Toàn đô la là ai

Trong giới mê cây cảnh Việt Nam, cái tên Phan Văn Toàn (hay còn gọi là Toàn “đô la”) ở TP.Việt Trì, Phú Thọ được xem là một trong những đại gia chơi ngông nhất. Chưa đầy 10 năm, đại gia này đã bỏ ra hàng trăm tỷ đồng để… chơi cây.

Toàn đô la là ai

Toàn đô la là ai

Cây sanh có tên "Ngọa hổ tàng long" của anh Toàn từng được khách trả giá 1,4 triệu USD.

Ở Việt Trì, Toàn “đô la” sở hữu 3 khu vườn lớn, cây ít nhất của anh cũng có giá 50 triệu đồng, cây đẹp “tầm tầm” cũng vài trăm triệu đến vài tỷ, còn hạng tầm cao cấp như cây “ông Bụt” 500 tuổi và cây sanh “dáng làng” có giá trị lên đến hàng triệu đô la/cây. Anh Toàn cho biết, tốt nghiệp đại học lâm nghiệp, anh đã từng bươn chải qua nhiều nghề để mưu sinh, từ viên chức nhà nước rẽ ngang sang kinh doanh rồi trở thành ông chủ “đào cát sỏi”, sản xuất gang thép…

Toàn đô la là ai

Duối cổ được tạo tán uốn lượn theo hình chữ Tâm trị giá hàng triệu USD tại vườn của anh Toàn.

Về sau do đắm đuối với cây xanh nhiều năm nên anh đã quyết định theo nghiệp cây cảnh và xây dựng cho mình "thế giới riêng biệt" ở miền đất Tổ thiêng liêng này.

Anh Toàn đang sở hữu số lượng "khủng" cây cảnh quý hiếm, trong đó có thể kể đến như bộ ba cây tùng cổ nhất Việt Nam với hơn 700 tuổi, tác phẩm Nguyệt Quế Tam Đa Phúc LộcThọ với tuổi đời trên 300 năm, cặp khế cổ vợ chồng trên 300 tuổi, tác phẩm Phong Vân Thập Toàn, Thiên Long Vũ Hội…

Toàn đô la là ai

Toàn “đô la” đã từng chi ra 10 tỷ đồng để mua lại cây sanh “nỏ thần”.

Những kiệt tác này do vợ chồng anh Toàn sưu tầm và lưu giữ đã đoạt rất nhiều giải thưởng lớn nhỏ trong các cuộc thi cây cảnh ở Việt Nam. Năm 2014, vườn cây của anh Toàn đã được Đại hội Sinh vật cảnh châu Á bình chọn là Vườn cây xuất sắc nhất Đông Nam Á.

Toàn đô la là ai

Anh Toàn đang chăm sóc một cây tùng kiểng có tuổi đời hơn 500 trăm năm.

Toàn đô la là ai

Cặp khế cổ độc đáo có giá trị cực lớn của anh Toàn.

Toàn đô la là ai

Cận cảnh cây sanh "Nỏ thần" độc đáo của anh Toàn.

(Theo Dân Việt)

Toàn đô la là ai

Cây "Ngọa hổ tàng long" của anh Toàn.

Anh Phan Văn Toàn (hay còn gọi là Toàn “đô la”- ở TP.Việt Trì, Phú Thọ) nổi tiếng trong giới chơi cây cảnh. Bởi anh đang sở hữu vườn cây cảnh độc đáo, quý hiếm. Vườn cây của Toàn "đô la" được công nhận là vườn cây cảnh di sản đầu tiên tại Việt Nam.

Những cây thuộc hàng hiếm mà tay chơi này sở hữu có thể kể đến là: Cây tùng La Hán của vua Quang Trung (600 tuổi); cây ông Bụt 500 tuổi; cây sanh dáng làng; cặp khế cổ vợ chồng trên 400 tuổi; cây bằng lăng hình nấm có tuổi đời gần 300 năm có nguồn gốc từ cung đình Huế xưa; tác phẩm Phong Vân Thập Toàn; Long quấn thủy...

