Tòa nhà keangnam xây hết bao nhiêu tiền năm 2024

Keangnam Landmark Tower là tổ hợp văn phòng, khách sạn, căn hộ nằm trên đường Phạm Hùng (Hà Nội) với tổng vốn đầu tư hơn 1,05 tỷ USD, gồm một tòa nhà 70 tầng, hai tòa nhà chung cư 47 tầng, là công trình cao nhất Việt Nam, cao thứ 17 thế giới và diện tích sàn rộng thứ 5 thế giới.

TT - Đại diện cư dân tòa nhà Keangnam (đường Phạm Hùng, Từ Liêm, Hà Nội) cho biết chủ đầu tư tòa nhà, Công ty TNHH một thành viên Keangnam-Vina, vừa ra thông báo tiếp tục điều hành tòa nhà, đồng thời thông báo mức phí dịch vụ mới là 15.085 đồng/m2/tháng (chưa bao gồm VAT), áp dụng từ ngày 1-4-2012.

Tòa nhà keangnam xây hết bao nhiêu tiền năm 2024
Phóng toTòa nhà Keangnam - Ảnh minh họa: TL

Thông báo này được ban quản lý tòa nhà dán công khai trước cửa ra vào hai tòa tháp chung cư 48 tầng, trong đó nêu rõ lý do: “Mức phí mới căn cứ vào mặt bằng chung của những khu chung cư cao cấp khác đang áp dụng tại Hà Nội”.

Theo đại diện cư dân sinh sống tại tòa nhà, mức phí trên hoàn toàn do chủ đầu tư đơn phương đưa ra, chưa hề có sự bàn bạc, thỏa thuận với các cư dân và trái với yêu cầu của UBND TP, trong đó nêu rõ nếu chưa thỏa thuận được với các cư dân về mức phí mới, mức phí dịch vụ áp dụng tại tòa nhà là 4.000 đồng/m2/tháng.

Trước đó, liên quan việc Keangnam-Vina có công văn gửi UBND TP Hà Nội xin rút quyền điều hành tòa nhà, giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội Nguyễn Thế Hùng khẳng định đó là việc làm không có cơ sở pháp lý, Sở Xây dựng không chấp thuận và yêu cầu Keangnam-Vina tiếp tục điều hành đơn vị trực thuộc để vận hành tòa nhà.

----

* Tin bài liên quan:

Keangnam “kêu cứu” hết kinh phí vận hành tòa nhàChủ đầu tư Keangnam khôi phục thẻ từBị cắt điện, dân Keangnam nấu cơm bằng thanYêu cầu Keangnam công khai phí dịch vụChưa thỏa thuận xong, phải theo giá trầnDân gửi đơn “tố” chủ đầu tư Keangnam

Quỹ đầu tư quốc gia Qatar (QIA) vừa chấp thuận bỏ ra 800 triệu USD để giành độc quyền đàm phán mua lại tòa nhà Keangnam ở Hà Nội.

Tờ Korea Herald dẫn nguồn một số ngân hàng đầu tư và tổ chức truyền thông cho biết, quỹ đầu tư quốc gia Qatar (QIA) đã thông báo quyết định này với công ty quản lý bất động sản Colliers International.

Trước đó, một tòa án Hàn Quốc, thông qua Colliers International, đã gửi mức giá 800 triệu USD nên trên tới các đối tác quan tâm tới tòa nhà Keangnam Hanoi Landmark Tower.

Việc tòa án đứng ra định giá tài sản của Keangnam Enterprises diễn ra trong bối cảnh tập đoàn này đang sa sút vì nợ nần.

Tòa nhà keangnam xây hết bao nhiêu tiền năm 2024
Tòa nhà Keangnam Hanoi Landmark Tower

Được biết, ban đầu, QIA ra giá 600 triệu USD, nhưng sau đó họ đã quyết định chấp nhận mức giá 800 triệu USD để có quyền đàm phán độc quyền về việc mua lại tòa nhà Keangnam Hanoi Landmark Tower..

