Tiêm thuốc nội tiết có tác dụng gì

Cách nay bốn tháng, bà N.T.M.N. ở phố Nguyễn Chí Thanh (Hà Nội) đã gặp tai biến nghiêm trọng do dùng thuốc có bổ sung nội tiết tố.

Nhiều tác dụng phụ

"Hormone là dao hai lưỡi, dùng đúng thì có tác dụng tốt, dùng không đúng sẽ gây biến chứng, rong kinh rong huyết, đặc biệt là biến chứng ung thư nội mạc tử cung và ung thư vú"

PGS.TS VƯƠNG TIẾN HÒA

Bà N. cho biết được sự giới thiệu rất tận tình của một chủ spa có nguồn thuốc “xách tay” bổ sung nội tiết tố, giúp đẹp da, trị nám, giảm vòng eo, tăng cường “ham muốn”..., bà đã mua ba lọ, mỗi lọ giá 1,7 triệu đồng. Chưa uống hết lọ thuốc đầu tiên, bà N. gặp các triệu chứng như ra máu liên tục, rối loạn kỳ kinh, da xanh, người mệt mỏi. Quay lại spa, bà N. được giải thích hiện tượng này do tác dụng phụ của thuốc nên tạm ngưng chờ ổn định dùng tiếp. “Thấy hiện tượng lạ, tôi đã bỏ cả ba hộp thuốc vì muốn trả lại chủ spa cũng không chịu” - bà N. kể.

Thuốc và thực phẩm chức năng có bổ sung nội tiết tố hiện không còn lạ với nhiều phụ nữ. Chỉ cần vào Google tìm chữ “thuốc bổ sung nội tiết tố nữ” sẽ ra hàng loạt kết quả đủ loại, đủ nguồn gốc xuất xứ, đủ nhãn hiệu, loại nào cũng quảng cáo có nguồn gốc thiên nhiên, giúp cân bằng nội tiết tố, gìn giữ tuổi xuân, giúp nở ngực, thon eo...

Theo ThS Hồ Sỹ Hùng - Bệnh viện Phụ sản T.Ư, ngoài những loại thuốc chuyên khoa, thuốc nội tiết sinh dục được sử dụng phổ biến là thuốc tránh thai. Bên cạnh mục đích tránh thai, những thuốc này còn được sử dụng với mục đích giảm bài tiết, điều trị trứng cá... Dạng thuốc thứ hai là hormone thay thế, dùng điều trị các triệu chứng suy giảm chức năng buồng trứng ở những phụ nữ trong độ tuổi tiền mãn kinh và mãn kinh. Dạng thứ ba là những loại hormone sinh dục chuyên sâu trong điều trị vô sinh, có nhiều tác dụng phụ và phải được chỉ định sử dụng rõ ràng. Dạng thứ tư rất phổ biến trên thị trường hiện nay, có thể hiểu là những tiền chất sinh ra những hormone, thường ở dưới dạng thực phẩm chức năng, yếu tố vi lượng, vitamin được bán rất tự do, không cần kê đơn, trong khi hầu như ở các dạng thuốc nội tiết sinh dục đều có rất nhiều tác dụng phụ và chống chỉ định nghiêm ngặt.

Một số tác dụng phụ có thể có khi sử dụng các loại thuốc này là hiện tượng chóng mặt, buồn nôn, rong huyết, tăng cân, tức ngực... Ngoài ra, thuốc còn chống chỉ định với một số người có tiền sử cao huyết áp, đái tháo đường, bệnh tim, ung thư vú. Ngay cả trong điều trị, bác sĩ phải cân nhắc các yếu tố lợi ích và nguy cơ, chỉ định rất thận trọng, cần theo dõi định kỳ với từng bệnh nhân khác nhau chứ không thể tùy tiện sử dụng.

Mất tiền mua ảo giác

Ông Lê Phong, phó giám đốc Trung tâm đào tạo và chỉ đạo tuyến Bệnh viện Nội tiết T.Ư, phân tích thêm về thực phẩm chức năng có tác dụng nở ngực, nâng cao vòng một đang rộ trên thị trường: “Những loại thuốc uống hay kem xoa ngực được quảng cáo làm tăng kích thước vòng một thực chất chứa thành phần hormone sinh dục nữ như estrogen, progesterone có tác dụng lên tuyến vú, làm hệ thống ống dẫn sữa tăng trưởng, tích tụ những mô mỡ dưới da vú, nhờ vậy gây cảm giác vú căng, to lên nhưng sau khi ngưng sử dụng kích thước vú trở lại ban đầu. Ở một số sản phẩm khác có thể làm giảm tình trạng mụn trứng cá, giảm tình trạng rậm lông nhưng sau một thời gian sử dụng da bị nám, đồi mồi”.

