Top 20 pha vịt hóa thien nga tren facebook năm 2024

(QBĐT) - Hàng trăm tấn vịt thương phẩm đạt chất lượng “thiên nga” được xuất bán để tiêu thụ ở thị trường châu Âu, thu về hàng tỷ đồng mỗi năm-từ dám nghĩ, dám làm trong ý tưởng “đơn giản” đã trở thành hiện thực lớn của ông chủ “chân đất” Thái Hòa Nam, ở xã Bảo Ninh (TP. Đồng Hới).

Chân dung ông chủ “chân đất”

Anh Thái Hòa Nam (SN 1983) vốn là một kỹ sư chuyên ngành truyền tải điện, quê ở huyện Bố Trạch. Sau nhiều năm gắn bó công việc với chuyên ngành đã học, đi nhiều nơi, đến nhiều đất nước bạn để xây dựng nhiều công trình về điện, năm 2020, anh Nam chính thức chuyển hướng, “chia tay” nghề kỹ sư để “bén duyên” sản xuất, kinh doanh với mô hình chăn nuôi vịt thương phẩm áp dụng công nghệ cao (CNC). Với đam mê đó, anh Thái Hòa Nam, Giám đốc Công ty TNHH thương mại và dịch vụ Hoàng Quân đang phấn đấu trở thành ông chủ “chân đất”.

Top 20 pha vịt hóa thien nga tren facebook năm 2024
Chủ nhân của mô hình vịt an toàn sinh học Thái Hòa Nam.

“Cũng nhờ đi và đến nhiều mảnh đất xa xôi, chiêm nghiệm nhiều, tích lũy kiến thức, vốn liếng, tôi tự nhận thấy rằng, đa số ở nước ngoài, người ta chỉ yêu cầu mỗi người làm giỏi, bảo đảm một công việc trong một chuỗi sản xuất, như vậy sẽ vừa tái tạo, vừa phát huy hết khả năng lao động, giúp tạo ra chuỗi liên kết sản xuất an toàn, hiệu quả”, anh Thái Hòa Nam mở đầu câu chuyện.

Từ chuỗi liên kết sản xuất gà thương phẩm, anh Thái Hòa Nam góp phần giải quyết việc làm, tận dụng thời gian nhàn rỗi cho trên 50 lao động. Trung bình mỗi con gà được xuất bán, trừ hết chi phí, lãi 15.000 đồng.

Để áp dụng điều đó vào thực tế trên địa bàn tỉnh, ban đầu anh Nam một mình ra sức gây dựng, tìm kiếm đối tác, đầu tư kinh phí và công sức. Sau nhiều thời gian tìm hiểu, anh đã tìm được “chốn” bao tiêu toàn bộ đầu vào đến đầu ra sản phẩm và bắt tay thực hiện chuỗi liên kết sản xuất vịt thương phẩm an toàn sinh học (ATSH) với cách thức: Mỗi người chỉ làm tốt một việc, từ nhân viên bảo vệ, người làm vườn đến kỹ thuật viên và bất kỳ vai trò nào cũng cần tuân thủ bảo đảm vệ sinh môi trường, đó cũng là vấn đề được đối tác đặt lên hàng đầu trong suốt toàn bộ chuỗi liên kết.

Đến… “vịt hóa thiên nga”

Có lẽ sẽ ngạc nhiên nếu không được giới thiệu trước về quy mô chuỗi liên kết sản xuất vịt ATSH, thân thiện với môi trường tại trang trại của anh. Không có mùi khó chịu, không gian thoáng đãng, sạch sẽ là cảm nhận đầu tiên khi đặt chân đến khu vực nuôi. Khoảng 3.000 mét vuông đất giữa vùng núi tại xã Sơn Thủy (Lệ Thủy) là nơi anh Thái Hòa Nam chọn đầu tư gần 14 tỷ đồng để xây dựng 2 chuồng thả nuôi vịt thương phẩm, khu vực khử khuẩn, kho thức ăn… phục vụ nhu cầu nuôi 15.000 con vịt giống Grimaud Pháp do đối tác cung cấp; đồng thời liên kết với 1 hộ gia đình trên địa bàn tỉnh với quy mô nuôi 6.000 con.

Các chuồng nuôi được thiết kế bằng sàn nhựa, nền chuồng xi măng với độ dốc phù hợp cho việc vệ sinh, có camera giám sát; toàn bộ hệ thống máng ăn, máng uống, điều chỉnh nhiệt tự động. Đến nay, qua hơn 10 lần thả giống, tất thảy đều thành công, đạt hiệu quả cao, con giống có trọng lượng từ 42g sau 45 ngày nuôi đạt tiêu chuẩn từ 4-4,5kg/con.