Các chủ nợ của tòa nhà này, gồm 5 ngân hàng và 10 tổ chức tài chính khác tại Hàn Quốc, đã nhất trí tổ chức cuộc đàm phán trước tháng 7. Nếu thành công, QIA sẽ được coi là đối tác ưu tiên, giúp họ rút ngắn thời gian giao dịch mua lại tòa nhà.

Keangnam Hanoi Landmark Tower (còn được gọi là Landmark 72) là toà nhà cao nhất Việt Nam, nằm ở phía Tây Nam của Hà Nội. Toà nhà có 72 tầng và có diện tích sử dụng 610.000 m2. Theo báo chí Hàn Quốc, Công ty Keangnam đã đầu tư 1.200 tỷ won (hơn một tỷ USD) để xây dựng toà nhà này, trong đó số tiền đang vay nợ các ngân hàng là 530 tỷ won.

Bên cạnh đó, Keangnam cũng bị cho là mất khả năng thanh toán quỹ bảo trì lên tới hơn 160 tỷ đồng.

Vừa qua, Ban quản trị nhà chung cư Keangnam vừa có văn bản gửi một số cơ quan chức năng kiến nghị về tình trạng nhiều năm qua bị chủ đầu tư tòa nhà là Cty Keangnam Vina tạm giữ trái phép quỹ bảo trì, ngay cả khi tại đây đã bầu ra ban quản trị hợp pháp.

Theo đơn kiến nghị, hiện số tiền bảo trì (được tính bằng 2% giá trị căn nhà theo hợp đồng mua bán) ước tính lên tới 160 tỷ đồng. Việc chủ đầu tư đề xuất lộ trình trả tiền bảo trì cho Ban quản trị là 5 tỷ đồng/1 năm và trả trong vòng 25 năm là bất hợp lý vì số tiền này còn nhỏ hơn cả tiền lãi khi mang quỹ bảo trì gửi vào ngân hàng!

Trong khi đó chủ đầu tư cho biết quỹ này còn 125 tỷ đồng (chưa tính lãi suất ngân hàng và diện tích bán lẻ chủ đầu tư giữ lại)./.

Công trình Keangnam Hanoi Landmark Tower, được khởi công từ năm 2008, được xây dựng với mục đích kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội (2010). Đây là một khu phức hợp khách sạn-văn phòng-căn hộ cao cấp được đầu tư xây dựng tại đường Phạm Hùng, Cầu Giấy, Hà Nội bởi tập đoàn Keangnam của Hàn Quốc.

Tổng số vốn đầu tư cho dự án này là 1,05 do ngân hàng Uri và công ty chứng khoán phối hợp đầu tư 0,5 tỉ USD. Số còn lại là vốn tự có của công ty Keangnam và khoản đặt cọc mua nhà. Đây là dự án lớn nhất của công ty Hàn Quốc tại Việt Nam.

Mặt bằng xây dựng tòa nhà này có diện tích 46.008 m2. Trong đó, 2 tòa nhà chung cư cao 48 tầng với 922 căn hộ cao cấp, hoàn thành, bàn giao căn hộ vào tháng 3/2011.

Keangnam Landmark 72 là tòa nhà cao nhất Việt Nam ở thời điểm hiện tại, là khu phức hợp có tổng diện tích sàn rất lớn, trong đó có khoảng 100.000m2 sàn văn phòng cho thuê. Khu vực văn phòng hạng A từ tầng 12 đến tầng 46, từ tầng 48 đến tầng 60 là khu căn hộ dịch vụ cho thuê, còn từ tầng 62 đến 70 là khách sạn.

Tổng diện tích mặt bằng bán lẻ của Parkson chiếm năm tầng với hơn 35.600m2. Tiện ích của tòa nhà còn có bể bơi, vườn trên cao và đài quan sát và khu tổ chức hội nghị trên tầng 72.

