Trữ sữa trong tủ đông được bao lâu

Sữa mẹ luôn là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho sự phát triển của bé. Vì lý do đó, mà không ít mẹ Việt Nam vắt sữa và trữ sữa cho bé và bảo quản sữa trong tủ lạnh. Điều này đảm bảo cho bé luôn có sẵn một lượng sữa mẹ thơm ngon, an toàn và giàu dinh dưỡng mỗi khi mẹ đi công tác hay có việc bận phải đi ra ngoài.

Ngoài giải pháp bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh, mẹ cũng có thể lựa chọn một loại sữa công thức gần nhất với sữa mẹ đó là sữa Glico Icreo - Nhật Bản để bổ sung dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển toàn diện của bé.

Hướng dẫn cách bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh đúng

Hiện, có rất nhiều mẹ vắt sữa ngay sau khi sinh bé, một số mẹ khác lại lựa chọn thời điểm là 6 tháng sau sinh, khi đã kết thúc giai đoạn nghỉ phép thai sản. Việc vắt và trữ sữa trong tủ lạnh được nhiều mẹ lựa chọn và là giải pháp tối ưu, vừa an toàn, vừa đảm bảo nguồn dinh dưỡng dồi dào cho bé, mẹ được yên tâm.

Trữ sữa trong tủ đông được bao lâu

Tuy nhiên, để có thể giữ nguyên dinh dưỡng và kháng thể có trong sữa mẹ khi bảo quản sữa trong tủ lạnh, mẹ cần nắm vững được những lưu ý dưới đây.

1. Sữa mẹ vắt ra để được bao lâu trong tủ lạnh?

Sữa mẹ được vắt và trữ sữa đúng cách sẽ đảm bảo được việc giữ nguyên dưỡng chất, các kháng thể cũng như đảm bảo an toàn cho bé. Việc sữa mẹ bảo quản trong tủ lạnh được bao lâu phụ thuộc nhiều vào tủ lạnh.

Sữa mẹ được vắt ra chưa sử dụng và bảo quản ở nhiệt độ càng cao thì càng nhanh hỏng, nhiệt độ càng thấp thì sữa mẹ càng để được lâu hơn.

- Đối với nhiệt độ phòng ( trên 29 độ C) thì sữa mẹ có thể để tối đa 1 giờ

- Nhiệt độ phòng có máy lạnh dưới 26 độ C có thể bảo quản tối đa là 6 giờ.

- Dùng túi đá khô để vận chuyển sữa có thể bảo quản tối đa là 24 giờ.

- Trữ sửa trong ngăn mát tủ lạnh có thể bảo quản sữa tối đa là 48 giờ.

- Bảo quản sữa mẹ đông trong ngăn đá của tủ lạnh loại nhỏ có 1 cửa có thể bảo quản tối đa là 2 tuần.

- Bảo quản sữa mẹ đông trong ngăn đá tủ lạnh loại có 2 cửa, có cửa riêng của ngăn đá thì có thể bảo quản tối đa được 3 tháng

- Còn nếu mẹ dùng tủ đông chuyên dụng ( loại tủ lạnh dùng riêng để trữ thức ăn đông) thì có thể bảo quản sữa tối đa được 6 tháng.

Do đó, việc bảo quản sữa mẹ được bao lâu phụ thuộc rất nhiều vào loại tủ lạnh nhà bạn.

Trữ sữa trong tủ đông được bao lâu

2. Một số lưu ý khi dùng sữa mẹ trữ đông

- Sữa mà bé đã sử dụng không nên cất đi và bảo quản trong tủ lạnh. Cũng giống như sữa công thức, sữa thừa sau mỗi cữ đều đã dính nước bọt của trẻ có thể nhiễm vi khuẩn gây hư sữa.

- Việc vắt sữa tích để tiết kiệm túi, mẹ có thể vắt sữa và để trong ngăn mát của tủ lạnh, đợi đến cữ vắt sữa tiếp theo, mẹ có thể để thêm vào và trữ trong ngăn tủ đông.

- Không đổ lẫn sữa mà mẹ mới vắt với những sữa mà mẹ đã trữ đông cho bé.

- Mẹ có thể dùng bình trữ sữa và túi trữ sữa chuyên dụng được bán ở cửa hàng, shop cho mẹ và bé, rồi dùng băng keo giấy và bút lông để ghi rõ ngày vắt sữa. Điều này giúp mẹ có thể theo dõi được thời gian bảo quản của sữa. Tuyệt đối không sử dụng túi nilon hay chai nhựa chưa qua khử trùng.

