Tính đúng đắn trong cơ sở dữ liệu là gì năm 2024

Ngày nay, quản trị cơ sở dữ liệu là một trong những nhiệm vụ cấp thiết nhất của đơn vị IT. Thực tế đã chứng minh, mọi ứng dụng hay hệ thống thông tin ở dạng này hay dạng khác đều sử dụng công nghệ quản lý các cơ sở dữ liệu.

Đa số các ứng dụng dịch vụ sử dụng các cơ sở dữ liệu (CSDL) để cất giữ không chỉ thông tin sử dụng, mà còn thông tin cấu hình và công vụ. Vì thế, các kỹ năng làm việc với các cơ sở dữ liệu sẽ nâng cao hiệu quả đáng kể công việc của sẽ bất kỳ một chuyên gia IT nào và giá trị trên thị trường lao động.

Việc học cơ sở dữ liệu, xây dựng, phân tích cấu trúc các nhu cầu cho phép các nhà thiết kế các trình ứng dụng nâng cao và người sử dụng hiệu quả làm việc với thông tin và rút ngắn thời gian ra quyết định kinh doanh đúng.

Tính đúng đắn trong cơ sở dữ liệu là gì năm 2024

Khả năng của hệ quản trị cơ sở dữ liệu

Có hai khả năng chính cho phép phân biệt các hệ quản trị cơ sở dữ liệu với các kiểu hệ thống lập trình khác:

- Khả năng truy nhập các khối lượng dữ liệu lớn một cách hiệu quả.

- Khả năng quản lý dữ liệu tồn tại lâu dài: đặc điểm này chỉ ra rằng có một CSDL tồn tại trong một thời gian dài, nội dung của CSDL này là các dữ liệu mà hệ quản trị CSDL truy nhập và quản lý.

Học cơ sở dữ liệu bạn sẽ biết được hệ quản trị CSDL ngoài hai khả năng cơ bản trên, còn có các khả năng khác trong hầu hết các hệ quản trị CSDL có thể thấy đó là:

- Đối với các thay đổi về cấu trúc trong mô hình dữ liệu, đảm bảo tính độc lập dữ liệu hay sự bất biến của chương trình ứng dụng.

- Hỗ trợ một sự trừu tượng toán học hay ít nhất một mô hình dữ liệu mà qua đó người sử dụng có thể quan sát dữ liệu.

- Hỗ trợ các ngôn ngữ cao cấp nhất định cho phép người truy nhập dữ liệu, sử dụng định nghĩa cấu trúc dữ liệu và thao tác dữ liệu.

- Có khả năng cung cấp các truy nhập đúng đắn, đồng thời đối với CSDL từ những người sử dụng tại cùng một thời điểm.

- Không làm mất mát dữ liệu với các lỗi hệ thống, có khả năng phục hồi dữ liệu.

- Khả năng kiểm tra tính đúng đắn của CSDL và khả năng hạn chế truy nhập bởi những người sử dụng không được cấp phép đến các dữ liệu.

Tính đúng đắn trong cơ sở dữ liệu là gì năm 2024

Sự bùng nổ của các loại hình dịch vụ cùng sự phát triển của hệ thống ứng dụng thông tin nghiệp vụ đòi hỏi cần phải có những máy chủ với khả năng xử lý mạnh, những hệ quản trị cơ sở dữ liệu có thể đáp ứng được những yêu cầu khắt khe về hiệu năng, tính an toàn và tính sẵn sàng dữ liệu. Đó chính là lý do hệ quản trị cơ sở dữ liệu ra đời và được sử dụng rất phổ biến trong các hệ thống thông tin của các tổ chức, doanh nghiệp lớn.

Trên thị trường phần mềm hiện nay ở Việt Nam đã xuất hiện khá nhiều phần mềm hệ quản trị cơ sở dữ liệu như: SQL Server, Foxpro, DB2, Microsoft Access, Oracle,…

Cơ sở dữ liệu ra đời sớm nhất là các băng từ với bản ghi dữ liệu được lưu trữ tuần tự. Cơ sở dữ liệu tiếp tục phát triển song hành với những tiến bộ trong công nghệ. Ngày nay, chúng đã trở thành những hệ thống phức tạp, có hiệu năng cao với lĩnh vực nghiên cứu chuyên dụng riêng. Hãy cùng tìm hiểu về cách các mô hình dữ liệu phát triển.

