Trong cơ thể thực vật nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu nào sau đây là vi lượng

Các nguyên tố dinh dưỡng nào sau đây là các nguyên tố đại lượng

Vai trò của nguyên tố Fe trong cơ thể thực vật?

Vai trò của nguyên tố Phốt pho trong cơ thể thực vật?

Khi thiếu Photpho, cây có những biểu hiện như

Vai trò chủ yếu của magie trong cơ thể thực vật :

Khi thiếu kali, cây có những biểu hiện như

Vai trò của kali trong cơ thể thực vật :

A. C, H, O, N, P, K, S, Ca, Fe.

B. C, H, O, N, P, K, S, Ca, Mg.

C. C, H, O, N, P, K, S, Ca, Mn

D. C, H, O, N, P, K, S, Ca, Cu

Nguyên tố dinh dưỡng trong phân bón là các nguyên tố hóa học cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Ở thực vật nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu đa lượng là các nguyên tố cacbon (c), đạm (N), lân (P), kali (K) ở dạng cây trồng có thể hấp thu được. Nguyên tố dinh dưỡng trung lượng là các nguyên tố canxi (Ca), magie (Mg), lưu huỳnh (S), silic (Si) ở dạng cây trồng có thể hấp thu được. Nguyên tố dinh dưỡng vi lượng là các nguyên tố bo (B), coban (Co), đồng (Cu), sắt (Fe), mangan (Mn), molipđen (Mo), kẽm (Zn) ở dạng cây trồng có thể hấp thu được.

Trắc nghiệm: Ở thực vật nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu nào sau đây là nguyên tố đa lượng?

A. Cacbon

B. Môlipden

C. Sắt

D. Bo

Trả lời:

Đáp án đúng: A. Cacbon

Ở thực vật nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu cacbon là nguyên tố đa lượng

Giải thích của giáo viên Top lời giải vì sao chọn đáp án A

-Các nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu thường được phân thành nguyên tố đa lượng và nguyên tố vi lượng.

+ Nguyên tố đa lượng gồm C, H, O, N, P, K, S, Ca, Mg.

+ Nguyên tố vi lượng (< 100 mg/1kg chất khô của cây) chủ yếu là Fe, Mn, B,Cl, Zn, Cu, Mo, Ni

Vậy ở thực vật nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu cacbon là nguyên tố đa lượng

>>>Xem thêm: Vai trò của nguyên tố đa lượng

Kiến thức vận dụng về các nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu

1. Khái niệm nguyên tố dinh dưỡng

Trong cơ thể thực vật chứa nhiều nguyên tố trong bảng hệ thống tuần hoàn. Tuy nhiên, chỉ có 17 nguyên tố C, H, O, N, P, K, S, Ca, Mg, Fe, Mn, B, Cl, Zn, Cu, Mo, Ni là nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu đối với sự sinh trưởng của mọi loài cây.

Nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu là:

- Nguyên tố mà thiếu nó cây không hoàn thành được chu trình sống

- Không thể thay thế được bởi bất kì nguyên tố nào khác

- Phải trực tiếp tham gia vào quá trình chuyển hóa vật chất trong cơ thể.

Các nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu thường được phân thành nguyên tố đại lượng và nguyên tố vi lượng, dựa vào hàm lượng của chúng trong mô thực vật

- Nguyên tố đại lượng (chiếm > 100mg/1kg chất khô của cây) gồm C, H, O, N, P, K, S, Ca, Mg.

- Nguyên tố vi lượng (chiếm < 100mg/1kg chất khô của cây) chủ yếu là Fe, Mn, B, Cl, Zn, Cu, Mo, Ni

2. Biểu hiện của thiếu nguyên tố dinh dưỡng khoáng

Biểu hiện thiếu các chất đa lượng

- Thiếu chất đạm (N):Đạm là dưỡng chất giúp thúc đẩy sự phát triển của rễ, thân, cành, lá. Khi thiếu hụt chất đạm, cây sẽ có biểu hiện sinh trưởng kém, thân và cành còi cọc, ít đẻ nhánh, phân cành, lá thường non mỏng, màu nhạt, dễ chuyển sang màu vàng và rụng sớm. Ngoài các nguyên đến từ thành phần dinh dưỡng của đất trồng, cây trồng cũng rất dễ bị gặp phải tình trạng thiếu đạm trong giai đoạn kiến thiết cơ bản vì thời điểm này nhu cầu đạm của cây thường rất lớn.

-Thiếu chất lân (P):Thiếu lân sẽ làm quá trình sinh trưởng và phát triển của cây chậm lại, thời gian chín quả bị kéo dài, đồng thời làm lá cây nhanh già, dễ rụng. Thông thường, có thể nhận biết dấu hiệu thiếu lân khi cây trồng xuất hiện những chiếc lá xanh sẫm màu hơn bình thường rồi dần chuyển hẳn sang màu đỏ, tía.