3. Cách sử dụng sữa mẹ trữ đông

- Đối với những túi sữa được để trong ngăn mát, mẹ chỉ cần lấy ra và để bớt lạnh, nếu muốn làm bớt lạnh nhanh, mẹ có thể ngâm cả bình sữa vào chậu nước ấm.

- Còn đối với sữa được trữ ở ngăn lạnh, mẹ lên lấy ra và để ở ngăn mát của tủ lạnh để sữa tan dần. Khi sữa tan hết thì cho sữa ra ngoài rồi hâm sữa tới 40 độ và cho bé ăn. Nếu như không có máy hâm sữa, mẹ có thể cho bé ăn sữa nguội hoặc ngâm sữa trong nước ấm để sữa ấm hơn. Tuyệt đối không hâm sữa bằng lò vi sóng.

- Việc thay đổi đột ngột nhiệt độ sữa mẹ trữ có thể khiến sữa mẹ mất chất dinh dưỡng và các kháng thể. Do đó, không làm tan sữa nhanh bằng bất cứ hình thức nào.

- Sữa trữ đã cho ra ngoài môi trường bình thường thì mẹ cũng không nên để quá 24 giờ.

4. Sữa mẹ trong quá trình trữ biến đổi màu và có mùi lạ

Nhiều mẹ thấy rằng, sữa được bảo quản trong tủ lạnh ở ngăn mát hay ngăn lạnh thường có mùi tanh, mùi mỡ hay thậm chí là mùi xà phòng. Mùi lạ khiến nhiều mẹ cảm thấy sữa trữ có vấn đề và đổ đi ngay. Tuy nhiên, đó không phải là vấn đề mà các mẹ phải lo lắng. Thật ra, đó là do tác động của các enzim lipase bẻ gãy các chất béo có trong thành phần sữa mẹ khi được bảo quản trong môi trường nhiệt độ thấp. Mẹ vẫn có thể cho bé ăn bình  thường. Tuy nhiên vì mùi lạ mà bé có thể không ăn. Khi đó, mẹ có thể tham khảo gợi ý dưới đây.

Mẹ có thể sử dụng cách này để bảo quản sữa cho bé. Tuy nhiên, cách này chỉ lên áp dụng khi bé nhà bạn không chịu ăn sữa trữ đông.

Sữa mẹ khi mà mới vắt ra có thể hâm nóng đến 72 độ C để đảm bảo các enzim lipase không hoạt động rồi sau đó đổ vào túi trữ sữa hay bình trữ sữa và cho vào ngăn mát tủ lạnh để bảo quản. Tuy nhiên, sử dụng cách này để bảo quản sữa có thể khiến một số dưỡng chất có trong sữa mẹ bị giảm đi hay mất đi. Do đó, mẹ hãy lưu ý đối với cách bảo quản này nhé.

>> Xem thêm:

Khi nói về phương pháp bảo quản sữa mẹ đúng cách, nhiều mẹ thắc mắc không biết nếu bảo quản sữa mẹ đông lạnh thì nên rã đông thế nào là đúng cách? Câu trả lời là bạn không nên làm tan sữa đông lạnh ở nhiệt độ phòng, bởi điều này có thể khiến vi khuẩn trong sữa sinh sôi mạnh mẽ hơn. Hơn nữa, bạn cũng không nên hâm sữa trong lò vi sóng do sức nóng phân bố không đều có thể phá hủy những kháng thể của sữa và có nguy cơ gây bỏng miệng bé. Hãy cho bé dùng sữa đã được rã đông trong vòng 24 giờ.

Đến đây, một băn khoăn được đặt ra là, khi bạn đã rã đông sữa và cho trẻ uống, phần sữa mẹ bé bú không hết để được bao lâu? Lời khuyên dành cho bạn là không nên giữ lại phần sữa đó mà hãy vứt bỏ sữa dư. Tuyệt đối tránh việc làm đông lại số sữa đã được rã đông hoặc đã làm rã đông một phần.

Sữa được rã đông có thể có mùi hơi khác so với sữa mới vắt ra hoặc có mùi xà phòng do sự phân hủy chất béo trong sữa nhưng vẫn đảm bảo an toàn cho trẻ dùng.