Cơ sở dữ liệu phân cấp

Cơ sở dữ liệu phân cấp trở nên phổ biến vào những năm 1970. Thay vì lưu trữ các bản ghi dữ liệu theo tuần tự, cơ sở dữ liệu phân cấp lưu giữ chúng trong một cấu trúc hình cây, trong đó thiết lập mối quan hệ cha-con giữa hai tệp. Ví dụ: để tạo hệ thống cơ sở dữ liệu cho một cửa hàng bán lẻ đồ nội thất, bạn có thể xác định phòng ngủ là bản ghi cha, trong đó bao gồm các bản ghi con: giường, bàn đầu giường và tủ đồ. Bản ghi giường có thể có thêm nhiều bản ghi con, chẳng hạn như giường đơn, giường đôi, giường đôi lớn, v.v.. Thật đáng tiếc khi hoạt động triển khai mô hình dữ liệu phân cấp rất phức tạp và không thể xử lý nhiều mối quan hệ cha-con nếu không có sự trùng lặp dữ liệu đáng kể.

Cơ sở dữ liệu mạng

Mô hình dữ liệu mạng là một loại cơ sở dữ liệu đời đầu khác, cho phép một bản ghi con có nhiều bản ghi cha và ngược lại. Vì vậy, trong ví dụ về cửa hàng đồ nội thất, nếu bạn có hai bản ghi cha là phòng ngủ và phòng trẻ em, cả hai bản ghi này đều có thể liên kết với bản ghi con tủ đồ.

Cơ sở dữ liệu quan hệ

Vào những năm 1980, cơ sở dữ liệu quan hệ xuất hiện như một mô hình doanh nghiệp phổ biến nhờ có năng suất, tính linh hoạt và khả năng tương thích với phần cứng nhanh hơn. Cơ sở dữ liệu quan hệ tổ chức các bản ghi thành một số bảng thay vì danh sách liên kết.

Trong mô hình cơ sở dữ liệu quan hệ, mỗi danh mục sẽ có một bảng, trong đó các thuộc tính của danh mục ở dạng cột và bản ghi dữ liệu ở dạng hàng. Ví dụ: bạn có thể lập mô hình cửa hàng bán lẻ đồ nội thất dưới dạng một tập hợp các bảng – Phòng và Đồ nội thất. Những bảng này được liên kết bằng các cột – Số phòng và Tên đồ nội thất. Cả hai cột này còn được gọi là khóa chính.

Số phòng

Tên phòng

1

Phòng ngủ

2

Phòng trẻ em

Tên đồ nội thất

Màu

Giường

Màu nâu

Tủ đồ

Màu trắng

Bàn đầu giường

Màu đen

Số phòng

Tên đồ nội thất

1

Giường

1

Tủ đồ

2

Tủ đồ

Cơ sở dữ liệu hướng đối tượng

Cơ sở dữ liệu hướng đối tượng phát triển vào những năm 1990 nhằm đáp ứng với sự xuất hiện của phương pháp lập trình hướng đối tượng. Các lập trình viên và nhà thiết kế bắt đầu coi dữ liệu trong cơ sở dữ liệu của họ là các đối tượng. Ví dụ: bạn có thể ánh xạ các thuộc tính của một cái ghế, chẳng hạn như màu sắc và kích thước, với một đối tượng dữ liệu ghế. Đối tượng này là một biểu diễn ảo cho chiếc ghế ngoài đời thực trong cơ sở dữ liệu hướng đối tượng.

Cơ sở dữ liệu NoSQL

SQL là ngôn ngữ truy vấn dùng để truy xuất, truy cập và chỉnh sửa dữ liệu trong cơ sở dữ liệu quan hệ. Ngược lại, NoSQL đại diện cho một cơ chế cơ sở dữ liệu không sử dụng các mối quan hệ dạng bảng trong quá trình lập mô hình dữ liệu. Cơ sở dữ liệu NoSQL được tạo ra vào đầu thế kỷ 21 khi các kiến trúc cơ sở dữ liệu phân tán và điện toán cụm xuất hiện. Kiến trúc phân tán lưu trữ một cơ sở dữ liệu lớn trên nhiều thiết bị lưu trữ cơ sở. Cách sắp xếp này được gọi là điều chỉnh quy mô theo chiều ngang. Cơ chế phần mềm được sử dụng trong NoSQL có tốc độ cao, không yêu cầu lược đồ bảng biểu cố định, sở hữu khả năng lưu trữ dữ liệu được nhóm lại hoặc trùng lặp cũng như có thể điều chỉnh quy mô theo chiều ngang.