Tóm tắt lý 8 filetype PDF

Tổng hợp các bài Tóm tắt Lý thuyết Công nghệ 8 ngắn nhất. Seri các bài lý thuyết được các thầy cô Top lời giải biên soạn lại tóm lược theo nội dung sách giáo khoa giúp các bạn nắm vững nội dung kiến thức, qua đó học tốt hơn.

Chúc các bạn học tốt!

MỤC LỤC LÝ THUYẾT CÔNG NGHỆ 8 ĐẦY ĐỦ NHẤT

 Lý thuyết Công nghệ 8: Bài 1. Vai trò của bản vẽ kĩ thuật trong sản xuất và đời sống
 Lý thuyết Công nghệ 8: Bài 2. Hình chiếu
 Lý thuyết Công nghệ 8: Bài 4. Bản vẽ các khối đa diện
 Lý thuyết Công nghệ 8: Bài 6. Bản vẽ các khối tròn xoay
 Lý thuyết Công nghệ 8: Bài 8. Khái niệm về bản vẽ kỹ thuật hình cắt
 Lý thuyết Công nghệ 8: Bài 9. Bản vẽ chi tiết
 Lý thuyết Công nghệ 8: Bài 11. Biểu diễn ren
 Lý thuyết Công nghệ 8: Bài 13. Bản vẽ lắp
 Lý thuyết Công nghệ 8: Bài 14. Đọc bản vẽ lắp đơn giản
 Lý thuyết Công nghệ 8: Bài 15. Bản vẽ nhà
 Lý thuyết Công nghệ 8: Bài 18. Vật liệu cơ khí
 Lý thuyết Công nghệ 8: Bài 17. Vai trò của cơ khí trong sản xuất và trong đời sống
 Lý thuyết Công nghệ 8: Bài 20. Dụng cụ cơ khí
 Lý thuyết Công nghệ 8: Bài 21. Cưa và đục kim loại
 Lý thuyết Công nghệ 8: Bài 22. Dũa và khoan kim loại
 Lý thuyết Công nghệ 8: Bài 23. Đo và vạch dấu
 Lý thuyết Công nghệ 8: Bài 24. Khái niệm về chi tiết máy và lắp ghép
 Lý thuyết Công nghệ 8: Bài 25. Mối ghép cố định, mối ghép không tháo được
 Lý thuyết Công nghệ 8: Bài 26. Mối ghép cố định, mối ghép tháo được
 Lý thuyết Công nghệ 8: Bài 27. Mối ghép động
 Lý thuyết Công nghệ 8: Bài 29. Truyền chuyển động
 Lý thuyết Công nghệ 8: Bài 30. Biến đổi chuyển động
 Lý thuyết Công nghệ 8: Bài 33. An toàn điện
 Lý thuyết Công nghệ 8: Bài 32. Vai trò của điện trong sản xuất và đời sống
 Lý thuyết Công nghệ 8: Bài 36. Vật liệu kỹ thuật điện
 Lý thuyết Công nghệ 8: Bài 37. Phân loại và số liệu kỹ thuật của đồ dùng điện
 Lý thuyết Công nghệ 8: Bài 38. Đồ dùng loại điện quang. Đèn sợi đốt
 Lý thuyết Công nghệ 8: Bài 39. Đèn huỳnh quang
 Lý thuyết Công nghệ 8: Bài 41. Đồ dùng loại điện - nhiệt. Bàn là điện
 Lý thuyết Công nghệ 8: Bài 42. Bếp điện, nồi cơm điện
 Lý thuyết Công nghệ 8: Bài 44. Đồ dùng loại điện cơ quạt điện, máy bơm nước
 Lý thuyết Công nghệ 8: Bài 46. Máy biến áp một pha
 Lý thuyết Công nghệ 8: Bài 48. Sử dụng hợp lí điện năng
 Lý thuyết Công nghệ 8: Bài 50. Đặc điểm và cấu tạo mạng điện trong nhà
 Lý thuyết Công nghệ 8: Bài 53. Thiết bị bảo vệ mạng điện trong nhà
 Lý thuyết Công nghệ 8: Bài 55. Sơ đồ điện
 Lý thuyết Công nghệ 8: Bài 58. Thiết kế mạch điện

Bài 1. Vai trò của bản vẽ kĩ thuật trong sản xuất và đời sống 

I. Khái niệm về bản vẽ kĩ thuật

- Bản vẽ kĩ thuật là tài liệu trình bày các thông tin kĩ thuật dưới dạng các hình vẽ, các kí hiệu theo các quy tắc thống nhất, và thường được vẽ theo tỉ lệ

- Bản vẽ kĩ thuật dùng trong thiết kế, trong các quá trình sản xuất, chế tạo, thi công đến kiểm tra, sữa chữa, lắp ráp, vận hành, trao đổi,...