-Thiếu chất kali (K):Kali đóng vai trò thúc đẩy quang hợp, chuyển hóa dinh dưỡng ở lá, giúp gia tăng khả năng hấp thụ nước và sức chống chịu trong thời tiết khắc nghiệt. Các cây trồng thiếu kali sẽ xuất hiện nhiều lá vàng. Lá sẽ chuyển màu từ phần bìa lá vào phía trong, bắt đầu xuất hiện thêm các đốm vàng, bạc, nhiều là sẽ bị chết, bị rách.

Biểu hiện thiếu các chất trung lượng

-Thiếu chất canxi (Ca)

Khi cây bị thiếu canxi, các lá non mới nhú sẽ có biểu hiện biến dạng, mang màu xanh sẫm không bị thường. Với các trường hợp thiếu canxi nghiêm trọng, cành non rất dễ chết, lá cây bị quăn, trái cây bị nứt

-Thiếu chất magie (Mg)

Thiếu magie cũng gây ra tình trạng vàng lá như khi thiếu lân. Tuy nhiên khi thiếu lân, lá cây bị vàng từ rìa vào trong còn thiếu magie thì lá cây chuyển vàng ở phần thịt giữa các gân lá, phần bìa lá vẫn sẽ có màu xanh. Khi tình trạng thiếu magie kéo dài, toàn bộ lá sẽ chuyển vàng và rụng sớm. Số lượng đậu trái ít, quả nhỏ và ít ngọt.

-Thiếu chất lưu huỳnh (S)

Biểu hiện của thiếu lưu huỳnh có thể nhận biết rõ nhất khi quan sát các lá đầu cành hoặc phần ngọn cây. Trong trường hợp này, lá non mất màu xanh thông thường, chuyển sang màu vàng, trắng, lá mỏng hơn so với những cây khỏe mạnh, gân và phiến lá đều mất màu. Bìa lá bị quăn vào bên trong và dễ rách.

Biểu hiện thiếu các chất vi lượng

-Mangan (Mn)

Cùng với boron và sắt,mangancũng là một chất vi lượng thiết yếu của cây.Nó ảnh hưởng đếnquá trình sản xuất lục lạpvà là nhân tố tham gia tích cực vàoquá trình quang hợp.Mangan cũng kích hoạt các enzym và ảnh hưởng đến sự nảy mầm, ra hoa kết trái của cây. Ngoài ra Mn còn có vai trò trong việc kéo dài tế bào rễ và khả năng chống lại các mầm bệnh ở rễ.

-Kẽm (Zn)

Kẽmlà thành phần của nhiều loại enzym.Ngoài ra, nó là một yếu tố quan trọng trong các giai đoạn phát triển ban đầu của cây trồng, Zn đóng vai trò trong quá trình quang hợp, cân bằng hormone thực vật, hoạt động của auxin, sự phát triển của rễ, hạt và quả.

-Sắt (Fe)

Sắt là vi chất dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất chất diệp lục. Vì lý do này, sắt là nguyên tố cần thiết choquá trình quang hợpvàthành phần enzym.Sắt cũng ảnh hưởng đến việc chuyển giao năng lượng, khử và cố định nitơ, cũng như sự hình thành lignin.

-Boron (Bo)

Nguyên tố Bo là một trong những chất dinh dưỡng vi lượng quan trọng của cây. Trong cây, Boron đóng vai trò trong sự hình thành tế bào, vận chuyển đường trong cây, sản xuất các axit amin, tác động đến sự sinh sản, ra hoa đậu quả và chất lượng cây trồng.

Ngoài 4 chất vi lượng quan trọng này, còn 4 chất khác là Clo(Cl), Đồng(Cu), Molypden(Mo), Niken(Ni) cũng có vai trò quan trọng không kém. Tuy nhiên, cây trồng thường ít xảy ra tình trạng thiếu hụt các chất này hơn.

3. Vai trò của các nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu

Các nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu đóng vai trò quan trọng trong đời sống thực vật :

- Tham gia vào các thành phần cấu tạo nên hệ thống chất nguyên sinh, cấu trúc nên tế bào và các cơ quan

- Nguyên tố khoáng tham gia vào quá trình điều chỉnh quá trình trao đổi chất, các hoạt động sinh lí trong cây:

+ Thay đổi các đặc tính lý hóa của các chất keo nguyên sinh

+ Hoạt hóa enzim, làm tăng hoạt động trao đổi chất

+ Điều chỉnh quá trình sinh trưởng của cây

- Tăng tính chống chịu cho cây trồng đối với các điều kiện bất lợi của môi trường.

----------------------

Qua bài viết trên Top lời giải đã cùng các bạn trả lời câu hỏi Ở thực vật nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu nào sau đây là nguyên tố đa lượng? Chúng tôi mong rằng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này, chúc các bạn học tốt