8. Sau khi rã đông, sữa sử dụng an toàn trong bao lâu?

Nếu đã tan hết, sữa có thể để trong ngăn mát đến 24 giờ và không nên đông lạnh lại. Một nghiên cứu cho thấy rằng vẫn có thể tiếp tục cho bé bú sữa đã sử dụng trước đó từ 1 – 2 giờ sau khi được chuẩn bị.

9. Bảo quản sữa mẹ đúng cách thì sữa mẹ đông lạnh có bị đổi màu không?

Sữa mẹ đông lạnh có thể có màu hơi khác so với sữa tươi. Tuy nhiên, đây không phải là điều xấu. Sữa mẹ thường có màu hơi xanh, vàng hoặc nâu khi bảo quản trong tủ lạnh. Sữa mẹ khi để tủ lạnh sẽ bị tách lớp, điều này hoàn toàn bình thường. Sau khi rã đông, bạn chỉ cần lắc nhẹ để trộn chúng lại với nhau.

10. Bảo quản sữa mẹ đúng cách: Có thể đông lạnh lại sữa đã rã đông?

Khi sữa đã đông lạnh nếu muốn cho bé bú, bạn chỉ có thể làm tan nó trước. Sử dụng sữa ngay sau khi rã đông. Lưu ý rằng, một trong những phương pháp bảo quản sữa mẹ đúng cách là không đông lạnh lại sữa sau khi đã rã đông.

Hãy hỏi ý kiến chuyên gia dinh dưỡng nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào khác về vấn đề bảo quản và sử dụng sữa mẹ đúng cách nhằm giúp bé yêu được hưởng trọn vẹn nguồn dinh dưỡng quý giá.

Hello Bacsi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Hy vọng những thông tin trên đã giải đáp cho bạn những thắc mắc xoay quanh phương pháp bảo quản sữa mẹ đúng cách.

Sữa mẹ để ngăn đá được bao lâu? Cho bé bú trực tiếp luôn là cách hiệu quả nhất và được khuyến khích, tuy nhiên trong cuộc sống ngày nay có rất nhiều trường hợp mẹ đi vắng, đi làm hoặc con bú không hết thì mẹ buộc phải vắt sữa để bảo quản, tích trữ. Tuy nhiên sữa mẹ cũng có thời gian bảo quản khác nhau phụ thuộc vào điều kiện tích trữ. Sữa mẹ bảo quản ngăn mát được bao lâu hay sữa mẹ để tủ đá được bao lâu đều là những vấn đề được nhiều mẹ quan tâm.

Trước hết chúng ta sẽ tìm hiểu sữa mẹ để được bao lâu trong ngăn đá. Sữa mẹ để trong ngăn đá sẽ có thời gian bảo quản lâu hơn, tránh được vi khuẩn mà chúng ta thường gọi là trữ đông đá. Sữa mẹ trong ngăn đá sẽ có thời hạn bảo quản như sau:

  • Với tủ lạnh mini chỉ có cửa chung cho ngăn đá và ngăn mát: Vì việc đóng mở cửa tủ lạnh sẽ khiến nhiệt độ trong tủ lạnh không được ổn định, thường xuyên thay đổi liên tục nên ảnh hưởng đến chất lượng sữa. Chỉ nên bảo quản sữa mẹ trong ngăn đá tủ mini từ 2-3 tuần.
  • Với tủ lạnh 2 cánh có cánh riêng ngăn đá và ngăn mát: Sữa mẹ để trong ngăn đá tủ lạnh 2 cánh có thời gian bảo quản lâu hơn vì nhiệt độ ổn định hơn nên có thể để được 3-6 tháng.
  • Với tủ đông chuyên dụng, tủ kem: Đây là loại tủ có khả năng trữ lạnh tốt với nhiệt độ thấp và ổn định nên có thể bảo quản được từ 6 tháng đến 1 năm. Tuy nhiên sữa mẹ để càng lâu càng có nhiều nguy cơ hao hụt chất dinh dưỡng nên sử dụng càng sớm càng tốt.

