Toán lớp 6 ôn tập chương 1 hình học năm 2024

CÁC BÀI TẬP ÔN TẬP HÌNH HỌC – CHƯƠNG I

Bài 1. Vẽ đường thẳng m. Lấy A, B, C thuộc m và D không thuộc m. Kẻ các đường thẳng đi qua các cặp điểm.

  1. Có bao nhiêu đường thẳng phân biệt? Viết tên các đường thẳng đó.
  1. Những đường thẳng nào đồng quy (cùng cắt nhau) tại D?

Bài 2. Đoạn thẳng AB có độ dài 12cm; điểm C nằm giữa hai điểm A và B. Biết rằng CA - CB = 2cm. Tính độ dài các đoạn thẳng CA và CB.

Bài 3. Trên tia Ax lấy hai điểm B và C sao cho AB = 4,5cm, AC = 9cm.

  1. Tính độ dài đoạn thẳng BC.
  1. Chứng tỏ B là trung điểm của đoạn thẳng AC.
  1. Trên tia đối của tia Ax lấy điểm I sao cho A là trung điểm của IB. Tính IC.

Bài 4. Vẽ ba điểm H, I, K không thẳng hàng. Vẽ hai tia HI và HK. Vẽ tia Ha cắt tia IK tại điểm O sao cho K nằm giữa I và O. Vẽ điểm A là trung điểm của đoạn thẳng HK.

Bài 5. Cho đoạn thẳng AB. Trên tia đối của tia AB lấy điếm M, trên tia đối củùa tia BA lấy điểm N sao cho BN = AM. Chứng tỏ rằng BM = AN.

Bài 6. Cho đoạn thẳng AB = 8cm. Gọi I là trung điểm của AB.

  1. Tính IA, IB.
  1. Trên A, B lấy hai điểm C và D sao cho AC=BD=3cm. Tính IC, ID.
  1. Hỏi I có là trung điểm của CD không?

Bài 7. Cho hình vẽ:

Toán lớp 6 ôn tập chương 1 hình học năm 2024

  1. Hãy kể tên ba điểm thẳng hàng.
  1. Kể tên hai tia gốc B đối nhau.
  1. Kể tên các tia gốc D trùng nhau.
  1. Tìm giao điểm của hai đường thẳng a và c.

Bài 8. Điểm O thuộc đường thẳng xy, điểm A thuộc tia Ox, điểm B thuộc tia Oy (không trùng với 0).

  1. Kể tên các tia đối của tia OA
  1. Trong ba điểm O, B, A điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại?

Bài 9. Cho đoạn thẳng AB = 6cm. Trên tia AB lấy điểm c sao cho AC = 2cm.

  1. Tính độ dài đoạn thẳng CB.
  1. Lấy D thuộc tia đối của tia BC sao cho BD = 3cm. Tính CD

Bài 10. Cho ba điểm không thẳng hàng A, B, C

  1. Vẽ tia AB, vè đoạn thẳng AC, vẽ đường thẳng BC.
  1. Hãy tìm giao điểm của tia AB và đường thẳng BC.

Bài 11. Cho đường thẳng xy và O thuộc xy. Trên tia Ox lấy điếm A. Trên tia Oy lấy hai điểm B và C sao cho B nằm giữa hai điểm O và C.

  1. Kể tên các tia gốc O đối nhau.
  1. Kể tên các tia gốc O trùng nhau.
  1. Hình vẽ có bao nhiêu đoạn thẳng?

Bài 12. Trên tia Ox cho ba điểm A, B, C biết OA=3cm,OB=5cm,OC=7cm.

  1. Hỏi trong ba đỉểm A, B, C thì điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại?
  1. Chứng tỏ B là trung điếm của đoạn AC.

Bài 13. Cho ba điểm A, B, C thẳng hàng, biết AB = 3,5cm; BC = 8cm và AC = 4,5cm.

Hỏi trong ba điểm A, B, C điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại?

Bài 14. Vẽ hình theo các diễn đạt sau đây:

- Vẽ hai đường thẳng xx' và yy' cắt nhau ở O

- Lấy A trên tia Ox, B trên tia Oy vẽ đường thẳng tt' qua O cắt đoạn thẳng AB ở C.

- Vẽ đường thẳng uv qua c cắt tia Oy tại D sao cho D nằm giữa hai điểm O và B.

- Kể tên các tia đối nhau gốc A, các tia trùng nhau gốc A.

Bài 15. Trên tia Ox xác định hai điểm E và F sao cho OE = 5cm, OF = 8cm.

  1. Trong ba điểm O, E, F điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại? Vì sao?
  1. Tính độ dài đoạn thẳng EF.
  1. Trên tia đối của tia Ox lấy điểm D sao cho OD = lcm. Tính độ dài đoạn thẳng DE.
  1. So sánh độ dài hai đoạn thẳng DE và FE.