II. Bản vẽ kĩ thuật đối với sản xuất

- Bản vẽ kĩ thuật do nhà thiết kế tạo ra

- Nhờ  bản vẽ các chi tiết máy được chế tạo, các công trình được thi công đúng với yêu cầu kĩ thuật của bản vẽ

- Nhờ bản vẽ mà ta kiểm tra đánh giá được sản phẩm hay công trình

- Bản vẽ kĩ thuật là ngôn ngữ chung của các nhà kỹ thuật, vì nó được vẽ theo quy tắc thống nhất,  các nhà kỹ thuật trao đổi thông tin kĩ thuật với nhau qua bản vẽ

III. Bản vẽ kĩ thuật đối với đời sống

Trong đời sống các sản phẩm, công trình nhà ở....thường đi kèm theo sơ đồ hình vẽ hay Bản vẽ kĩ thuật giúp ta:

- Lắp ghép hoàn thành sản phẩm

- Sử dụng sản phẩm hay công trình đúng kĩ thuật và khoa học

- Biết cách khắc phục, sữa chữa

IV. Bản vẽ dùng trong các lĩnh vực kĩ thuật

- Bản vẽ kĩ thuật liên quan đến nhiều ngành kỹ thuật khác nhau; mỗi lĩnh vực lại có một loại bản vẽ riêng

- Các Bản vẽ kĩ thuật được vẽ thủ công hoặc bằng trợ giúp của máy tính

Ví dụ:

Bản vẽ kỹ thuật dùng trong giao thông

Bài 2. Hình chiếu

I. Khái niệm về hình chiếu

Hình 1. Hình chiếu của vật thể

- Mặt phẳng chiếu là mặt phẳng chứa hình chiếu của vật thể

- Điểm A trên vật thể có hình chiếu là điểm A’

- Tia sáng đi từ nguồn sáng S qua điểm A xuống điểm chiếu A’,  gọi là tia chiếu SAA’

=> Khái niệm: Hình chiếu của vật thể bao gồm tập hợp các điểm chiếu của vật thể trên mặt phẳng chiếu

II. Các phép chiếu

Hình 2. Các phép chiếu

(a) Phép chiếu xuyên tâm: có các tia chiếu xuất phát từ 1 điểm (tâm chiếu)

(b) Phép chiếu song song: có các tia chiếu song song với nhau

(c) Phép chiếu vuông góc: có các tia chiếu vừa song song vừa vuông góc với mặt phẳng chiếu

* Lưu ý: Phép chiếu vuông góc là quan trọng nhất dùng để vẽ các hình chiếu vuông góc

III. Các hình chiếu vuông góc

1. Các mặt phẳng chiếu

Hình 3. Các mặt phẳng chiếu

- Mặt chính diện: gọi là mặt phẳng chiếu đứng

- Mặt nằm ngang: gọi là mặt phẳng chiếu bằng

- Mặt cạnh bên: gọi là mặt phẳng chiếu cạnh

2. Các hình chiếu

Hình 4. Các hình chiếu

- Hình chiếu đứng có hướng chiếu từ trước tới

- Hình chiếu bằng có hướng chiếu từ trên xuống

- Hình chiếu cạnh có hướng chiếu từ trái sang

3. Vị trí các hình chiếu

Hình 5. Vị trí các hình chiếu

- Hình chiếu bằng ở dưới hình chiếu đứng

- Hình chiếu cạnh ở bên phải hình chiếu đứng.

Bài 4. Bản vẽ các khối đa diện

I. KHỐI ĐA DIỆN

Khối đa diện là hình được bao bởi các đa giác phẳng

II. HÌNH HỘP CHỮ NHẬT

1. Thế nào là hình hộp chữ nhật?

Hình hộp chữ nhật được bao bọc bởi 6 hình chữ nhật

(a): chiều dài; (b): chiều rộng; (c): chiều cao

2. Hình chiếu của hình hộp chữ nhật

Bảng 1. Hình chiếu của hình hộp chữ nhật

HìnhHình chiếuHình dạngKích thước
1 Đứng Chữ nhật a, h
2 Bằng Chữ nhật a, b
3 Cạnh Chữ nhật b, h

III. HÌNH LĂNG TRỤ ĐỀU

1. Thế nào là hình lăng trụ đều?

Hình lăng trụ đều được bao bọc bởi 2 mặt đáy là 2 hình đa giác đều bằng nhau và các mặt bên là các hình chữ nhật bằng nhau.

2. Hình chiếu của hình lăng trụ đều

Bảng 2. Hình chiếu của hình lăng trụ đều

HìnhHình chiếuHình dạngKích thước
1 Đứng Hình chữ nhật a, h
2 Bằng Hình tam giác đều a, b
3 Cạnh Hình chữ nhật b, h

IV. HÌNH CHÓP ĐỀU

1. Thế nào là hình chóp đều?

Hình chóp đều được bao bọc bởi  mặt đáy là 1 hình đa giác và các mặt bên là các hình tam giác cân bằng nhau có chung đỉnh.

2. Hình chiếu của hình chóp đều

Bảng 3. Hình chiếu của hình chóp đều

HìnhHình chiếuHình dạngKích thước
1 Đứng Hình tam giác cân a, h
2 Bằng Hình vuông a
3 Cạnh Hình tam giác cân a, h

CHÚ Ý: Thường chỉ dùng 2 hình chiếu để biểu diễn hình lăng trụ hoặc hình chóp: một hình chiếu thể hiện mặt bên và chiều cao, một hình chiếu thể hiện hình dạng và kích thước đáy. 

Xem thêm các chủ đề liên quan

Loạt bài Lớp 8 hay nhất