Tiểu luận tác động của phong cách lãnh đạo đến hành vi của nhân viên trong To chức

Bài viết cung cấp các kiến thức về Phong cách lãnh đạo dân chủ và ví dụ về phong cách lãnh đạo dân chủ, giúp người đọc hiểu hơn về phong cách lãnh đạo dân chủ,  từ đó định hướng phong cách lãnh đạo phù hợp trong các quyết đinh trong tương lai.

Không phải ai cũng có khả năng lãnh đạo, bởi hoạt động lãnh đạo ảnh hưởng rất nhiều đến các vấn đề của tập thể. Một người lãnh đạo tốt có thể đưa cả nhóm đi đến thành công và đạt được mục tiêu như mong đợi. Tuy nhiên, nếu lãnh đạo không có tầm nhìn, không có kế hoạch, không dẫn dắt tập thể tốt sẽ đưa cả tập thể đi xuống. Chính vì vậy, với mỗi tập thể khác nhau, người lãnh đạo cũng phải có những phong cách lãnh đạo khác nhau sao cho phù hợp.

1. Phong cách lãnh đạo là gì?

Hoạt động lãnh đạo là tác động, thúc đẩy, hướng dẫn và chỉ đạo người khác để đạt được mục tiêu đề ra. Như vậy, có thể thấy hoạt động lãnh đạo không chỉ dừng ở việc chỉ đạo, mà còn bao gồm cả các hành động khác tiếp nối thành một chuỗi để tác động lên con người – những nhân viên/cấp dưới và có định hướng nhất định: mục tiêu đã đề ra.

Khi nhắc đến lãnh đạo, chúng ta sẽ thường nghĩ đến hình ảnh một người cấp trên chỉ tay năm ngón, yêu cầu nhân viên làm việc A, việc B. Tuy nhiên điều đó không hoàn toàn đúng. Ở các cấp bậc khác nhau, hoạt động lãnh đạo được thể hiện qua các vai trò không giống nhau: có thể là nhóm trưởng, đội trưởng, quản lý, giám đốc…

Mỗi người lãnh đạo sẽ đều có cho mình một cách thức lãnh đạo riêng, tuy nhiên các cách thức ấy không nằm ngoài 3 phong cách lãnh đạo. Nhà tâm lý học Kurt Lewin đã chỉ ra 03 phong cách lãnh đạo phổ biến: Độc đoán, Dân chủ và Laissez-faire – tức Tự do.

Nguyễn Trung Bá xin tặng các bạn cách để làm bài tiểu luận phong cách lãnh đạo điểm cao, tải và xem tại: https://drive.google.com/file/d/18Nj3gDqVCsHRJD3bgpeHjcKoHdu-4xF3/view?usp=sharing

Xem thêm: Nên học marketing hay quản trị kinh doanh? Đây là câu trả lời

2. Phong cách lãnh đạo dân chủ

Trong phong cách lãnh đạo Độc đoán, chỉ có lãnh đạo là người ra quyết định và có sự giám sát, tác động tối đa lên cấp dưới. Đối lập với phong cách này là phong cách Dân chủ, Lewin mô tả hoạt động lãnh đạo được thực hiện với sự can thiệp tối đa từ tập thể. Trong mô hình này, lãnh đạo không tự đưa ra quyết định mà sẽ tranh luận với tập thể, dẫn dắt họ đi đến kết luận với các tư vấn và khuyến nghị phù hợp.

Hầu hết mọi người, nhất là cấp dưới, thích phong cách dân chủ hơn rất nhiều so với Độc đoán. Trong môi trường dân chủ mọi người được tự do thể hiện ý kiến, và họ có niềm tin rằng ý kiến của mình được coi trọng. Nhà lãnh đạo dân chủ xem mọi người bình đẳng như nhau, thậm chí kể cả họ, trong công việc chung, do đó không tạo áp lực quá lớn lên cấp dưới.

Trên thực tế, một số phát hiện đã chỉ ra rằng những nhân viên được lãnh đạo bởi nhà lãnh đạo theo phong cách dân chủ hài lòng với công việc của họ mà không nghĩ đến việc tìm kiếm công việc khác. Có thể hiểu, chính ý thức làm chủ của các nhân viên đã làm cho họ hài lòng (theo Bhatti, Maitlo, Shaikh, Hashmi & Shaikh, 2012)

Nhược điểm của phong cách này là người lãnh đạo phải có khả năng điều phối cuộc thảo luận đi đến đúng mục tiêu, đúng định hướng nếu không muốn bị lan man, duy trì vai trò bình đẳng và làm “trọng tài” của mọi người để tránh trường hợp có ai đó có “cái tôi” quá cao.

