7 chương trình đột phá của thành phố là gì năm 2024

Sau 2 ngày làm việc, chiều 25-9, Hội nghị lần thứ 7, Ban Chấp hành (BCH) Đảng bộ TP HCM khóa X đã bế mạc.

Tăng cường trách nhiệm người đứng đầu

Bí thư Thành ủy TP HCM Đinh La Thăng cho biết hội nghị đã thảo luận và nhất trí thông qua nội dung Quy chế làm việc của BCH Đảng bộ TP, Ban Thường vụ Thành ủy, Thường trực Thành ủy và Quy chế làm việc của Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Thành ủy khóa X. Hội nghị cũng đã thảo luận, cơ bản thống nhất với các tờ trình và dự thảo 7 chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ TP lần thứ X.

![ Bí thư Thành ủy TP HCM Đinh La Thăng trao đổi với các đại biểu trong giờ giải lao giữa hội nghị ](https://i0.wp.com/nld.mediacdn.vn/thumb_w/698/2016/4-chot-1474819504690.jpg)

Bí thư Thành ủy TP HCM Đinh La Thăng trao đổi với các đại biểu trong giờ giải lao giữa hội nghị

“Đây là những văn bản rất quan trọng, cụ thể hóa chức năng, nhiệm vụ của Thành ủy, Ban Thường vụ Thành ủy và Thường trực Thành ủy theo quy định của Điều lệ Đảng khóa XII để tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng và cải cách thủ tục hành chính trong Đảng” - Bí thư Thành ủy Đinh La Thăng cho rằng trong quá trình thực hiện 7 chương trình đột phá, cần tập trung thực hiện quyết liệt cải cách hành chính, nhất là cải cách thủ tục hành chính, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, tiến tới áp dụng chính quyền điện tử tại TP HCM. “Ngoài ra, phải nghiên cứu, cải tiến hình thức xúc tiến đầu tư nước ngoài hiệu quả hơn theo hướng tổ chức hội nghị, sự kiện quảng bá, kêu gọi đầu tư - thương mại tại TP HCM và mời nhà đầu tư nước ngoài đến tham quan, tìm hiểu môi trường đầu tư của TP” - ông nhấn mạnh.

(CAO) Ngày 10/7, kỳ họp thứ 9 HĐND TP.Hồ Chí Minh khóa IX đã khai mạc. Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân tham dự kỳ họp.

Tại kỳ họp lần này, HĐND thành phố tập trung thảo luận, xem xét, cho ý kiến đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết của HĐND về kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm và nhiệm vụ trọng tâm, giải pháp 6 tháng cuối năm; xem xét kết quả giải quyết kiến nghị của cử tri; xem xét các báo cáo của Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân thành phố, Chánh án Tòa án nhân dân thành phố; nghe thông báo kết quả hoạt động tham gia xây dựng Đảng, chính quyền của MTTQ Việt Nam thành phố; chương trình công tác 6 tháng cuối năm 2018 của HĐND thành phố.

7 chương trình đột phá của thành phố là gì năm 2024

Lãnh đạo TP.HCM trao đổi tại kỳ họp

Tại kỳ họp, HĐND thành phố cũng xem xét, thảo luận và cho ý kiến các Tờ trình của UBND thành phố và Thường trực HĐND thành phố; báo cáo kết quả giám sát chuyên đề về hiệu quả công tác quản lý và sử dụng nguồn tài nguyên đất trên địa bàn thành phố, trọng tâm là tài nguyên đất do Nhà nước trực tiếp quản lý; hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn.

Phát biểu khai mạc kỳ họp, bà Nguyễn Thị Quyết Tâm - Chủ tịch HĐND TP.Hồ Chí Minh nhấn mạnh, trong 6 tháng đầu năm, kinh tế tăng trưởng cao hơn cùng kỳ, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, môi trường đầu tư, kinh doanh tiếp tục được cải thiện, thu chi ngân sách đạt và vượt dự toán.

Cùng với đó, 7 chương trình đột phá của thành phố tiếp tục được triển khai và một số hạng mục đã phát huy hiệu quả; chất lượng giáo dục và đào tạo được nâng cao; công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân có nhiều tiến bộ, đảm bảo an sinh xã hội...