Theo anh Thái Hòa Nam, giá thành vịt thương phẩm khi đủ điều kiện, bảo đảm chất lượng do đối tác yêu cầu sẽ xuất bán tương đương giá thị trường, mỗi kg từ 45-50 nghìn đồng; tuy nhiên khi giá vịt xuống thấp, đối tác sẽ mua với giá bằng chi phí sản xuất cộng 2. Vì vậy, sẽ không có chuyện người sản xuất chịu thiệt thòi nếu tuân thủ quy trình sản xuất, bảo đảm ATSH.

Để vịt có giá trị ví như những chú thiên nga thì quá trình nuôi phải trải qua nhiều công đoạn chăm sóc đặc biệt trong môi trường tốt, từ việc điều chỉnh nhiệt độ, âm thanh, ánh sáng, thức ăn phù hợp và áp dụng các phương pháp cho vịt “thư giãn” bằng cách nghe nhạc, tăng cường vận động cho đàn vịt bằng hệ thống quạt thổi… Ngoài ra, đội ngũ gồm nhiều kỹ sư chăn nuôi thường xuyên hướng dẫn kỹ thuật, bảo đảm chất lượng con nuôi; đặc biệt là việc bảo vệ môi trường nghiêm ngặt vì cuộc sống cộng đồng.

Cứ 1,5 tháng với 21.000 con vịt giống, mô hình sẽ xuất bán trên 80 tấn vịt thương phẩm. Trong vòng 2 năm qua, có trên 1.000 tấn vịt bảo đảm chất lượng được Công ty CP Green feed Việt Nam thu mua; lãi ròng khoảng 2,6 tỷ đồng/năm.

Từ mô hình này, anh Thái Hòa Nam đào tạo và giải quyết việc làm cho 15 lao động thường xuyên, phần lớn là đồng bào dân tộc thiểu số ở các xã: Ngân Thủy, Lâm Thủy, Kim Thủy (Lệ Thủy) và Trọng Hóa, Thượng Hóa (Minh Hóa) với mức thu nhập bình quân 8 triệu đồng/người/tháng và hàng chục lao động thời vụ.

Như lời nhận xét của Chủ tịch Hội Nông dân xã Bảo Ninh Đào Xuân Vinh, hiện nay, trang trại nuôi vịt ứng dụng CNC của anh Thái Hòa Nam là một trong những trang trại vịt lớn nhất Quảng Bình với doanh thu hàng tỷ đồng/năm. Với những ưu điểm vượt trội, mô hình chăn nuôi vịt ATSH bảo đảm vệ sinh môi trường gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm nhằm nâng cao giá trị, mang lại hiệu quả kinh tế là hướng đi mới để phát triển chăn nuôi theo hướng bền vững cần được nhân rộng.

Giữ gìn thương hiệu, mở rộng sản xuất

Với nguồn đầu ra ổn định, hiệu quả từ chuỗi liên kết sản xuất vịt CNC, anh Thái Hòa Nam đang mở rộng sản xuất thực hiện chuỗi liên kết sản xuất gà thương phẩm ATSH.

Top 20 pha vịt hóa thien nga tren facebook năm 2024
Trước khi vào chuồng tham quan đàn vịt, mọi người đều phải qua công đoạn khử khuẩn.

“Hiện, ngoài trang trại ở xã Vạn Ninh (Quảng Ninh) và một hộ dân trên địa bàn xã nuôi với tổng 5.000 con, tôi cũng liên kết một hợp tác xã chăn nuôi ở huyện Quảng Trạch thực hiện với quy mô 15.000 con gà thương phẩm; tiến tới, sẽ mở rộng tại một số địa bàn, như: Bố Trạch, Lệ Thủy, Tuyên Hóa, Minh Hóa… Đồng thời, tôi cũng lựa chọn thêm sản phẩm để mở rộng sản xuất, trước mắt là nuôi thêm gà lấy trứng, sẽ giải quyết việc làm cho nhiều lao động hơn và nhiều nông dân tận dụng thời gian nhàn rỗi để tăng thu nhập từ liên kết này”, anh Thái Hòa Nam chia sẻ.

Cũng với ý tưởng bảo vệ, thân thiện với môi trường, tại các trang trại thực hiện chuỗi liên kết sản xuất vịt, gà ATSH, anh Thái Hòa Nam đã dành diện tích lớn mặt bằng để kết cấu vành đai xanh, cách biệt với dân sinh; trong đó, ngoài trồng các loại keo, tràm, anh Nam cho trồng và mở rộng sản xuất các loại dược liệu quý, như: Thìa canh, cà gai leo…

“Từ mong muốn sẽ có thêm nhiều mô hình chăn nuôi, phát triển nông nghiệp theo hướng hiện đại, bền vững, tôi luôn sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ các bạn trẻ có đam mê khởi nghiệp từ nông nghiệp.”, anh Thái Hòa Nam tâm sự.