Trữ sữa trong tủ đông được bao lâu

Sữa mẹ để ngăn đá được bao lâu? Bảng tham khảo thời gian bảo quản sữa mẹ

Lưu ý vắt và bảo quản sữa mẹ trong ngăn đá

  • Để hạn chế vi khuẩn xâm nhập, trước khi vắt sữa mẹ cần vệ sinh sạch sẽ dụng cụ vắt và trữ sữa. Mẹ cũng cần lau sạch bầu vú trước khi vắt, nếu có thể chườm khăn ấm khoảng 2 phút trước khi hút sữa mẹ.
  • Mẹ có thể tích trữ sữa vào các loại bình nhựa không chứa BPA, túi đông lạnh sữa mẹ hoặc các chai thủy tinh có nắp đậy. Không dùng các loại bình hoặc chai khác hoặc túi dùng một lần.
  • Không nên đựng quá nhiều sữa trong một loại túi/bình trữ mà chỉ để khoảng 3/4, còn lại chừa một khoảng trống khoảng 2,5cm để lấy chỗ cho sữa nở ra khi đông lạnh.
  • Trước khi cho sữa vào bảo quản mẹ cần chắc chắn sữa được lưu trữ ở khu vực sạch sẽ, tủ không có mùi hôi và tránh xa các thực phẩm chưa nấu chín.

Trữ sữa trong tủ đông được bao lâu

Bảo quản sữa mẹ trong túi hoặc bình chuyên dụng

  • Mẹ nên để sữa vào sâu bên trong, ngăn dưới cùng của ngăn đông tủ lạnh vì đây là nơi lạnh và có nhiệt độ ổn định nhất. Không nên để sữa mẹ ở cánh cửa tủ hay mép tủ vì sữa sẽ nhanh hỏng hơn.
  • Nếu trữ đông sữa trong ngăn đá thì mẹ cần trữ theo từng túi nhỏ phù hợp với cữ bú của bé để mỗi lần sử dụng là dùng hết hoặc không hết thì đổ đi, không bảo quản hay sử dụng lại.
  • Mẹ nên dán nhãn và ghi ngày tháng vắt sữa vào từng túi/chai để có thể ghi nhớ hạn sử dụng của sữa.
  • Nếu trữ đông sữa mẹ trong tủ đá nhưng bị mất điện thời gian dài, mẹ cần bỏ sữa vào túi giữ nhiệt có chứa đá lạnh và đóng kín lại.

Trữ sữa trong tủ đông được bao lâu

Sữa mẹ bảo quản trong ngăn đá có thể để được lâu hơn

Sữa mẹ để ngăn mát lấy ra ngoài để được bao lâu

Sữa mẹ bảo quản bao lâu trong ngăn mát cũng được các mẹ rất quan tâm vì nhiều mẹ chỉ muốn bảo quản tạm thời để có sữa cho trẻ uống mà không có nhu cầu tích trữ dùng lâu dài. Sữa mẹ sau khi vắt ra nên dự trữ trong tủ lạnh càng sớm càng tốt để tránh vi khuẩn xâm nhập. Nếu để trong ngăn mát tủ lạnh thì sữa mẹ có thể để trong 1-3 ngày.

Sau khi lấy sữa mẹ từ ngăn mát bỏ ra ngoài thì nên hâm nóng và sử dụng trong vòng 4-6 tiếng vì lúc này sữa đã bắt đầu trở về trạng thái bảo quản ở nhiệt độ phòng. Nếu phòng có nhiệt độ cao trên 26 độ C thì mẹ chỉ nên để từ 1-2 giờ thôi nhé! Dù để trong ngăn đá hay ngăn mát thì mẹ cũng không nên tích trữ sữa mẹ có lâu mà nên cho bé sử dụng sớm nhất có thể.

Trữ sữa trong tủ đông được bao lâu

Nên dùng sữa mẹ càng sớm càng tốt để đảm bảo chất lượng sữa

Trên đây là giải đáp vấn đề về sữa mẹ trữ đông để được bao lâu, trong ngăn mát để được bao lâu cũng như một vài lưu ý khi bảo quản sữa mẹ mà Mái Ấm Nhỏ muốn chia sẻ để giúp mẹ có thể cung cấp nguồn dinh dưỡng cho trẻ tốt nhất. Ở những môi trường khác nhau sữa có thời gian bảo quản khác nhau nên tùy theo điều kiện mà mẹ có thể tích trữ sữa phù hợp nhất.

>>> Xem thêm:

  • Sữa bầu XO có tốt không
  • Cách pha sữa Meiji 0 -1 dạng bột, dạng thanh