Bài 16 : Vẽ đoạn thẳng AB = 20cm có điểm C nằm giữa hai điểm A và B sao cho AC – CB = 10cm.

  1. Tính độ dài AC, CB.
  1. Lấy điểm M thuộc AB sao cho C là trung điểm của đoạn thẳng BM. Chứng minh điểm M là trung điểm của đoan thẳng AB.

Giải bài tập SGK Toán lớp 6 chương I

Giải bài tập SGK Toán lớp 6 chương I Hình học bài 9: Ôn tập phần Hình học SGK Toán 6 trang 127 có đáp án chi tiết cho từng bài tập giúp các em hệ thống kiến thức học tập, ôn tập tốt toàn bộ phần hình học 6 chương 1. Mời các em học sinh cùng tham khảo chi tiết.

  • Giải bài tập SGK Toán lớp 6 chương I bài 10: Trung điểm của đoạn thẳng
  • Giải bài tập SBT Toán hình 6 bài: Ôn tập chương 1 - Đoạn thẳng

A. Nội dung ôn tập Hình học chương 1

1. Các hình

+ Điểm

+ Đường thẳng

+ Tia

+ Đoạn thẳng

+ Trung điểm của một đoạn thẳng

2. Các tính chất

+ Trong ba điểm thẳng hàng có một và chỉ một điểm nằm giữa hai điểm còn lại.

+ Có một và chỉ một đường thẳng đi qua hai điểm phân biệt.

+ Mỗi điểm trên đường thẳng là gốc chung của hai tia đối nhau.

+ Nếu điểm M nằm giữa hai điểm A và B thì AM + MB = AB.

B. Giải Toán lớp 6 tập 1 trang 127

Bài 1 trang 127 SGK Toán 6 tập 1

Đoạn thẳng AB là gì?

Hướng dẫn:

Sử dụng định nghĩa đoạn thẳng trong bài 6, trang 115 SGK Toán 6 tập 1 để trả lời câu hỏi.

Lời giải:

Đoạn thẳng AB là hình gồm điểm A, điểm B và tất cả các điểm nằm giữa A và B.

Toán lớp 6 ôn tập chương 1 hình học năm 2024

Bài 2 trang 127 SGK Toán 6 tập 1

Cho ba điểm A, B, C không thẳng hàng. Vẽ đường thẳng AB, tia AC, đoạn thẳng BC, điểm M nằm giữa B và C.

Hướng dẫn:

Vận dụng các định nghĩa về đường thẳng, đoạn thẳng,.... để vẽ hình.

+ Đường thẳng là một khái niệm cơ bản, ta không định nghĩa mà chỉ hình dung đường thẳng qua hình ảnh thực tế như một sợi chỉ căng thẳng, vết bút chì vạch theo cạnh thước,....

+ Hình gồm một điểm O và một phần đường thẳng bị chia ra bởi O là một tia gốc O.

+ Đoạn thẳng AB là hình gồm điểm A, điểm B và tất cả các điểm nằm giữa A và B.

Lời giải:

Toán lớp 6 ôn tập chương 1 hình học năm 2024

Bài 3 trang 127 SGK Toán 6 tập 1

  1. Đánh dấu hai điểm M, N. Vẽ đường thẳng a và đường thẳng xy cắt nhau tại M và đều không đi qua N. Vẽ điểm A khác M trên tia My.
  1. Xác định điểm S trên đường thẳng a sao cho S, A, N thẳng hàng. Trong trường hợp đường thẳng AN song song với đường thẳng a thì có vẽ được điểm S không? Vì sao?

Hướng dẫn:

Vận dụng các định nghĩa về đường thẳng, đoạn thẳng,.... để vẽ hình.

+ Đường thẳng là một khái niệm cơ bản, ta không định nghĩa mà chỉ hình dung đường thẳng qua hình ảnh thực tế như một sợi chỉ căng thẳng, vết bút chì vạch theo cạnh thước,....

+ Hình gồm một điểm O và một phần đường thẳng bị chia ra bởi O là một tia gốc O.

+ Đoạn thẳng AB là hình gồm điểm A, điểm B và tất cả các điểm nằm giữa A và B.

Lời giải:

Từ các dữ liệu đề bài, chúng ta vẽ hình như sau:

a)

Toán lớp 6 ôn tập chương 1 hình học năm 2024

b)

Toán lớp 6 ôn tập chương 1 hình học năm 2024

Nếu AN song song với đường thẳng a thì không vẽ được điểm S vì hai đường thẳng song song không có điểm chung nào (trang 108 SGK Toán 6 tập 1).

