Tiếng Việt 5 on tập giữa học kì 2

Tuần 28 ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II Tiết 1 * Bài tập 1 * Bài tập 2: Lời giải: Các kiểu cấu tạo câu Càu đơn Câu ghép không dùng từ nối Cầu ghép dùng quan hệ từ Câu ghép dùng cặp từ hô ứng Học sinh ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng. Ví dụ Trên bãi cỏ rộng, các em bé xinh xắn nô đùa vui vẻ Mặt ao rộng, nước trong veo. Mây trôi, gió cuốn Ỏng đã nhiều lần can gián nhưng vua không nghe. Tấm chăm chỉ, hiền lành còn Cám thì lười biếng, độc ác. Buổi chiều, nắng chưa nhạt, sương đã buông nhanh xuống mật biển. Thuỷ Tinh dâng nước cao bao nhiêu thì Sơn Tinh làm núi cao lên bấy nhiêu. Tiết 2 Bài tập 1 Học sinh ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng. Bài tập 2: Lời giải: Tuy máy móc của chiếc đồng hồ nằm khuất bên trong nhưng chúng điều khiển kim đồng hồ chạy. Nếu mỗi bộ phận trong chiếc đồng hồ đều muôn làm theo ý thích của riêng mình thì chiếc đồng hồ sẽ không hoạt động được. Câu chuyện trên nèu lên một nguyên tắc sôìig trong xã .hội là “Mỗi người vì mọi người và mọi người vì mỗi người". Tiết 3 Bài tập 1: Học sinh ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng. Bài tập 2: Đọc bài văn Tình quê hương và trả lời các câu hỏi. Những từ ngữ trong đoạn 1 thê hiện tình cám cùa tác già với quê hương là đăm đắm nhìn theo, sức quyển rủ, nhá thương mành liệt, day dứt. Những kỉ niệm tuổi thơ gắn bó tác giả với quê hương. Bài vãn có 5 càu. Tất cà các câu trong bài đều là câu ghép. sống tôi như ngày xưa, nếu tôi có ngày trở về. c V (Câu 3 là một câu ghép có 2 vế, bản thân vế thứ 2 có cấu tạo như một câu ghép). Ớ mảnh đất ấy, tháng giêng, tôi đi đốt bãi, đào Ổ chuót. / tháng tám c V nước lẽn, tôi đánh giâm, úp cá, đơm tép: / tháng chín, tháng mười, (tôi) c V c đi móc con da dưới vẽ sông. ■ V (Câu 4 là một câu ghép có 3 vế câu) Ớ mảnh đất ấy, những ngày chợ phiên, di tôi lai mua cho vài cái bánh c V rơm: / đèm nằm với chú, chú gác chân lên tôi mà lẩv Kiều ngâm thơ: / c V những tối liên hoan xã, (tôi) nghe cái Ti hát chèo / và đôi lúc (tôi)dai c V c V đưac ngồi nói chuyên với Cún Con, nhắc lai những kỉ niêm đep đẽ thời ■ thơ ấu. (Câu 5 là một câu ghép có 4 vế câu) - Các từ tòi, mảnh đất được lặp lại nhiều lần trong bài văn có tác dụng liên kết câu. Các từ ngữ được thay thế có tác dụng liên kết câu là: Đoạn 1: Mảnh đất cọc cằn (câu 2) thay cho làng quê tôi (câu 1) Đoạn 2: Mảnh đất qué hương (câu 3) thay cho mảnh đất cọc cằn (câu 2). Mảnh đất ấy (câu 4,5) thay cho mảnh đất quê hương (câu 3). Tiết 4 Bài tập 1 Học sinh ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng. Bài tập 2 Có ba bài tập đọc là văn miêu tá trong 9 tuần đầu của HKII: Phong cảnh đền Hùng, Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân, Tranh Làng ỈIỒ. Bài tập 3 Dàn ý bài Hội thôi cơm thi ở Đồng Vân Mở bài: Nguồn gốc hội thôi cơm thi ở Đồng Vân (Mở bài trực tiếp). Thân bài: + Hoạt động lâ'y lửa và chuẩn bị nâ'u cơm. + Hoạt động nấu cơm. Kết bài: Chấm thi - Niềm tự hào của những người đoạt giải. (Kết bài không mở rộng). Chi tiết hoặc câu văn em thích. Em thích những câu văn tả hoạt động thổi cơm và đan xen uốn lượn trên sân đình vì đó là những câu viết râ't giản dị, dễ hiểu giúp người đọc hình dung rất rõ sự độc đáo, vẻ đẹp của hội thổi cơm thi. Tiết 5 Bài tập 1 Nghe - viết bài Bà cụ bán hàng nước chè. Học sinh chú ý các tiếng, từ dễ viết sai: íudỉ giời, tuồng, chèo. Bài tập 2 Đoạn văn tả ngoại hình một cụ già mà em biết. Ông Tám đã ngoài 6Ọ, dáng người ốm yếu, dong dỏng cao. ông thường mặc bộ đồ bà ba màu xám, có vết sờn trên vai. Dù tuổi đã cao nhưng ỏng lấy làm hãnh diện vì hàm răng của mình. Hàm răng đều tăm tắp chưa rụng cái nào. Bởi vậy, ông Tám xước mía, nhai xương khoé khoắn như người đang tuổi đôi mươi. Duy có đôi mắt ông hơi yếu. ông thường mang kính khi đọc báo hoặc xem ti vi. Những lúc ấy, đói mắt ông chăm chú một cách tì mỉ. Tiết 6 Bài tập 1 Học sinh ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng. Bài tập 2 Đoạn văn a có ba câu. Từ trong ô trống đầu câu 3 là Nhưng (Nhưng là từ nối câu 3 với câu 2). Đoạn văn b có ba câu: Từ trong ô trông đầu câu 2 là Chúng (Chúng ờ câu 2 thay thế cho lũ trẻ ở câu 1) Đoạn văn c có báy câu: Từ trong ô trông ở câu 3 là nắng. Từ trong ô trống ở câu 5 là chị Từ trong ô trông ở câu 6 là nắng. Từ trong ô trống ở câu 7 là chị, chị Nắng ở câu 3, câu 6 lặp lại ở câu 2. Chị ồ câu 5 thay thế Sứ ở câu 4. Chị ở câu 7 thay thế cho Sứ ở câu 6. Tiết 7 Lời giải: Chọn ý trả lời đúng. Câu 7: Ý a (Mùa thu ở làng quê) Câu 2: Ý c (bằng cả thị gỉác, thính giác và khứu-giác (ngửi)). Câu 3: Ý b (Chỉ những hồ nước) Câu 4: Ý c (vì những hồ nước in bóng bầu trời là “những cái giếng không đáy” nên tác giả có cảm tưởng nhìn thấy ở đó bầu trời bên kia trái đất). Câu 5: Ý c (Những cánh đồng lúa và cây cối đất đai). Câu 6: Ý b (Hai từ. Đó là: “xanh mướt, xanh lo'”). Câu 7: Ý a (Từ “chân” mang nghĩa chuyến). Câu 8: Ý c (Các hồ nước, những cánh đồng lúa, bọn trẻ). Câu 9: Ý a (Một câu. Đó là câu: “Chúng không còn là hồ nước nữa, chúng là những cái giếng không đáy, ớ đó ta có thể nhìn thấy bầu trời bên kia trái đất”). Câu 10: Ý b (Bằng cách lặp từ ngữ). Đó là từ không gian. Tiết 8 Bài luyện tập Đề: Em hãy tả người bạn thân cùa em ở trường. Bài tham khảo Cũng như các bạn, em được học dưới ngôi trường thân thiện. Nơi ây luôn vọng ra bao tiếng hát, tiếng cười. Và cũng nơi ấy em có một người bạn rất thân. Người bạn thân của em chính là Vũ Thảo Vy. Năm nay, Vy mười tuổi, trạc tùổi em. Dáng người mảnh khảnh, làn da ngâm ngăm trông có vẻ rắn chắc. Nôi bật trên khuôn mặt trái xoan của Vy là cặp mắt đen láy cùng hai hàng mi cong vút. Cặp mắt ấy thường nhìn em bằng những cái nhìn ngơ ngác trong những lúc trò chuyện hay bàn việc học hành. Còn cái mũi của Vy cũng rất xinh, nó nho nhỏ và cao ở sống đã làm cho khuôn mặt bạn thêm thanh tú. ôm lấy khuôn mặt dễ thương ấy là mái tóc đen mượt được cắt ngắn ngang vai. Mỗi. khi Vy mĩm cười, đôi môi he hé như cánh hoa mới nở. Những lúc vui, Vy cười rất tươi đế lộ hai hàm răng trắng muốt. Toát lên từ cặp mắt, cái miệng, hàm răng, mái tóc và dáng người, tôi cảm thấy Vy là người hoàn mĩ về chán dung bèn ngoài. Không chì thế, Vy còn đẹp ở tâm hồn và tính cách. Vy thích gần gũi với thiên nhiên, thích nhìn bầu trời trong xanh, thích nghe chim ca hót. Những lúc ấy, đôi mắt bạn như toả ra một thứ ánh sáng rất lạ, có lẽ đó là tình yêu quê hương đâ't nựớc, yêu thiên nhiên tươi đẹp. Tuy gia đình của Vy có phần khó khăn nhưng Vy không nản lòng, không đánh mất đi sự say mê trong cuộc sống của mình. Vy chăm học và chăm làm, ra sức vượt khó đê vươn lên. Vy không chỉ lo học tập cho mỗi riêng mình mà còn lo lắng cho các bạn yếu trong lớp. Vy luôn giúp đỡ các bạn đề’ cùng nhau tiến bộ. Bởi vậy, Vy luôn được cô giáo khen và bạn bè quí mến. ơ lớp, Vy luôn xứng đáng với danh hiệu “trò giỏi” còn ờ nhà Vy là một đứa con ngoan, hiếu thảo với cha mẹ, trên kính dưới nhường, bô' và mẹ Vy rất hài lòng về bạn. Em rât tự hào khi có người bạn như Vy. Tâ'm gương sáng của Vy đã giúp em và các bạn trong lớp noi theo để hoàn thiện về mình.

Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2021 – 2022 hệ thống lại những nội dung, kiến thức quan trọng, cùng đề ôn tập giữa kì 2 môn Tiếng Việt 5, có đáp án kèm theo cho các em ôn tập thật tốt kiến thức.

Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo để giao đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 cho học sinh của mình. Vậy mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây để chuẩn bị thật tốt cho kỳ thi giữa học kì 2 sắp tới.

  • Tiếng Việt 5 on tập giữa học kì 2

  • Tiếng Việt 5 on tập giữa học kì 2

  • Tiếng Việt 5 on tập giữa học kì 2

  • Tiếng Việt 5 on tập giữa học kì 2

Nội dung ôn tập giữa học kì 2 môn Tiếng việt lớp 5

1. Tập đọc: Các bài tập đọc từ tuần 19 – 27 (Đọc và trả lời câu hỏi)

Bạn đang xem: Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2021 – 2022

2. Luyện từ và câu

  • Câu ghép, cách nối các vế câu ghép trong câu
  • Liên kết câu bằng cách thay thế từ ngữ, lặp từ ngữ
  • Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong câu
  • MRVT: Công dân, An ninh – trật tự, Truyền thống

3. Chính tả: Viết khoảng 100 chữ/15 phút (trong hoặc ngoài sách giáo khoa)

4. Tập làm văn: Tả đồ vật, tả cây cối, Kể chuyện

Đề ôn tập giữa học kì 2 môn Tiếng việt lớp 5

I. ĐỌC THÀNH TIẾNG: (3 điểm)

Giáo viên kiểm tra từng học sinh vào các tiết ôn tập từ tuần 19 đến tuần 26.

II. ĐỌC HIỂU: (7 điểm)

1. Đọc thầm câu chuyện sau

NGƯỜI CHẠY CUỐI CÙNG

Cuộc thi chạy hàng năm ở thành phố tôi thường diễn ra vào mùa hè. Nhiệm vụ của tôi là ngồi trong xe cứu thương, theo sau các vận động viên, phòng khi có ai đó cần được chăm sóc y tế. Khi đoàn người tăng tốc, nhóm chạy đầu tiên vượt lên trước. Chính lúc đó hình ảnh một người phụ nữ đập vào mắt tôi. Tôi biết mình vừa nhận diện được “người chạy cuối cùng”. Bàn chân chị ấy cứ chụm vào mà đầu gối cứ đưa ra. Đôi chân tật nguyền của chị tưởng chừng như không thể nào bước đi được, chứ đừng nói là chạy. Nhìn chị chật vật đặt bàn chân này lên trước bàn chân kia mà lòng tôi tự dưng thở dùm cho chị, rồi reo hò cổ động cho chị tiến lên. Người phụ nữ vẫn kiên trì tiến tới, quả quyết vượt qua những mét đường cuối cùng. Vạch đích hiện ra, tiếng người la ó ầm ĩ hai bên đường. Chị chầm chậm tiến tới, băng qua, giật đứt hai đầu sợi dây cho nó bay phấp phới sau lưng tựa như đôi cánh.

Kể từ hôm đó, mỗi khi gặp phải tình huống quá khó khăn, tưởng như không thể làm được, tôi lại nghĩ đến “người chạy cuối cùng”. Liền sau đó mọi việc trở nên nhẹ nhàng đối với tôi.

Sưu tầm

Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu:

Câu 1: (0,5 điểm) Cuộc thi chạy hàng năm diễn ra vào thời gian nào?

A. Mùa hèB. Mùa đôngC. Mùa xuân

D. Mùa thu

Câu 2: (0,5 điểm) Nhiệm vụ của nhân vật “tôi” trong bài là:

A. Đi thi chạy.B. Đi cổ vũ.C. Đi diễu hành.

D. Chăm sóc y tế cho vận động viên.

Câu 3: (0,5 điểm) Sau cuộc thi chạy, tác giả nghĩ đến ai khi gặp khó khăn?

A. Mẹ của tác giảB. Bố của tác giảC. Người chạy cuối cùng

D. Giáo viên dạy thể dục của tác giả

Câu 4: (0,5 điểm) “Người chạy cuối cùng” trong cuộc đua có đặc điểm gì?

A. Là một em bé với đôi chân tật nguyềnB. Là một người phụ nữ có đôi chân tật nguyền.C. Là một cụ già yếu ớt cần sự giúp đỡ

D. Là một người đàn ông mập mạp

Câu 5: (1 điểm) Nội dung chính của câu chuyện là gì?

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Câu 6: (1 điểm) Qua câu chuyện em rút ra được bài học gì cho bản thân?

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Câu 7: (0,5 điểm) Từ nào dưới đây trái nghĩa với từ in đậm trong câu sau: “Cô giáo đã giúp tôi hiểu rõ ý nghĩa phức tạp của việc cho và nhận.”

A. đơn giảnB. đơn điệuC. đơn sơ

D. đơn thân

Câu 8: (0,5 điểm) Từ “băng” trong các từ “băng giá, băng bó, băng qua” có quan hệ với nhau như thế nào?

A. Đó là một từ nhiều nghĩa.B. Đó là những từ trái nghĩaC. Đó là những từ đồng nghĩa.

D. Đó là những từ đồng âm

Câu 9: (1 điểm) Trong câu ghép “Chú bướm dễ dàng thoát ra khỏi cái kén nhưng thân hình nó thì sưng phồng lên, đôi cánh thì nhăn nhúm” có mấy vế câu? Các vế câu được nối với nhau bằng cách nào?

A. Một vế câu. Nối với nhau bằng cáchB. Hai vế câu. Nối với nhau bằng cáchC. Ba vế câu. Nối với nhau bằng cách

D. Bốn vế câu. Nối với nhau bằng cách

Câu 10: (1 điểm) Đặt câu ghép thể hiện mối quan hệ

a. Nguyên nhân – kết quả

………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………..

b. Tăng tiến:

……………………………………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………………………………………..

B. Kiểm tra viết

I. Chính tả (2 điểm)

Người chạy cuối cùng

Bàn chân chị ấy cứ chụm vào mà đầu gối cứ đưa ra. Đôi chân tật nguyền của chị tưởng chừng như không thể nào bước đi được, chứ đừng nói là chạy. Nhìn chị chật vật đặt bàn chân này lên trước bàn chân kia mà lòng tôi tự dưng thở dùm cho chị, rồi reo hò cổ động cho chị tiến lên. Người phụ nữ vẫn kiên trì tiến tới, quả quyết vượt qua những mét đường cuối cùng. Vạch đích hiện ra, tiếng người la ó ầm ĩ hai bên đường. Chị chầm chậm tiến tới, băng qua, giật đứt hai đầu sợi dây cho nó bay phấp phới sau lưng tựa như đôi cánh.

II. Tập làm văn (8 điểm)

Đề bài: Hãy tả một đồ vật hoặc một món quà có ý nghĩa sâu sắc với em!

Đáp án đề ôn tập giữa học kì 2 lớp 5 môn Tiếng việt

A. PHẦN ĐỌC

I. Đọc thành tiếng (3 điểm)

Giáo viên kiểm tra đọc thành tiếng đối với từng HS, đánh giá cho điểm dựa vào yêu cầu sau:

– Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu, giọng đọc có biểu cảm: 1 điểm

– Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa; đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm

– Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm

II. Đọc hiểu (7 điểm)

Câu 1: 0,5 điểm: A

Câu 2: 0,5 điểm: D

Câu 3: 0,5 điểm: C

Câu 4: 0,5 điểm: B

Câu 5: 1 điểm: Ca ngợi người phụ nữ có đôi chân tật nguyền có nghị lực và ý chí đã giành chiến thắng trong cuộc thi chạy

Câu 6: 1 điểm: HS trả lời theo ý hiểu

VD: Em học được bản thân luôn cần phải nỗ lực vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống.

Câu 7: 0,5 điểm: A

Câu 8: 0,5 điểm: D

Câu 9: 1 điểm

C. Ba vế câu. Nối với nhau bằng cách dùng quan hệ từ “nhưng” và dấu phẩy.

Câu 10: 1 điểm:

– 0,5 điểm: Viết đúng câu có sử dụng quan hệ từ chỉ mối quan hệ nguyên nhân – kết quả

– 0,5 điểm: Viết đúng câu có sử dụng quan hệ từ chỉ mối quan hệ tăng tiến

B. PHẦN VIẾT

I. Chính tả (2 điểm)

– Tốc độ đạt yêu cầu; chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểm chữ, cỡ chữ; trình bày đúng quy định,viết sạch, đẹp: 1 điểm.

Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm.

II. Tập làm văn (8 điểm)

TT Điểm thành phần Mức điểm
1,5 1 0,5 0

1

Mở bài (1 điểm)

– Giới thiệu được đồ vật định tả một cách gián tiếp.

– Chỉ ra được điểm khác biệt với những đồ vật khác.

– Giới thiệu được đồ vật định tả.

– Không có câu giới thiệu hoặc không nêu được đồ vật định tả.

2a

Thân bài

(4 điểm)

Nội dung

(1,5 điểm)

– Miêu tả bao quát những đặc điểm tiêu biểu của đồ vật đó

– Miêu tả được đặc điểm riêng của đồ vật.

– Nêu được kỉ niệm gắn liền với đồ vật đó.

– Miêu tả được đặc điểm bao quát tiêu biểu của đồ vật đó

– Nêu được kỉ niệm gắn liền với đồ vật đó.

– Miêu tả được đặc điểm bao quát của đồ vật đó

– Không biết cách miêu tả.

– Không nêu được kỉ niệm gắn liền với đồ vật đó.

2b

Kĩ năng

(1,5 điểm)

– Các chi tiết miêu tả được sắp xếp theo trình tự hợp lí

– Câu văn giàu hình ảnh có sử dụng biện pháp nghệ thuật.

– Các chi tiết miêu tả được sắp xếp theo trình tự khá hợp lí.

– Câu văn có hình ảnh.

– Các chi tiết miêu tả được sắp xếp theo trình tự chưa hợp lí

– Câu văn chưa có hình ảnh.

– Các chi tiết miêu tả được sắp xếp theo trình tự chưa hợp lí

2c

Cảm xúc

(1 điểm)

– Thể hiện được tình cảm chân thành của bản thân và ảnh hưởng của đồ vật đó đến mình.

– Thể hiện được tình cảm của bản thân đối với đồ vật đó.

– Thể hiện tình cảm của bản thân đối với đồ vật đó còn mờ nhạt, chưa rõ ràng.

Chưa nêu tình cảm đối với đồ vật đó.

3

Kết bài (1 điểm)

– Viết được kết bài mở rộng với cảm xúc chân thành, ảnh hưởng của đồ vật đó tới bản thân, Trách nhiệm của bản thân với đồ vật đó.

– Viết được kết bài với cảm xúc chân thành.

– Không có phần kết bài

4

Chữ viết, chính tả (0,5 điểm)

– Chữ viết đúng kiểu, đúng cỡ, rõ ràng, có từ 0

– 3 lỗi chính tả

– Chữ viết không rõ ràng, không đúng cỡ, đúng kiểu, sai từ 4 lỗi chính tả trở lên.

5

Dùng từ, đặt câu (0,5 điểm)

Có từ 0-3 lỗi dùng từ, đặt câu

Có hơn 4 lỗi dùng từ, đặt câu.

6

Sáng tạo (1 điểm)

Bài văn đạt 2 trong 4 yêu cầu sau:

– Có ý độc đáo.

– Miêu tả có hình ảnh.

– Cách dùng từ và đặt câu thể hiện được cảm xúc.

– Diễn đạt tự nhiên.

Bài văn đạt 1 trong 4 yêu cầu đã nêu.

Bài văn không đạt yêu cầu đã nêu.

Đăng bởi: THPT Sóc Trăng

Chuyên mục: Giáo Dục

Bản quyền bài viết thuộc trường trung học phổ thông Sóc Trăng. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận.

Nguồn chia sẻ: Trường THPT Thành Phố Sóc Trăng (thptsoctrang.edu.vn)