Top 10 cường quốc kinh tế năm 2022

Trong cuộc đua về kinh tế, trang thiết bị quân sự luôn là cuộc đua về công nghệ giữa các siêu cường quốc hàng đầu thế giới. Hãy xem cuộc chạy đua vũ trang Mỹ - Trung luôn là quán quân đang muốn làm chủ các công nghệ tiên tiến nhất. Tuy nhiên, sáng tạo công nghệ luôn có yếu tố bất ngờ, kịch tính.Vậy trong từng lĩnh vực công nghệ, cường quốc nào có thể qua mặt được Mỹ- Trung?

Top 10 cường quốc kinh tế năm 2022

Giờ đây, tại Việt Nam, chúng ta đang cố gắng để thực hiện nhiều đầu tư đổi mới để có thể bắt kịp cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 thì thế giới đã bắt đầu nghiên cứu và trải nghiệm Cách mạng Công nghiệp 5.0.

Thế giới đang đi theo xu hướng công nghệ tiên tiến nào?

Nói đến cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0, người ta nói về cuộc đua vềcông nghệ AI, công nghệ lượng tử, big data, Internet vạn vật IOL, siêu máy tính, xe tự hành, máy bay không người lái, sự kết hợp giữarobot, internet trong môi trường sản xuất, công nghệ sinh học, năng lượng sạch, thành phố thông minh…Nền sản xuất hiện đại, các nhà máy công xưởng sẽ hoạt động nhanh hơn, tốt hơn, hiệu quả hơn bởi robot mà không phải do con người.

Trong khi Mục tiêu của cuộc cách mạng 5.0 là giảm bớt chú trọng vào công nghệ, máy móc và tập trung phát triển nâng cao tương tác giữa người và máy. Cuộc cách mạng công nghiệp 5.0 sẽ tập trung vào sự “hợp tác” giữa con người và máy móc, vì trí thông minh của con người hoạt động hài hòa với “điện toán nhận thức”.  Đây là sự kết hợp tuyệt vời giữa tính sáng tạo không có giới hạn của con người với mức độ chính xác tuyệt đối của máy móc.Bằng cách đưa con người trở lại sản xuất công nghiệp với sự phối hợp của robot, người công nhân sẽ được nâng cao kĩ năng để cung cấp các giá trị gia tăng trong sản xuất, dẫn đếnTùy biến và cá nhân hóa sản xuất sản phẩm cho khách hàng. Các nhà máy sản xuất khi đó sẽ sản xuất với lượng hàng hóa nhiều hơn, nhanh hơn với chi phí rất thấp và cần ít nhất can thiệp của con người. Khi đó, con người sẽ chỉ còn đảm nhiệm các vị trí lao động mang lại giá trị gia tăng cao dựa trên sáng tạo.

Nhiều chuyên gia đã khẳng định, Cách mạng công nghiệp 5.0 là điều tất yếu sẽ diễn ra, và mốc thời gian đã được xác định rất gần: 2035 hoặc sớm hơn. 

Vậy các nền kinh tế mạnh nhất thế giới đã chọn những công nghệ đột phá nào cho việc duy trì vị thế của nước mình? Và đâu là chiến lược phát triển công nghệ trong cuộc đua trở thành những cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới?

Top các siêu cường quốc thế giới đang đầu tư bao tiền, bao nhiêu % ngân sách quốc gia, cho chiến lược phát triển kinh tế và cho những công nghệ nào?Quốc gia nào đang vượt trội trong những công nghệ tiên tiến mà cả thế giới mơ ước?Những đường đua đó sẽ trở nên kịch tính với những biến số không lường trong thập niên tiếp theo.

Mỗi quốc giá đều hiểu rõ khi nắm bắt được xu hướng của các công nghệ tiên tiến, họ có thể làm chủ được những công nghệ đó,chắc chắn sẽ làm chủ cuộc chơi kinh tế toàn cầu. Và đó là lý do mà  đầu tư cho khoa học công nghệ của Mỹ vẫn được đánh giá là cao nhất thế giới với 460,6 tỷ USD, đứng thứ hai là Trung Quốc với 439 tỷ USD, còn nếu tính theo tỷ lệ phần trăm đầu tư/GDP thì Đức hiện đứng số 1 thế giới với 3,09%.