Toán lớp 6 ôn tập chương 1 hình học năm 2024

Bài 4 trang 127 SGK Toán 6 tập 1

Vẽ bốn đường thẳng phân biệt. Đặt tên cho các giao điểm (nếu có).

Hướng dẫn:

+ Hai đường thẳng không trùng nhau còn được gọi là hai đường thẳng phân biệt.

Lời giải:

+ 4 đường thẳng phân biệt cắt nhau

Toán lớp 6 ôn tập chương 1 hình học năm 2024

+ 4 đường thẳng phân biệt song song

Toán lớp 6 ôn tập chương 1 hình học năm 2024

+ 1 đường thẳng cắt 3 đường thẳng

Toán lớp 6 ôn tập chương 1 hình học năm 2024

Bài 5 trang 127 SGK Toán 6 tập 1

Cho ba điểm thẳng hàng A, B, C sao cho B nằm giữa A và C. Làm thế nào để chỉ đo hai lần, mà biết được độ dài của cả ba đoạn thẳng AB, BC, CA? Hãy nêu các cách làm khác nhau.

Hướng dẫn:

+ Vận dụng lý thuyết: Nếu điểm M nằm giữa hai điểm A và B thì AM + MB = AB. Ngược lại , nếu AM + MB = AB thì điểm M nằm giữa hai điểm và B.

Lời giải:

Toán lớp 6 ôn tập chương 1 hình học năm 2024

Vì B nằm giữa A, C nên AB + BC = AC

Chỉ đo 2 lần, ta có 3 cách sau để xác định độ dài AB, BC, AC

+ Cách 1: Đo độ dài hai đoạn thẳng AB và BC => AC = AB + BC

+ Cách 2: Đo độ dài hai đoạn thẳng AB và AC => BC = AC - AB

+ Cách 3: Đo độ dài hai đoạn thẳng BC và AC => AB = AC - BC

Bài 6 trang 127 SGK Toán 6 tập 1

Cho đoạn thẳng AB dài 6cm. Trên tia AB lấy điểm M sao cho AM = 3cm.

  1. Điểm M có nằm giữa hai điểm A và B hay không? Vì sao?
  1. So sánh AM và MB.
  1. M có là trung điểm của AB không?

Hướng dẫn:

+ Trên tia Ox ta có các độ dài : OA = a; AB = b

  • Nếu a = b thì A trùng B.
  • Nếu a < b thì A nằm giữa O và B.
  • Nếu a > b thì B nằm giữa O và A.

+ Nếu điểm M nằm giữa hai điểm A và B thì AM + MB = AB. Ngược lại , nếu AM + MB = AB thì điểm M nằm giữa hai điểm và B.

+ Điểm N trung điểm của đoạn thẳng AB là Điểm N nằm giữa A và B và cách đều A và B. Điểm N trung điểm của đoạn thẳng AB được gọi là điểm chính giữa của đoạn thẳng AB.

Lời giải:

Toán lớp 6 ôn tập chương 1 hình học năm 2024

  1. Trên tia AB có AM < AB (3cm < 6cm) nên điểm M nằm giữa hai điểm A và B.
  1. Vì điểm M nằm giữa hai điểm A và B nên:

AM + MB = AB

Thay số: 3 + MB = 6

⟶ MB = AB - AM = 6 - 3 = 3cm.

+ Có AM = 3cm = MB. Vậy AM = MB.

  1. Vì điểm M nằm giữa hai điểm A, B và AM = MB (hay M cách đều AB) nên M là trung điểm của đoạn thẳng AB.

Bài 7 trang 127 SGK Toán 6 tập 1

Cho đoạn thẳng AB dài 7cm. Vẽ trung điểm của đoạn thẳng AB.

Hướng dẫn:

+ Điểm N trung điểm của đoạn thẳng AB là Điểm N nằm giữa A và B và cách đều A và B. Điểm N trung điểm của đoạn thẳng AB được gọi là điểm chính giữa của đoạn thẳng AB.

Lời giải:

Toán lớp 6 ôn tập chương 1 hình học năm 2024

+ Gọi M là trung điểm của đoạn thẳng AB. Khi đó: MA = MB = AB/2 = 7:2 = 3,5 cm

+ Cách vẽ trung điểm của đoạn thẳng AB: Trên giấy, các bạn chấm một điểm A. Đặt vạch 0cm của thước trùng với điểm A. Theo cạnh thước, tìm vạch chỉ 3,5cm ; 7cm và đánh dấu đó là M và B sau đó kẻ đường thẳng từ A tới B là xong.

Bài 8 trang 127 SGK Toán 6 tập 1

Vẽ hai đường thẳng xy và zt cắt nhau tại O. Lấy A thuộc tia Ox, B thuộc tia Ot, C thuộc tia Oy, D thuộc tia Oz sao cho OA = OC = 3cm, OB = 2cm, OD = 2OB.