Trình tự các bước để lập bản vẽ chi tiết như thế nào

Các bước để lập bản vẽ chi tiết theo trình tự nào...

Câu hỏi: Các bước để lập bản vẽ chi tiết theo trình tự nào trong các trình tự sau đây?

A. Vẽ mờ – Ghi phần chữ – Bố trí các hình biểu diễn và khung tên – Tô đậm

B. Bố trí các hình biểu diễn và khung tên – Vẽ mờ – Ghi phần chữ – Tô đậm

C. Vẽ mờ – Bố trí các hình biểu diễn và khung tên – Ghi phần chữ – Tô đậm

D. Bố trí các hình biểu diễn và khung tên – Vẽ mờ – Tô đậm – Ghi phần chữ

Đáp án

D

Câu hỏi trên thuộc đề trắc nghiệm

Trắc nghiệm Công nghệ 11 Bài 6 Thực hành biểu diễn vật thể

Lớp 11 Công nghệ Lớp 11 - Công nghệ

Bản vẽ chi tiết dùng để làm gì? Nêu các bước lập bản vẽ chi tiết.

Xem lời giải

Tóm tắt lý thuyết

I. Nội dung bản vẽ chi tiết

  • Bản vẽ ống lót:

  • Bản vẽ chi tiết là bản vẽ thể hiện hình dạng, kích thước và các yêu cầu kĩ thuật của chi tiết.

  • Bao gồm:

    • Các hình biểu diễn

    • Khung bản vẽ, khung tên

    • Các con số kích thước

    • Các yêu cầu kĩ thuật

  • Công dụng: Bản vẽ chi tiết là tài liệu kĩ thuật dùng trong việc chế tạo và kiểm tra chi tiết.

Sơ đồ nội dung bản vẽ chi tiết

Bài 9: Bản vẽ cơ khí

Câu 1 trang 52 SGK Công nghệ 11

Đề bài

Bản vẽ chi tiết dùng để làm gì ? Nêu các bước lập bản vẽ chi tiết.

Lời giải chi tiết

- Bản vẽ chi tiết thể hiện hình dạng, kích thước và yêu cầu kĩ thuật của chi tiết, được dùng để chế tạo và kiểm tra chi tiết.

- Cách lập bản vẽ chi tiết

+ Bước 1: Bố trí các hình biểu diễn và khung tên.

+ Bước 2: Vẽ mờ.

+ Bước 3: Tô đậm.

+ Bước 4: Ghi chữ, kiểm tra và hoàn thiện bản vẽ.

Loigiaihay.com

  • Câu 2 trang 52 SGK Công nghệ 11

    Bản vẽ lắp dùng để làm gì?

  • Bài tập 1 trang 52 SGK Công nghệ 11

    Bản vẽ có các hình chiếu và hình cắt nào ? Chúng được vẽ theo phương pháp chiếu góc thứ mấy ?

  • Bài tập 2 trang 52 SGK Công nghệ 11

    Bộ giá đỡ gồm những chi tiết nào ? Số lượng là bao nhiêu ?

  • Bài tập 3 trang 52 SGK Công nghệ 11

    Cách tháo lắp các chi tiết của bộ giá đỡ như thế nào ?

  • Bài 4 trang 52 SGK Công nghệ 11

    Các kích thước ghi trên bản vẽ là kích thước của bộ phận nào?

Cách đọc bản vẽ chi tiết

Trình tự đọc bản vẽ

Gồm 5 bước:

  1. Đọc nội dung trong khung tên.
  2. Phân tích các hình chiếu, hình cắt.
  3. Phân tích kích thước.
  4. Đọc yêu cầu kĩ thuật.
  5. Mô tả hình dáng và cấu tạo của chi tiết, công dụng của chi tiết đó.

Bản vẽ ống lót:

Tên gọi chi tiết: ống lót.

Vật liệu: thép

Tỉ lệ: 1:1

Tên gọi hình chiếu: hình chiếu cạnh

Vị trí hình cắt: cắt ở vị trí hình chiếu đứng.

Kích thước chung của chi tiết: 28mm,30mm.

Kích thước các phần của chi tiết: Đường kính ngoài 18mm, đường kính lỗ 16mm, chiều dài 30mm.

Gia công: làm tù cạnh

Xử lí bề mặt: mạ kẽm.

Mô tả hình dạng và cấu tạo của chi tiết: ống hình trụ tròn.

Công dụng của chi tiết dùng để lót giữa các chi tiết.

Phân loại bản vẽ kỹ thuật

Bản vẽ kỹ thuật bao gồm :

  • Bản vẽ chi tiết
  • Bản vẽ lắp ráp
  • Bản vẽ tháo rời
  • Bản vẽ sơ đồ

Video liên quan

Chủ đề