Một siêu cây khác nổi khắp trong giới là tác phẩm cây sanh Ngọa hổ tàng long. Toàn "đô la" chia sẻ với báo Đất Việt, siêu cây sanh này có dáng hình đầu hổ, mình có hình rồng, toát lên sự uy quyền mạnh mẽ.

Theo thuật lại của báo Dân Việt, phần rễ của cây bện vào nhau uốn lượn, phần đuôi cây gồm hai thân đan vào nhau như đuôi rồng. Đây là tác phẩm độc nhất vô nhị và đại gia Toàn phải mất rất nhiều công sức mới mua được.

"Lần đầu tiên nhìn thấy cây, tôi cứ ngẩn người ra vì dáng cây quá đẹp, mình phải có duyên và may mắn mới mua được. Cây có tuổi đời 300 năm, do bàn tay thiên nhiên tạo ra nên khó có cây thứ 2 như vậy", Toàn "đô la" chia sẻ trên báo Dân Việt.

Theo Toàn "đô la", Chủ tịch hội sinh vật cảnh nghệ thuật Đài Loan đã ngã giá 1,4 triệu USD để mong sở hữu cây sanh Ngọa hổ tàng long, nhưng anh nhất quyết không bán.

"Tôi muốn giữ, coi cây như một bảo bối hay nói vui là để trấn trạch", anh nói với nguồn trên, đồng thời chia sẻ, cặp cây cảnh Long quấn thủy và Long đàn phượng vũ của anh có giá khoảng trên 1 triệu USD.

Toàn đô la là ai

Theo báo Đất Việt, anh Toàn nhận mình là người có duyên với cây cảnh nhất Việt Nam. Bởi trong số 30 cây cảnh đẹp nhất và giá trị nhất Việt Nam thì anh đã sở hữu 20 cây. Nếu không có duyên và sự am hiểu tường tận về cây thì kể cả người nhiều tiền hơn anh cũng khó mua được.

Toàn "đô la" nói, cây cảnh độc phải đảm bảo 3 yếu tố cổ (cổ kính), kỳ (kỳ lạ), mỹ (mỹ thuật), dáng và cành nhánh cây phải cân đối theo một trong 4 thế trực, siêu, hoành, huyền.

"Không phải ai có tiền là cũng có thể sở hữu được cây đẹp nếu không có sự đam mê, hiểu biết. Nhiều người mang cả xe ô tô chở tiền đỗ trước cửa sân nhà tôi hỏi mua cây nhưng tôi không bán vì không cảm thấy thích người đó, giao cây cho người đó có thể sẽ khiến cho cây bị chột, tàn đi", nguồn trên dẫn lời anh Toàn.

Khi được chiêm ngưỡng tác phẩm "Ngọa hổ tàng long" của Toàn "đô la", ông Vinh (một người chơi cây cảnh ở Bắc Giang) bày tỏ với báo Dân Việt, ông chưa bao giờ thấy cây sanh nào có dáng đẹp và độc đáo như siêu cây này. Ông đánh giá đây là tác phẩm sinh vật cảnh đỉnh cao, hiếm có ở trong nước cũng như nước ngoài.

(Tổng hợp)

  • timer12/05/2017
  • folder_open Góc Phú Thọ

Doanh nhân Ngô Thị Thu: Bà chủ vườn cây di sản độc nhất vô nhị tại Việt Nam

Nói đến vườn cây di sản độc nhất vô nhị ở Việt Nam, những người mê cây cảnh, cũng như những người hiện đang sở hữu những vườn cây cảnh quý hiếm không thể không nhắc đến cái tên Toàn “đôla”. Có điều, ít ai biết rằng người hàng ngày đồng hành và rất tâm huyết góp phần làm nên sự độc đáo, quý hiếm của vườn cây này lại là một phụ nữ xinh đẹp, duyên dáng, khả ái, năng động – Nữ Doanh nhân Ngô Thị Thu – Giám đốc Công ty cổ phần Lựa chọn cây xanh Việt Nam, phu nhân của anh Phan Văn Toàn – Chủ tịch HĐQT – Người đàn ông mà cuộc đời anh như một huyền thoại trong giới kinh doanh cây cảnh