Tuy nhiên, theo Chủ tịch HĐND TP, so với mục tiêu, nhiệm vụ và yêu cầu thực tế, kinh tế - xã hội thành phố còn một số hạn chế kéo dài, chậm khắc phục. Cụ thể như: tăng trưởng chưa đúng tiềm năng, chất lượng tăng trưởng thiếu bền vững; khả năng cạnh tranh nhiều lĩnh vực giảm và có xu hướng giảm; cải cách hành chính chưa đồng bộ, bộ máy còn cồng kềnh; 7 chương trình đột phá phát huy thiếu đồng bộ.

Cùng với đó, tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, cháy nổ còn diễn biến phức tạp; phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm tránh lãng phí hiệu quả chưa cao; giải quyết khiếu nại, kiến nghị của công dân, nhất là những vụ việc khiếu nại, khiếu kiện kéo dài còn chậm gây bức xúc trong nhân dân.

Phát biểu tại kỳ họp, Bí thư Thành ủy TP.Hồ Chí Minh Nguyễn Thiện Nhân bày tỏ tin tưởng HĐND thành phố tiếp tục phát huy vai trò, nâng cao chất lượng hoạt động, góp phần quan trọng cùng hệ thống chính trị trong thực hiện các nhiệm vụ đề ra. Đồng thời, mong muốn lắng nghe ý kiến đóng góp, sáng kiến của HĐND cho cấp ủy, chính quyền trong chỉ đạo, điều hành thực hiện các nhiệm vụ đạt hiệu quả tốt.

Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân cho biết, việc thực hiện 7 chương trình đột phá của thành phố thời gian qua đã đạt được những kết quả nhất định nhưng vẫn có những chương trình còn nhiều khó khăn, hạn chế và có nguy cơ không hoàn thành nếu không đổi mới cách làm và làm một cách quyết liệt.

Theo ông Nguyễn Thiện Nhân, để thực hiện hoàn thành các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội, các chương trình đột phá, nhất là triển khai tốt các nội dung trong Nghị quyết 54 của Quốc hội về thí điểm cơ chế đặc thù phát triển TP.Hồ Chí Minh, con người là nguồn lực quan trọng nhất. Vì vậy, trong thời gian tới, thành phố tiếp tục tập trung các giải pháp phát huy nguồn lực sáng tạo, đột phá của người lao động thành phố đóng góp vào sự phát triển của thành phố.

Theo tờ trình của UBND thành phố về tình hình kinh tế - văn hóa – xã hội, quốc phòng – an ninh thành phố, trong 6 tháng đầu năm, kinh tế thành phố tiếp tục tăng trưởng tích cực, các lĩnh vực dịch vụ, công nghiệp, nông nghiệp đều đạt kết quả tăng trường khá, công tác chỉ đạo hỗ trợ doanh nghiệp được đẩy mạnh theo hướng cụ thể, thiết thực. Tổng sản phẩm nội địa (GRDP) của thành phố đạt 585.635 tỷ đồng, tăng 7,86% (cùng kỳ năm trước tăng 7,76%).

Cơ cấu kinh tế thành phố tiếp tục tăng dần tỷ trọng các ngành dịch vụ chất lượng cao, giá trị gia tăng lớn; tỷ trọng 9 nhóm ngành dịch vụ chủ yếu chiếm tỷ trọng cao nhất 57,6% trong tổng GRDP. Hoạt động thu ngân sách có hiệu quả, đạt 183.465 tỷ đồng, tăng 8% so với cùng kỳ năm trước.

Trong 6 tháng cuối năm 2018, thành phố tiếp tục triển khai thực hiện quyết liệt các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách 2018. Đồng thời, quyết tâm thực hiện đạt kết quả cao nhất các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2018 của thành phố.

Cụ thể, tổng sản phẩm nội địa GRDP tăng 8,3-8,5%; tỷ trọng đóng góp của các yếu tố năng suất tổng hợp (TFP) vào GRDP đạt từ 36% trở lên; tổng vốn đầu tư phát triển xã hội đạt 35% GRDP; thu ngân sách đạt 100% dự toán; nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, chỉ số cải cách hành chính…