Ông Phong khuyến cáo chị em trước khi sử dụng bất kỳ một sản phẩm nào cần cân nhắc, phải có thông tin cụ thể về sản phẩm đó như thành phần, nhà sản xuất, công dụng cũng như tác dụng phụ có thể có... Riêng với thuốc, tuyệt đối không sử dụng tùy tiện, không sử dụng vào các mục đích khác ngoài mục đích chữa bệnh vì có thể dẫn đến rất nhiều biến chứng nguy hiểm cho cơ thể.

Bác sĩ Hùng khẳng định thêm việc tùy tiện sử dụng các loại thuốc nội tiết tố sinh dục có nguy cơ cao xảy ra các biến chứng và các tác dụng phụ không mong muốn. Trong suốt quá trình sử dụng, thuốc có thể gây ảnh hưởng, làm suy giảm chức năng ở các cơ quan như gan, thận, mật... Đối với những thuốc chuyên sâu dùng điều trị vô sinh nếu không được sử dụng đúng sẽ có thể gây quá kích buồng trứng, ảnh hưởng tính mạng. Ngay cả thuốc tránh thai cũng có nhiều tác dụng phụ. Do vậy, khi có nhu cầu điều trị bằng thuốc nội tiết sinh dục, bệnh nhân cần được bác sĩ chuyên khoa tư vấn và tuân thủ theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.

Phải dựa trên tình trạng người bệnh

PGS.TS Vương Tiến Hòa - Bệnh viện Phụ sản T.Ư - khuyến cáo trong trường hợp cần bổ sung nội tiết tố, như rối loạn kinh nguyệt, liều lượng nội tiết tố, thời gian bổ sung... phải được cân nhắc dựa trên tình trạng của bệnh nhân, chứ không nên thấy hiện tượng ra huyết, phụ nữ tiền mãn kinh gặp chứng bốc hỏa, mất ngủ với lý do không rõ ràng là bổ sung nội tiết tố.

PGS Hòa cho biết có nhiều trường hợp bệnh nhân chuyển từ các nơi về Bệnh viện Phụ sản Trung ương đã được chỉ định dùng thuốc bổ sung nội tiết tố nhưng liều không phù hợp, các bác sĩ cho dừng ngay thuốc nhưng tình trạng bệnh phải một thời gian dài mới điều tiết trở lại được.

QUỲNH LIÊN - LAN ANH

Khi căng thẳng, cơ thể bạn sản sinh nhiều cortisol, hormone ảnh hưởng tiêu cực đến lượng nội tiết tố. Vì vậy, bạn nên hạn chế những áp lực, nhanh chóng thư giãn, cân bằng cuộc sống để tăng nội tiết tố nữ.

Yoga, thiền, đi bộ, tắm nước nóng, ngủ đủ giấc, đúng giờ là một vài phương pháp giải tỏa stress bạn có thể tham khảo.

4. Giải độc cho cơ thể

Đây là cách loại bỏ testosterone và estrogen dư thừa, hai yếu tố gây trở ngại cho việc sản xuất lượng nội tiết tố nữ.

Gan giúp gạn bớt những kích thích tố dư thừa, nhưng theo thời gian, chức năng của bộ phận gạn lọc này dần xuống cấp bởi sự quá tải.

Vì vậy, bạn nên tìm phương pháp giúp giải độc gan. Uống trà thảo dược giúp giải độc máu và còn cải thiện sức khỏe của tử cung.

>>> Bạn có thể tham khảo: Quan hệ 5 ngày thử thai được chưa? Cách thử que cho kết quả chính xác

Nhờ sự can thiệp của y tế để tăng nội tiết tố nữ

Bạn có thể đến bệnh viện để làm xét nghiệm nội tiết tố nữ, để xác định đâu là nguyên nhân làm giảm lượng nội tiết tố. Mức độ hormone trong cơ thể sẽ không trở lại bình thường trừ khi các nguyên nhân cơ bản không được giải quyết.