Toàn đô la là ai


Doanh nhân Ngô Thị Thu

Từ đam mê đến thành công

Trước hết xin được nói đôi lời về anh Toàn “đô la”. Anh tên thật là Phan Văn Toàn. Anh đã từng bươn trải qua nhiều nghề để mưu sinh, từ viên chức Nhà nước rẽ ngang sang kinh doanh rồi trở thành ông chủ “đào cát sỏi”, sản xuất gang thép… Anh từng là cử nhân của Trường Đại học Lâm nghiệp, đắm đuối với rừng xanh, cây xanh nhiều năm, có lẽ vì thế mà anh mới “ngấm” cái thú chơi cây cảnh, rồi mê cây cảnh như ước vọng về một thế giới riêng biệt của mình.

Chị Ngô Thị Thu – người bạn đời của anh Toàn “đô la” là một người phụ nữ rất hoạt bát, duyên dáng và khả ái, chúng tôi bị cuốn hút vào cách dẫn dắt câu chuyện dí dỏm, hấp dẫn của chị. Chị là người cũng rất đam mê và hiểu biết về cây cảnh. Tôi hỏi vui chị: Tình yêu cây cảnh và tình yêu dành cho anh Toàn bên nào nhiều hơn? Chị mỉm cười “Em dành tình yêu cho cả hai, không bên nào hơn bên nào”.

Toàn đô la là ai


Anh Phan Văn Toàn bên cây cảnh quý

Theo chân chị Thu và anh Toàn đi thăm các vườn cây cảnh, chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng và sửng sốt. Những cây đẹp nhất được ông chủ “cưng chiều”, trưng bày xung quanh ngôi biệt thự của mình, trong đó có thể kể đến như bộ ba cây Tùng cổ nhất Việt Nam với hơn 700 tuổi, tác phẩm Nguyệt Quế Tam Đa Phúc Lộc Thọ với tuổi đời trên 300 năm, cặp khế cổ vợ chồng, đẹp nhất Việt Nam trên 300 tuổi, tác phẩm Phong Vân Thập Toàn, Thiên Long Vũ Hội… Những kiệt tác này đều được vợ chồng anh sưu tầm và lưu giữ đã đem lại  rất nhiều giải thưởng lớn nhỏ trong các cuộc thi cây cảnh ở Việt Nam.

Toàn đô la là ai


Cây cảnh di sản độc nhất vô nhị tại Việt Nam

Toàn đô la là ai


Cây cảnh di sản độc nhất vô nhị tại Việt Nam

  

Toàn đô la là ai

Tác phẩm Ngọa Hổ Tàng Long

Năm 2014, Đại hội Sinh vật cảnh Châu Á đã bình chọn là Vườn cây xuất sắc nhất Đông Nam Á.

Năm 2015 được Liên Hiệp các hội Khoa học và Kĩ thuật Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn, Hội bảo tồn Thiên nhiên Việt Nam công nhận là vườn cây cảnh di sản đầu tiên tại Việt Nam.

Khi chúng tôi hỏi thế nào là một cây cảnh “đắc địa”, anh chị cho biết: một cây cảnh “độc” phải bảo đảm các yếu tố: Cổ – Kỳ – Mỹ. Nghĩa là phải cổ kính, kỳ lạ và có mỹ thuật. Cây phải có dáng đẹp, cành nhánh cân đối theo một trong 4 thế: Trực, Siêu, Hoành, Huyền. Cây cảnh đẹp không chỉ ở dáng mà cần biết kết hợp với chậu. Chậu phải phù hợp với dáng để tôn thêm nét đẹp của từng loài.

