạo theo quy định và bảo đảm chất lượng giáo dục.

Bên cạnh đó, đại diện Sở GD&ĐT TPHCM cũng cho rằng, tỷ lệ đầu tư ngân sách chi thường xuyên hằng năm của TPHCM hơn 20% nhưng vẫn chỉ đảm bảo cơ bản chế độ cho đội ngũ; tỷ lệ đầu tư cho cơ sở vật chất và hoạt động chuyên môn rất khiêm tốn, đòi hỏi phải giải quyết từ học phí mới có thể đáp ứng được yêu cầu đổi mới, phát triển và hội nhập hiện nay.

Theo ông Dương Văn Dân - Trưởng phòng GD&ĐT Quận 8, TPHCM, thông qua ý kiến góp ý, về cơ bản các trường đồng tình với lộ trình tăng học phí của dự thảo. Tuy nhiên, đại diện nhiều đơn vị cũng cho rằng cần có phương án hỗ trợ cho gia đình khó khăn.

Trong bối cảnh vật giá tăng như hiện nay, chi phí cho tổ chức và quản lý hoạt động dạy học tại các cơ sở giáo dục chắc chắn sẽ tăng lên. Điều này dẫn tới việc các trường gặp không ít khó khăn để đảm bảo chất lượng đào tạo.

Chia sẻ điều này, PGS.TS Bùi Văn Hồng - Viện trưởng Viện Sư phạm kỹ thuật, Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM nhìn nhận: Ngoài việc tăng ngân sách hỗ trợ từ Nhà nước, tăng học phí cũng là một trong những giải pháp giúp cơ sở giáo dục thuận lợi trong tổ chức hoạt động dạy học. Tuy nhiên, phụ huynh cũng chịu sự tác động không nhỏ bởi giá cả thị trường. Do đó, học phí có thể tăng nhẹ hoặc tăng theo lộ trình giúp phụ huynh thích ứng dần với những thay đổi về tài chính. Đồng thời, Nhà nước cũng cần có chính sách hỗ trợ học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn, để việc tăng học phí không ảnh hưởng đến việc học của các em.

“Những trường ngoại thành TPHCM và cụ thể như trường tôi trên địa bàn có đông người dân nhập cư, thu nhập thực tế của phụ huynh thấp hơn nhiều so với mức trung bình. Dù chính quyền, nhà trường có nhiều biện pháp hỗ trợ, phụ huynh vẫn chật vật mỗi kỳ đóng tiền học. Do đó, cần có chính sách phù hợp đối với đối tượng này. Đồng thời, khi tăng học phí cần chi tăng lương cho giáo viên, nâng cao chất lượng giáo dục, xây dựng cơ sở vật chất…”, thầy Phạm Trung Hữu - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Phạm Văn Hai (xã Phạm Văn Hai, huyện Bình Chánh, TPHCM) chia sẻ.

Trung tâm giáo dục thường xuyên bao nhiêu tiền?

Hiện kinh phí đào tạo của 1 học sinh ở các trường trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Hà Nội đang được tính ở mức từ 9.000.000 đồng đến 9.600.000 đồng/học sinh, kinh phí này tại trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên là 4.500.000 đồng/1 học sinh.

Trung tâm giáo dục thường xuyên Bình Dương học phí bao nhiêu?

​Theo quy định thì mức học phí đối với cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập chưa đảm bảo chi thường xuyên ở khu vực thành thị (các phường và thị trấn) là 300.000 đồng/học sinh/tháng. Trong khi đó ở nông thôn thì mầm non, tiểu học và THCS là 100.000 đồng, còn THPT là 200.000 đồng/học sinh/tháng.

Trung tâm giáo dục thường xuyên dành cho ai?

Giáo dục thường xuyên là giáo dục trực tiếp, đối tượng chính là những người lớn tuổi không nằm trong độ tuổi phổ cập giáo dục. Việc đào tạo giáo dục thường xuyên là hình thức giáo dục không chính quy.

Trung tâm giáo dục thường xuyên học những môn gì?

Các môn học bắt buộc bao gồm: Ngữ văn, Toán, Lịch sử (là 3 môn học bắt buộc) và 4 môn học lựa chọn trong số các môn địa lý, giáo dục kinh tế - pháp luật, vật lý, hóa học, sinh học, tin học và công nghệ. Điều khác biệt là ở quy định mới này có thêm môn công nghệ và giáo dục kinh tế-pháp luật.