Mỹdẫn đầu thế giới về đầu tư công nghệ, AI an ninh quốc phòng, máy tính lượng tử,…

Mới đây, Thượng Viện Hoa Kỳ, đã thông qua một kế hoạch đầu tư hơn 170 tỷ đô la, để khuyên khích các công ty sản xuất tại Mỹ và đối phó với Trung Quốc trên lĩnh vực công nghệ.

Theo kế hoạch này, ngân sách này để khuyến khích các doanh nghiệp nghiên cứu sản xuất tại Hoa Kỳ các chi tiết bán dẫn, hiện chủ yếu được sản xuất tại châu Á. Tình trạng khan hiếm vật liệu bán dẫn khắp thế giới đang tác động đến các ngành sản xuất trọng yếu, từ xe hơi đến viễn thông. Chế tạo bán dẫn trở thành một thách thức chiến lược với nhiều nước trên thế giới.

Mỹ sẽ dự trù 52 tỷ  trong 5 năm để khuyến khích sản xuất bán dẫn trên đất Mỹ, 120 tỷ đô la dành cho nghiên cứu các lĩnh vực công nghệ bản lề như trí tuệ nhân tạo, lượng tử, phát triển mạng 5G, những lĩnh vực cạnh tranh căng thẳng nhất giữa Mỹ và Trung Quốc.

Trước đó, Trong dự toán ngân sách năm 2021 của Mỹ, chính quyền Tổng thống Donald Trump đã đề xuất một mức tăng lớn trong chi tiêu Chính phủ phục vụ cho nghiên cứu và phát triển về trí tuệ nhân tạo (AI), khoa học thông tin lượng tử.Chính quyền của ông muốn Quốc hội tăng gấp đôi chi tiêu cho việc nghiên cứu và phát triển AI từ 973 triệu USD lên gần 2 tỷ USD vào năm 2022 và tăng gấp đôi chi tiêu cho khoa học thông tin lượng tử lên tới 860 triệu USD trong vòng hai năm. Ngân sách sẽ đảm bảo cho Mỹ tiếp tục dẫn đầu thế giới về các công nghệ quan trọng như AI và lượng tử bởi Mỹxác định rõ sức mạnh kinh tế và an ninh quốc gia của Mỹ phụ thuộc vào hai lĩnh vực khoa học quan trọng này.

Đầu tư vào AI là rất quan trọng để tạo ra các ngành công nghiệp của tương lai, như ô tô tự lái, robot công nghiệp, thuật toán chẩn đoán bệnh…

Các chuyên gia cho rằng điện toán lượng tử có thể có tác động lớn đến chăm sóc sức khỏe, truyền thông, dịch vụ tài chính, giao thông vận tải, trí tuệ nhân tạo, dự báo thời tiết và các lĩnh vực khác.Theo ước tính của công ty tư vấn quản lý Boston Consulting Group, điện toán lượng tử có thể tạo ra giá trị hằng năm lên tới 850 tỉ USD vào năm 2040, và cuộc chiến để tạo đòn bẩy cho thị trường khổng lồ trong tương lai đã bắt đầu.

Hiện nay, nhiều tên tuổi lớn của mỹ như Google, Microsoft, IBM, … đều đã cho ra mắt các siêu máy tính lượng tử. Mỹ còn hợp tác với Nhật và Đức để sản xuất 2 máy tính lượng tử ngoài mỹ. Để không tụt hậu trong lĩnh vực công nghệ quan trọng này, Mỹ hợp tác với 2 cường quốc trên để tăng tốc, đặc biệt về mặt ứng dụng thực tế. Ngoài Nhật Bản, 10 công ty của Đức gồm Volkswagen, Bosch và Siemens đã thành lập một tập đoàn để đưa công nghệ lượng tử vào sử dụng thực tế. Goldman Sachs là một trong những tổ chức của Mỹ đang tìm cách sớm ứng dụng công nghệ lượng tử vào lĩnh vực tài chính.

Đói với lĩnh vực AI, các chuyên gia cho biết trên thực tế, Chính phủ Trung Quốc có thể sẽ đổ nhiều tiền hơn vào nghiên cứu và sản xuất, nhưng chính phủ Mỹ vẫn chi nhiều tiền cho AI quốc phòng hơn và các doanh nghiệp Mỹ chi nhiều tiền cho các nghiên cứu tiên tiến hơn các công ty Trung Quốc.