Một tác phẩm đuợc gọi là tương đối hoàn thiện là một cây già nua, cổ kính, còn giữ nét hoang sơ, đường nét dịu dàng gợi lên được sự rung động mỹ cảm của người ngắm. Trong đó, dáng thế của cây là phần quyết định. Đặc biệt, khâu chăm sóc cây cảnh phải thật cẩn trọng, tỉ mỉ, kiên trì, ngoài niềm dam mê, có tâm trong sáng, người làm cần phải có những hiểu biết về cây. Thế quần thụ thể hiện sự đoàn kết, sung túc, sum vầy; thế bạt phong thể hiện ý chí mạnh mẽ, dù bão táp phong ba nghiêng ngả cũng không lay chuyển ý chí; thế phụ tử, mẫu tử, huynh đệ tượng trưng cho tình cảm gia đình. Dáng trực thể hiện tính quân tử, cương trực; dáng huyền, siêu nói lên sự mềm dẻo, khéo léo… Xem cây cũng phần nào biết được tính người và đẳng cấp chủ nhân là vậy.

Toàn đô la là ai


Cây sanh Ông Bụt

Nhìn vào bộ sưu tập những cây thuộc dạng quý và hiếm của anh, người ta không khỏi trầm trồ, thắc mắc, nhưng đó là cả một quá trình dày công tìm kiếm, mày mò và phải có duyên mới có được. Cứ nghe tin ở đâu có cây đẹp là anh chị lại không quản đường xá xa xôi, lặn lội tìm mua cho kỳ được. Có những cây ở tận Nam Định, Tiền Giang, Đăk Lăk… thậm chí phải xuất ngoại anh cũng tìm mua về. Anh chị chia sẻ:

Nói chuyện với anh chị, chúng tôi mới hiểu ra một điều: với người đã chơi cây thì tiền không phải là tất cả, cái quan trọng nhất là lòng yêu cây vô bờ. Anh kể, có người sau khi bán xong lại khóc lóc xin “chuộc lại ” vì yêu cây quá. Có người thì bán cây xong ốm mất hàng tuần, rồi ngày nào cũng gọi điện… hỏi thăm sức khỏe của cây.

Kể về những lần đi mua cây của mình, có lần anh phải “đầu tư” hàng tháng trời đến làm quen với chủ. Đến lúc “thân thiết” mới ngỏ lời xin mua cây. Khi người ta hiểu được cái tâm của mình với cây hoặc thấy thích tính cách của người mua thì chủ mới bán cho. Chính bởi vậy, lúc mua được cây rồi thì cho xe tải phóng thật nhanh, vì chỉ sợ chủ “đòi lại”. Đến lúc đi được vài trăm km rồi người mới bớt run, gọi điện cho anh em mổ trâu ăn mừng.

Theo anh chị: Mỗi cây cảnh là một tác phẩm nghệ thuật có tâm hồn của tác giả gửi gắm vào, thú chơi cây cảnh là một trong những thú chơi tao nhã nhất. Một biệt thự đẹp mà không có cây cảnh quý hiếm, độc đáo thì biệt thự đó như một cô gái đẹp mà không có tâm hồn.

Là một doanh nhân trưởng thành và thành công từ thương trường, cộng thêm niềm đam mê và yêu cây vô bờ, đã khiến anh luôn đau đáu làm sao để tìm được hướng đi phát triển cho ngành sinh vật cảnh Việt Nam. Những chuyến du lịch sang châu Âu, những chuyến đi công tác ở Trung Đông, những chuyến viếng thăm những cường quốc hùng mạnh trên thế giới có thêm cơ hội ngắm nhìn, chiêm ngưỡng những cây cảnh đẹp của bạn, càng giúp anh chị hiểu được giá trị của cây cảnh.

Một cây cảnh loại nhỏ ở đây cũng có giá vài trăm ngàn USD. Với tiềm năng và thực lực của ngành sinh vật cảnh nước ta, tại sao lại không thể xuất khẩu ra nước ngoài, vừa đem lại nguồn lợi kinh tế, vừa góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo công ăn việc làm ổn định cho bà con nông dân.

Vào cuối năm 2014, vườn cây của anh chị được Hiệp hội các nước Asean công nhận là vườn cây xuất sắc nhất Đông Nam Á.

Đặc biệt, Liên hiệp các Hội Khoa học kĩ thuật Việt Nam, Hội Bảo tồn thiên nhiên và Di sản Việt Nam công nhận là “Vườn cây cảnh nghệ thuật di sản đầu tiên ở Việt Nam” vào ngày 19/4/2015, nhân dịp Giỗ tổ Hùng Vương.