Tòa nhà keangnam xây hết bao nhiêu tiền năm 2024
Tòa nhà cao nhất Việt Nam đang rao bán

Sau khi đi vào hoạt động, tòa nhà cao nhất Việt Nam đã gặp phải không ít sự cố, điều này ảnh hưởng không nhỏ tới hình ảnh và uy tín của tòa nhà. Đơn cử như hai tòa chung cư, một thời gian dài đã xảy ra cuộc tranh chấp giữa cư dân và chủ đầu tư về phí quản lý dịch vụ tòa nhà.

Một số hộ dân đã khởi kiện Công ty Keangnam Vina ra tòa với nội dung: Buộc chủ đầu tư phải đưa giá trị căn hộ được quy định bằng ngoại tệ (USD) về bằng đồng Việt Nam; Buộc chủ đầu tư hoàn trả số tiền tương ứng với diện tích căn hộ còn thiếu do hợp đồng Keangnam đã cố ý che giấu thông tin, phân chia toàn bộ diện tích thuộc sở hữu chung bán cho khách hàng nhưng lại cam kết đấy là diện tích sử dụng thực tế của căn hộ.

Còn khối đế bán lẻ do Parkson quản lý cũng đã gây hình ảnh xấu trên thị trường khi đột ngột đóng cửa vào đầu năm nay vì lý do thua lỗ. Cho tới thời điểm này, vẫn chưa có thông tin trung tâm thương mại này quay trở lại hoạt động.

Sau 5 năm vào Việt Nam, báo lỗ liên tục, Keangnam Vina đã buộc phải thừa nhận vi phạm chuyển giá với giá trị phải điều chỉnh tới 1.220 tỷ đồng.

Phi vụ giá hời?

Với mức định giá 770 triệu USD, nếu so sánh với tổng mức đầu tư ban đầu thì việc mua lại tòa nhà Keangnam là một món hời. Thực tế, chủ đầu tư Keangnam đã thu được khoảng 3.500 tỷ đồng từ việc bán căn hộ. Chủ đầu tư đã từng cho biết đã thua lỗ khi vận hành tòa nhà này.

Năm 2008, giá căn hộ tại đây được rao ở mức cao kỷ lục, tới tận 3.000 USD/m2, tức khoảng 60-80 triệu đồng/m2 tính theo tỷ giá USD bấy giờ. Mỗi căn hộ tại đây được bán với giá 5-6 tỷ đồng, có căn tới 7-8 tỷ đồng.

Hiện tại, từ tầng 48 đến tầng 60 là khu căn hộ dịch vụ cho thuê Calidas có 378 căn, do Chestnut vận hành quản lý, còn từ tầng 62 đến 70 là khách sạn Intercontinental. Khối đế thương mại sau khi Parkson rút lui vẫn đang bỏ trống. Còn mảng văn phòng cho thuê vẫn còn tỷ lệ trống khá cao.

Tòa nhà keangnam xây hết bao nhiêu tiền năm 2024
Công ty mẹ tại Hàn Quốc gặp nhiều khó khăn

Theo ông Phan Xuân Cần, Chủ tịch HĐQT Sohovietnam, về nguyên tắc tổ hợp dự án được đầu tư bởi doanh nghiệp có pháp nhân, do nhiều thành viên góp vốn. Hiện tại số căn hộ đã bán và hạch toán rồi nên các phần còn lại như khai thác thương mại, kinh doanh văn phòng, căn hộ cho thuê vẫn thuộc tài sản pháp nhân của doanh nghiệp nên có thể chuyển nhượng quyền sở hữu.

Hiện nay có hai cách nhà đầu tư lựa chọn, một là mua bán thẳng, chuyển đổi sử dụng đất tuy nhiên rất ít nhà đầu tư lựa chọn cách này. Phương thức thứ hai là mua cổ phần, chuyển nhượng vốn góp của chủ sở hữu cũ, thay thế vào đó là một doanh nghiệp mới. Đây là hoạt động mua bán sáp nhập doanh nghiệp, trong đó chủ sở hữu mới sẽ chịu trách nhiệm về cách khoản nở cũng như được hưởng dòng tiền mới phát sinh.