Tại Mỹ, các nghiên cứu mang tính đột phá về AI có xu hướng đến từ các công ty công nghệ lớn với kho quỹ đủ lớn để mua siêu máy tính và mức lương đủ cao để thu hút những người sáng giá nhất trong giới học thuật đến từ khắp mọi nơi.

Các chuyên giá cho rằng điều này sẽ khó xảy ra ở Trung Quốc khi các nguồn vốn đầu tư cho AI lại từChính phủ. Sẽ rất khó để giới nghiên cứu Trung Quốc theo kịp công nghệ lớn ở Mỹ cho dù họ có thể tạo ra hoặc thu được bao nhiêu dữ liệu. Và nếu các khoản đầu tư lớn của Chính phủ không mang lại hiệu quả, Trung Quốc có thể thụt lùi so với Mỹ trong cuộc đua AI?

Nghiên cứu của Quỹ đổi mới và công nghệ thông tin đánh giá về ứng dụng AI theo 30 chỉ số riêng biệt, trong đó bao gồm tài năng con người, hoạt động nghiên cứu, phát triển thương mại và đầu tư trong cả phần cứng và phần mềm dựa trên những dữ liệu tổng hợp trong năm 2020. Và điểm vượt trội mà Mỹ đang nhắm tới là cạnh tranh về ứng dụng AI nhiều cho các hoạt động thương mại hơn Trung Quốc và mở rộng hợp tác với các cường quốc khác để thực hiện chiến lược trên.

Trên thang điểm 100, Mỹ dẫn đầu với 44,6 điểm, tiếp đó là Trung Quốc với 32 điểm và EU với 23,3 điểm.

Các nhà nghiên cứu nhận thấy Mỹ dẫn đầu trong các lĩnh vực chính như đầu tư vào khởi nghiệp và tài trợ nghiên cứu - phát triển. Trong khi đó, các chuyên gia cho rằng máy tính lượng tử của Trung Quốc chưa bằng Mỹ về mặt hiệu suất nhưng Trung Quốc cũng đã đạt được nhiều bước tiến trong một số lĩnh vực siêu máy tính và số liệu về máy tính lượng tử vẫn còn nhiều bí mật.Năm 2020, Trung Quốc phát triển thành công 214 trong số 500 siêu máy tính mạnh nhất thế giới - nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào. Số siêu máy tính ra đời tại Mỹ trong năm 2020 là 113 chiếc và tại EU là 91 chiếc.

Quỹ đổi mới và công nghệ thông tin cũng kết luận rằng Mỹ "vẫn là nước đứng đầu thế giới về thiết kế chip cho hệ thống AI". 

Đối với Mỹ, nếu muốn tiếp tục duy trì vị trí dẫn đầu, nước này phải tăng cường hỗ trợ nghiên cứu và triển khai ứng dụng AI, đồng thời đẩy mạnh nỗ lực phát triển tài năng AI trong nước cũng như thu hút những tài năng hàng đầu từ khắp nơi trên thế giới để củng cố vị trí số 1.

Trung Quốc dẫn đầu về bằng sáng chế AI, lượng tử vượt trội về công nghệ 5G

Trong cuộc đua công nghệ, cả thế giới đang chứng kiến hai vận động viên xuất sắc nhất là Mỹ và Trung Quốc. Và nếu tính về tổng số lượng bằng sáng chế công bố thì hiện Mỹ đang dẫn đầu, Trung Quốc đứng thứ hai. Nhưng điều đó đã bị thay đổi bởi từ năm 2019. Theo số liệu thống kê của WIPO (Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới) công bố hồi tháng 8, đây là lần đầu tiên kể từ năm 1978, Mỹ đánh mất vị thế dẫn đầu về số lượng bằng sáng chế và các phát minh mới. Trong năm 2019, Trung Quốc đã nộp 58.000 nghìn bằng sáng chế, trong khi Mỹ có 57.840 bằng. Hơn một nửa trong số đó thuộc về lĩnh vực trí tuệ nhân tạo. 

Tuy nhiên, đáng lưu ý, Trong năm 2019, Trung Quốc đã có hơn 30.000 bằng sáng chế về AI, tăng 52,4% so với năm trước, vượt Mỹ về số lượng đăng ký mới.

Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng đã tìm cách khai thác tiềm năng của dữ liệu để chuyển đổi nền kinh tế. Một số công ty nghiên cứu dự đoán Trung Quốc sẽ sở hữu 1/3 dữ liệu của thế giới vào năm 2025; đây có thể là lợi thế cạnh tranh lớn trong các lĩnh vực như trí tuệ nhân tạo (AI).

Trung Quốc đã bắt kịp trong ngắn hạn và dự kiến ​​sẽ vượt Hoa Kỳ về GDP vào năm 2030. Với cải cách và mở cửa vào năm 1978 và việc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào năm 2001, Hệ thống đổi mới sáng tạo (ĐMST) quốc gia (NIS) cũng đã chuyển từ chính phủ sang khu vực tư nhân dẫn dắt. Các nguồn đầu tư ĐMST cũng đã thay đổi từ FDI sang các doanh nghiệp bản địa. Theo OECD, hiện Trung Quốc chi tiêu cho R&D nhiều hơn Nhật Bản, Đức và Hàn Quốc cộng lại và chỉ kém Hoa Kỳ về tổng chi tiêu cho R&D. Về nguồn tài trợ cho R&D, Trung Quốc đã nỗ lực thúc đẩy vai trò của các doanh nghiệp trong việc thúc đẩy ĐMST.

Trung Quốc đã nhấn mạnh đến sự sáng tạo của tư nhân và tinh thần kinh doanh hơn là sự phát triển do chính phủ định hướng. Quá trình này nhằm nâng cấp công nghiệp bằng hội tụ kỹ thuật số. Mô hình kỹ thuật số xuất hiện trong cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã đóng vai trò là động lực thúc đẩy chiến lược sau bắt kịp của Trung Quốc.

Các nhà mạng Mỹ đã triển khai dịch vụ 5G, nhưng tốc độ mạng không khác biệt nhiều so với thế hệ 4G LTE trước đó, khoảng 60 Mb/s. Trong khi đó, tốc độ mạng trung bình tại Trung Quốc cao gấp 5 lần - 300 Mb/s. Hơn 700 bệnh viện ở Trung Quốc đã triển khai 5G và bắt đầu thực hiện các dự án thử nghiệm hoặc ứng dụng cho mục đích thương mại. 

Trung Quốc nâng cao công nghệ và ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) lên cấp độ tương đương với các nước tiên tiến từ năm 2020 và trở thành cường quốc ĐMST cùng với Hoa Kỳ vào năm 2045 thông qua các chiến lược Sản xuất tại Trung Quốc 2025 (Made in China 2025), Internet Plus và Kế hoạch phát triển AI thế hệ tiếp theo.

Sau cuộc cách mạng về AI, BigData, 5G, công nghệ lượng tử sẽ là đường đua mới của thế giới. Theo Nikkei, Mỹ là nước đi đầu thế giới ở nhiều lĩnh vực công nghệ nhưng với công nghệ lượng tử, Trung Quốc cũng đang là người dẫn đầu.

Trung Quốc cũng đang thắng thế trong cuộc đua công nghệ lượng tử, trong khi Mỹ đang đổ nhiều tiền vào nghiên cứu nhằm rút ngắn khoảng cách bằng cách mở rộng hợp tác với siêu cường quốc như đã nói ở trên.

Top 10 cường quốc kinh tế năm 2022

Thống kê mới nhất của Valuenex cho thấy, Trung Quốc đang nắm giữ hơn 3.000 bằng sáng chế liên quan đến công nghệ lượng tử, nhiều gấp đôi so với Mỹ và gấp ba lần Nhật Bản. Tập đoàn công nghệ Huawei cũng đang nắm giữ 100 bằng sáng chế về công nghệ mã hoá và truyền thông lượng tử, chỉ đứng sau Toshiba của Nhật Bản trên bảng xếp hạng toàn cầu.

Trong các kỳ tiếp theo, chúng tôi sẽ giới thiệu với Quý đọc giả những đường đua khác giữa các siêu cường quốc khác. Chúng ta sẽ nắm được những công nghệ nào mà họ đang thúc đẩy và liệu trong cuộc chạy đua vũ trang AI, lượng tử còn có tên tuổi nào có thể đột phá qua mặt được 2 vận động viên xuất sắc Mỹ Trung?

Thực trạng và xu hướng sử dụng robot tại Việt Nam (ckds.vn)

Một số dự báo về công nghệ và việc làm “hot” trong tương lai (ckds.vn)