3. Ví dụ điển hình về phong cách lãnh đạo dân chủ

3.1 HENRY FORD
Tiểu luận tác động của phong cách lãnh đạo đến hành vi của nhân viên trong To chức

Một trong những người áp dụng thành công và sáng tạo nhất với phong cách lãnh đạo dân chủ là Henry Ford. Với những triết lý của mình, ông gần như đã thay đổi quan niệm về “lãnh đạo” của giới tư bản trong những năm 20-30 của thế kỷ XX, khi các công ty tư bản chỉ biết bóc lột và tranh giành công nhân viên về phía mình.

Với ông, mục tiêu cao nhất không phải là lợi nhuận, mà là “mức độ hài lòng của mỗi người chứ không phải số tiền ghi trên bản sao kê”. Ông chú trọng xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng và, bên cạnh đó, quan tâm tới đời sống nhân viên của mình. Trong công việc, khi thảo luận với nhân viên, Ford được đặt ở vị trí trung gian, khích lệ nhân viên nêu ra các ý kiến, tranh luận, ai cũng có cơ hội được nói. Điều đó làm cho nhân viên của ông cảm thấy được tôn trọng và có tinh thần cống hiến vì tập thể hơn – khi thấy mình là một phần của team.

3.2 STEVE JOBS

Tiểu luận tác động của phong cách lãnh đạo đến hành vi của nhân viên trong To chức

Ban đầu, Steve Jobs là một người theo phong cách dân chủ thuần túy. Ông trao quyền cho nhân viên quyết định, đóng vai trò dẫn dắt và điều phối với hình ảnh chúng ta thường thấy: thuyết trình và nghe mọi người đóng góp về sản phẩm. Tuy nhiên, một thời gian sau, Jobs có xu hướng thiên về phong cách độc đoán dẫn đến câu chuyện từ chức của mình.

Mặc dù vậy, sau khi quay lại với Apple, Jobs đã chuyển đổi và quay trở về phong cách dân chủ của mình. Những  người được ông mời về làm việc sẽ được trao quyền để tự phát triển. Trong một số quyết định quan trọng, ông sẵn sàng để cho các cộng sự: nhà thiết kế chính Jonathan Ive, chuyên gia sản xuất Tim Cook…ra quyết định, trong khi đóng vai trò cố vấn cho họ.

Tổng kết

Để trở thành một nhà lãnh đạo đòi hỏi người đứng đầu phải có một nghệ thuật lãnh đạo cho riêng mình, với phong cách lãnh đạo phù hợp với tính chất của tổ chức mình làm việc. Nếu không xây dựng một phong cách lãnh đạo đúng đắn, nhà lãnh đạo có thể bị chìm trong những lời chỉ trích và sự quay lưng đến từ những cấp dưới – lẽ ra sẽ trở thành những cánh tay đắc lực, và đối mặt với sự thất bại.

Trên đây là những thông tin về phong cách lãnh đạo dân chủ và Ví dụ về phong cách lãnh đạo dân chủ. Nếu đang là một leader, tại sao bạn không thử cân nhắc lựa chọn phong cách lãnh đạo này cho mình?

Nguồn tham khảo

Brian Tracy, Thuật lãnh đạo, 2005, NXB Thế Giới.

Henry Ford, Cuộc đời và sự nghiệp của tôi, 1922, NXB Lao Động – Xã hội.

Nadeem Bhatti, Ghulam Murtaza Maitlo, Naveed Shaikh, Muhammad Aamir Hashmi, Faiz M. Shaikh, The Impact of Autocratic and Democratic Leadership Style on Job Satisfaction, 2012.

Xem thêm: Cách viết kế hoạch nghề nghiệp trong 3 năm tới như thế nào?

Hầu hết các nhà lãnh đạo thường thích sử dụng phong cách lãnh đạo hỗ trợ, khuyến khích các nhân viên cấp dưới của mình chủ động tìm kiếm các giải pháp riêng trong việc hoàn thành nhiệm vụ được giao phó. Tuy nhiên, phong cách này chỉ phù hợp khi nhân viên là người có năng lực từ vừa đến cao và chỉ cần được khuyến khích để phát triển sự tự tin trong mọi việc. Vậy đối với những nhân viên mới, những nhân viên có ít năng lực hơn hoặc những nhân viên có năng lực trung bình thì nên đưa ra mức hỗ trợ như thế nào? Trong ba trường hợp này, việc nhà lãnh đạo chỉ sử dụng phong cách lãnh đạo sẽ không cung cấp định hướng phù hợp với nhu cầu của mỗi nhân viên. Sai lầm này sẽ dẫn đến hiệu suất làm việc không hiệu quả hoặc thậm chí ảnh hưởng đến kết quả chung của đội ngũ.

Tiểu luận tác động của phong cách lãnh đạo đến hành vi của nhân viên trong To chức

Các nhà lãnh đạo hiệu quả sẽ học cách điều chỉnh phong cách lãnh đạo của mình để tương thích với từng nhu cầu của nhân viên. (Photo: freepik.com)

Xem thêm:

Các nhà lãnh đạo hiệu quả sẽ học cách điều chỉnh phong cách lãnh đạo của mình để tương thích với từng nhu cầu của nhân viên. Ví dụ, trong trường hợp một nhân viên mới được giao nhiệm vụ lần đầu tiên, một nhà lãnh đạo thành công sẽ sử dụng phong cách chỉ đạo cao — thiết lập rõ ràng các mục tiêu và thời hạn. Nếu một nhân viên đang gặp khó khăn trong một nhiệm vụ, người quản lý sẽ sử dụng các biện pháp chỉ đạo và hỗ trợ bình đẳng. Nếu nhân viên là chuyên gia trong một nhiệm vụ, người quản lý sẽ sử dụng phong cách giao phó cho nhiệm vụ hiện tại và thay vào đó tập trung vào việc đưa ra những thách thức mới và các dự án phát triển trong tương lai.

Doanh nghiệp của bạn đã có nhà lãnh đạo linh hoạt và quyền biến trong từng tình huống như vậy chưa?

Nghiên cứu từ tổ chức Ken Blanchard cho thấy sự linh hoạt trong lãnh đạo là một kỹ năng hiếm có. Khi xem xét tỷ lệ các nhà lãnh đạo có thể sử dụng thành công các phong cách Chỉ đạo, Huấn luyện, Hỗ trợ hoặc Giao quyền khi cần thiết, Blanchard đã phát hiện ra rằng 54% các nhà lãnh đạo thường chỉ sử dụng một phong cách lãnh đạo, 25% sử dụng hai phong cách lãnh đạo, 20% sử dụng ba các phong cách lãnh đạo và chỉ 1% sử dụng cả bốn phong cách lãnh đạo.

Lời khuyến nghị cho các nhà lãnh đạo

Đối với các nhà lãnh đạo đang tìm kiếm cho mình phong cách lãnh đạo phù hợp, dưới đây là 4 cách để bắt đầu:

1. Tạo một danh sách bằng văn bản các mục tiêu và nhiệm vụ cho mỗi nhân viên của mình.

2. Tạo một cuộc họp trực tiếp để xác định các cấp độ phát triển hiện tại cho từng nhiệm vụ. Mức độ năng lực và cam kết hiện tại của nhân viên là gì?

3. Đi đến thống nhất về phong cách lãnh đạo theo yêu cầu của người lãnh đạo. Nhân viên có cần sự chỉ đạo, hỗ trợ hay sự kết hợp của cả hai không?

4. Kiểm tra lại ít nhất 90 ngày một lần để xem mọi thứ đang diễn ra như thế nào và có cần thay đổi gì không.

Đừng chỉ áp dụng một cách thức lãnh đạo cho tất cả mọi người, trong mọi tình huống!

Để lãnh đạo mọi người một cách hiệu quả đòi hỏi người lãnh đạo phải biết cách điều chỉnh phong cách của mình để đáp ứng nhu cầu của mọi tình huống. Đầu tiên, học cách linh hoạt có thể là một thách thức — đặc biệt nếu nhà lãnh đạo đã quen với việc sử dụng phương pháp “một phong cách cho tất cả”. Tuy nhiên, với một chút đào tạo và thực hành, nhà lãnh đạo có thể học cách chẩn đoán chính xác và linh hoạt phong cách của mình để đáp ứng nhu cầu của những nhân viên. Và tin tốt nhất là, ngay cả khi bạn đang học, nhân viên của bạn sẽ nhận thấy sự khác biệt. Hãy bắt đầu từ hôm nay!

Theo Ken Blanchard