Ông Cần cho hay, trong bối cảnh hiện nay, việc mua lại một dự án đã hoạt động có nguồn thu thông qua M&A doanh nghiệp là một hình thức được nhiều nhà đầu tư lựa chọn. Họ thường lựa chọn những bất động sản đã tạo ra dòng tiền, có giá trị thực và lợi thế trong tương lai. Hàng tháng, họ có nguồn thu từ tòa nhà Keangnam nhờ các hoạt động cho thuê và kinh doanh.

Hai nhà đơn vị có ý mua tòa nhà này đều là quỹ đầu tư tài chính, họ chỉ cần bỏ tiền ra và thuê một đơn vị quản lý vận hành tòa nhà. Bên cạnh đó, với tài sản là bất động sản như tòa nhà Keangnam, họ có thể phát hành thêm trái phiếu để bán ra nước ngoài. Đây được coi là một kênh đầu tư lâu dài của các quỹ tài chính.

Theo ông Cần, về phía các chủ nợ của Keangnam hiện nay họ cũng sẽ phải chịu thiệt thòi về nợ gốc cũng như linh động lãi suất để nhanh chóng bán được tòa nhà, chính vì thế việc mua lại Keangnam hiện nay có nhiều lợi thế trong đàm phán.

Còn theo TS Phạm Sỹ Liêm, đối với tòa nhà 72 tầng nếu họ muốn thay đổi công năng, dịch vụ, giá thuê hay bất cứ hạng mục nào đều phải làm theo hợp đồng đã ký kết trước đó cũng như pháp luật của VN.

Liên quan tới các vấn đề phát sinh khi đổi chủ, ông Cần cho hay, về mặt nguyên tắc, khi chuyển nhượng lại dự án mọi quyền lợi của người mua chung cư, hay DN đang thuê được chủ đầu tư cũ bàn giao cho chủ mới. Quyền lợi của người dân mua nhà vẫn được đảm bảo. Việc Keangnam có thể thay đổi chủ là một viễn cảnh không mấy sáng của với một chủ đầu tư từng được mệnh danh là nhiều tiềm lực, xây dựng một biểu tượng tại Việt Nam.

Tòa nhà Keangnam bao nhiêu tiền?

(TNO) Tòa án Hàn Quốc đã định giá tòa nhà Keangnam Hanoi Landmark Tower (72 tầng) ở Hà Nội ở mức 770 triệu USD, đồng thời thông báo mức giá này đến các đối tác quan tâm đến tòa cao ốc, theo truyền thông Hàn Quốc.

Tòa nhà Keangnam có gì đặc biệt?

2.1. Đài quan sát Sky72. Đài quan sát Sky72. ... .

2.2. Rạp chiếu phim 5D. ... .

2.3. Phòng tranh 3D - Bảo tàng Alive. ... .

2.4. Bức tường Wish Wall. ... .

2.5. Phòng tranh Artink..

Tòa nhà Keangnam cao bao nhiêu mét?

Keangnam Landmark 72 – 346m Toà nhà Keangnam Hanoi Landmark Tower khi hoàn thành không chỉ là tòa nhà cao nhất Hà Nội mà còn là tòa nhà cao nhất Việt Nam cho đến khi Lanmark 81 với chiều cao ~500m soán ngôi. Với quy mô 72 tầng, chiều cao tới 346 m hiện tại Keangnam 72 vẫn giữ vững vị trí Tòa nhà cao nhất Hà Nội.

Landmark 72 cao thứ mấy thế giới?

Với chiều cao 336m, Keangnam Hanoi Landmark Tower được coi là tòa nhà cao nhất Việt Nam và đứng thứ 17 trên thế giới tính đến thời điểm hoàn công. Tổng số vốn đầu tư của dự án lên tới 1,05 tỉ USD, dự kiến tòa nhà sẽ hoàn thành vào năm 2010, đúng dịp tổ chức kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội.