Tiền mừng đám cưới của công đonà gọi là gì năm 2024

Không ít người cho rằng đám cưới là nợ đồng lần bởi chỉ xoay quanh chuyện vay trả phong bì mừng cưới giữa gia chủ và khách, thay vì là ngày vui của cô dâu, chú rể.

Mùa cưới, phong bì mừng lại trở thành chủ đề xôn xao như một vấn đề "đến hẹn lại lên".

Mới đây, mạng xã hội xôn xao chuyện gia chủ đăng đàn "bóc phốt" đích danh khách vì mừng cưới 200.000 đồng. Bài đăng bị xóa trong khoảng 10 phút, nhưng câu chuyện vẫn được chia sẻ trên khắp các trang mạng xã hội.

Tiền mừng đám cưới của công đonà gọi là gì năm 2024
Mệnh giá của phong bì mừng cưới vẫn là điều được bàn cãi nhiều nhất. Ảnh: @hxyume

Định giá phong bì cưới

Thông dụng nhất, phong bì mừng cưới thường dao động trong khoảng 500.000 đến 1 triệu đồng. Bạn Võ Hải (23 tuổi, Hải Phòng) vẫn không khỏi băn khoăn khi "định giá" mối quan hệ với đồng nghiệp cũ thân thiết. "500.000 đồng thì thấy ít, một triệu lại quá nhiều nên mình quyết định mừng 700.000 đồng, còn bạn mình để phong bì 750.000 đồng. Nhưng mình vẫn lấn cấn không biết để tiền lẻ tẻ như vậy có sao không" - Hải nói.

"Nếu tới ăn cưới, mình gửi phong bì 500.000 đồng, không tới ăn cưới được nhưng nếu đó là bạn bè, đồng nghiệp thân thiết thì vẫn 500.000 đồng. Bạn bình thường thì 300.000 đồng. Phong bì dành cho đám cưới của người quen xã giao, ít tương tác mình để 200.000 đồng" - Ngọc Lê (28 tuổi, Hà Nội) chia sẻ. Chỉ bạn bè cực kỳ thân thiết, Ngọc mới tặng quà vì không muốn sòng phẳng.

Không chỉ định giá phong bì cưới bằng cách gọi tên mối quan hệ với cô dâu hoặc chú rể, khách mời cũng phải nhìn vào địa điểm tổ chức đám cưới để tính toán tiền mừng. "Nếu đám cưới tổ chức ở khách sạn, mình không bao giờ mừng dưới một triệu. Đám cưới ở trung tâm tiệc cưới, tiền mừng ít nhất cũng phải 500.000 đồng. Chỉ những đám cưới ở quê, mình không đi thì có thể gửi 200.000 đồng hoặc 300.000 đồng để gia chủ không lỗ tiền cỗ", Tô Trang (25 tuổi, Hưng Yên) bày tỏ.

Bên cạnh phong bì, vàng là một trong những món quà cưới phổ biến nhất của người thân dành cho cô dâu chú rể. Thường cô dâu hoặc chú rể sẽ nhận được nhận nhẫn, vòng tay, vòng cổ từ một chỉ vàng làm quà kỷ niệm. "Bố mẹ đẻ, bố mẹ chồng mình tặng kiềng và nhẫn. Các bác bên nội cho vợ chồng mình, bên ngoại cũng tặng cho cân bằng" - Phạm Thu (27 tuổi, Hưng Yên) chia sẻ.

Tiền mừng đám cưới của công đonà gọi là gì năm 2024
Cô dâu thường nhận được vàng làm của hồi môn trong đám cưới tại Việt Nam. Ảnh: Getty

Nợ đồng lần

Quà hoặc phong bì mừng là thứ bắt buộc phải có trong đám cưới ở Việt Nam, đến mức trở thành văn hóa. Cũng vì vậy mà khách mời đến với đám cưới ít người có tâm thế chúc mừng cô dâu, chú rể mà chủ yếu vì tâm lý "trả nợ", "đi vì cái nợ đồng lần", "không đi thì sau nhà mình cưới còn ai đến".

"Tôi dự nhiều đám cưới của bạn bè. Khách khứa cứ vội vã đến, vội vã ăn, vội vã rời đi khi hoàn thành nghĩa vụ. Nhiều lúc tôi cũng chẳng biết ai ngồi cùng mâm với mình, chẳng có đủ góc nhìn những giây phút thiêng liêng của đôi bạn trẻ. Cứ thế, hòm mừng cứ đầy lên, người cứ vắng dần qua mỗi tiếng cười xã giao", Việt Vũ (30 tuổi, Hà Nội) bày tỏ.

Ngay cả những bậc phụ huynh có con cái đến tuổi dựng vợ, gả chồng cũng không thiết tha với văn hóa phong bì cưới, nhưng vẫn phải làm vì thủ tục. "Từng đi nhiều đám cưới, tôi cứ ước người Việt bỏ được những đám cưới nặng hình thức, để ngày cưới là dịp chúc phúc cho cô dâu, chú rể... Nhưng đó vẫn mãi là vòng xoáy nợ nần vì ai cũng từng gửi phong bì cưới, đến lượt nhà mình phải thu lại cho đủ", ông Hà Thành (60 tuổi, Nghệ An), nhận định.

Thực tế, giữa xã hội hiện đại, không ít cô dâu - chú rể quyết tâm dứt khỏi vòng xoáy đám cưới công nghiệp, biến ngày vui của mình thành dịp đáng nhớ với một bữa tiệc ấm cúng bên gia đình, bạn bè thân thiết; khách mời không quá 50 người.

"Mình muốn đám cưới mình có gì đó đặc biệt, không đơn thuần là bố mẹ thuê phông bạt, dựng rạp, đặt cỗ... nên đã tổ chức một buổi tiệc nhỏ cho những người thân thiết. Quả thực mình chưa bao giờ hối hận với quyết định đó, khi không phải vất vả lo tiếp đến hàng trăm khách mời mình không quen biết, kiểm phong bì và ghi sổ nợ. Mình đã có một đám cưới ngập tiếng cười và mọi vị khách đều có thể kết nối với nhau, không ai cô đơn", Thanh Bình, một cô dâu vừa tổ chức đám cưới hồi tháng 5, chia sẻ.

“Trước đây tôi hay nhờ một người bạn nào đó dự đám cưới rồi bỏ bao thư (phong bì) giúp, nhưng suy cho cùng cũng là gửi tiền cho cô dâu chú rể thôi. Vậy thì chuyển khoản vừa nhanh lại thiết thực. Tôi gửi trước đám cưới một tuần để cô dâu có tiền trong tài khoản trang trải chi phí đám cưới”, Ngọc Anh lý giải.

Phạm Minh Trang, 29 tuổi, nhân viên một công ty bất động sản ở Q.Cầu Giấy, Hà Nội, cũng cho biết cô từng chuyển khoản tiền mừng đám cưới cho người bạn cách đây 2 tháng.

“Tôi nghĩ là bạn bè thân thiết nên có thể hiểu và thông cảm với nhau. Không nhất thiết phải câu nệ thủ tục là cho tiền mừng vào bao thư. Ngoài ra, nếu chuyển tiền qua ngân hàng, người được nhận cũng có thể mua sắm, chi tiêu cho đám cưới dễ dàng hơn”, Trang nêu ý kiến.

Nhiều người trẻ hiện nay chọn cách chuyển khoản tiền cho cô dâu chú rể, trước đó có nhắn tin và gọi điện thoại chúc mừng, để cô dâu chú rể tiện kiểm tra tài khoản. Nhưng nhiều người lại không đồng tình với cách làm trên.

"Khó cho các phụ huynh"!

Anh Trần Quyết Trí, 29 tuổi, sống ở Bến Tre, cho hay chuyển khoản tiền mừng cưới có vẻ phù hợp hơn với các bạn trẻ đang làm việc tại đô thị, thành phố lớn, mọi người đều có tài khoản ngân hàng riêng, dịch vụ chuyển khoản trong điện thoại hay máy tính cá nhân. “Với những người làm nông nghiệp, buôn bán ở chợ như chúng tôi, mừng tiền cưới qua bao thư vẫn đơn giản và dễ chấp nhận hơn cả”, anh Trí nói.

“Quê tôi có phong tục sau đám cưới, bố mẹ cô dâu chú rể ngồi bóc bao thư, kiểm lại số tiền bà con mừng, rồi ghi lại danh sách vào một cuốn sổ, để sau này nhớ và mừng tiền lại. Chuyển khoản thì có vẻ khó cho các phụ huynh khi kiểm kê”, Hoài, 25 tuổi, còn độc thân, sống ở H.Tứ Kỳ, Hải Dương bày tỏ.

Thạc sĩ Trần Hoàng Phương Anh, cử nhân khoa Việt Nam học và tiếng Việt, đang là cộng tác viên giảng dạy tiếng Việt cho người nước ngoài tại Trường ĐH KHXH-NV Hà Nội, cho hay bản thân chị cũng từng xin số tài khoản cô dâu chú rể và chuyển khoản tiền mừng đám cưới vì không dự được.

“Suy cho cùng người ta tặng quà hay tặng tiền cho cô dâu chú rể cũng là để chúc mừng cho hạnh phúc của họ. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp đám cưới ở quá xa, không có cơ hội đến dự hoặc không nhờ được ai gửi tiền mừng thì việc chuyển khoản cũng không có gì nghiêm trọng hay đáng phản đối”, chị Phương Anh nói.

Chị cũng nêu quan điểm không tán thành việc tặng quà thay cho tặng tiền, “bởi vì mỗi người một sở thích, có thể mình thấy quà là phù hợp nhưng cô dâu chú rể thì không. Đặc biệt, sau đám cưới cũng có nhiều vợ chồng cần sử dụng tiền, do đó tặng tiền vẫn tiện lợi hơn”.