Bác sĩ có thể nhìn vào bản xét nghiệm hormone của bạn để so sánh mức độ của kich thích tố trong cơ thể, hoặc họ có thể tiến hành phân tích sinh hóa dựa trên các enzyme và những chất có ảnh hưởng đến tuyến yên và cơ quan sinh sản. Bạn có thể được yêu cầu siêu âm, chụp CT và MRI.

Nếu có dấu hiệu của bất kỳ khối u hay u nang nào, bạn sẽ phải trải qua phẫu thuật cắt bỏ, lượng nội tiết tố nữ thấp là còn do khối u hoặc u nang ở buồn trứng, tuyến yên.

Nếu cần thiết, bác sĩ sẽ kê đơn cho bạn những loại thuốc uống, được biết đến với tên liệu pháp hormone thay thế. Thuốc chứa hình thức tổng hợp của estrogen và progesterone giúp cân bằng kích thích tố trong cơ thể.

Tiêm thuốc nội tiết có tác dụng gì
Rối loạn nội tiết tố làm bạn mệt mỏi, khó chịu

Tìm hiểu cơ chế hoạt động của nội tiết tố nữ

Hiểu chức năng của nội tiết tố nữ. Giúp tăng trưởng và phát triển các nang buồng trứng, điều cực kỳ cần thiết cho khả năng sinh sản.

Mỗi tháng, kích thích tố này được tiết ra ở một vài thời điểm trong chu kỳ kinh nguyệt, giữ cho các nang phát triển và kích hoạt quá trình rụng trứng.

Nếu không sở hữu lượng nội tiết tố nữ đủ mạnh, bạn sẽ khó mang thai. Bên cạnh đó, kích thích tố này cũng giúp phát triển hệ xương, cơ quan sinh dục, thúc đẩy sự trao đổi chất và sản xuất tinh trùng ở phái mạnh.

Một vài vấn đề sức khỏe có thể làm giảm nồng độ nội tiết tố nữ bao gồm: Hội chứng buồng trứng đa nang, suy tuyến yên, khả năng sinh dục kém, các khối u ở tuyến yên, buồng trứng hoặc tinh hoàn. Tất cả đều gây rối loạn và suy giảm nội tiết tố nữ.

Thuốc nội tiết tăng khả năng thụ thai là một trong những giải pháp giúp bạn cân bằng nội tiết, dễ dàng có thai. Nếu gặp bất cứ vấn đề nào trong quá trình điều trị, vui lòng liên hệ ngay bác sĩ để được thăm khám và xử lý.

Sử dụng thuốc nội tiết giữ thai là phương pháp tương đối phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, chúng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro, mẹ bầu nên cẩn thận khi sử dụng.

Thuốc nội tiết giữ thai là loại thuốc chứa các hormone giúp mẹ bầu cân bằng nội tiết tố trong thai kỳ, từ đó làm giảm nguy cơ xảy ra những rủi ro đáng tiếc khi mang thai như sinh non, sảy thai, dọa sảy thai, thai lưu,…

Khi mang thai, việc bổ sung nội tiết đầy đủ sẽ giúp tăng cường sức khỏe cho thai phụ và hỗ trợ thai nhi phát triển tốt hơn. Vì vậy, nhiều bà bầu chọn cách sử dụng thuốc nội tiết giữ thai để bổ sung các loại hormone cần thiết trong thai kỳ (thường là hormone estrogen và progesterone).

Dưới đây là công dụng của 2 loại thuốc nội tiết giữ thai phổ biến nhất:

1. Thuốc nội tiết giữ thai Progesterone

  • Nuôi dưỡng và duy trì niêm mạc tử cung đạt chất lượng tốt nhất để trứng làm tổ khỏe mạnh.
  • Ngăn ngừa các cơn co thắt, tránh nguy cơ dọa sảy thai, sinh non, động thai
  • Ngăn ngừa viêm nhiễm tại nút nhầy cổ tử cung.
Tiêm thuốc nội tiết có tác dụng gì
Bất cứ sự thay đổi nào làm biến động hormone cũng có thể ảnh hưởng thai kỳ

2. Thuốc nội tiết giữ thai Estrogen

  • Kích thích tuyến sữa, giúp mẹ sau sinh có nguồn sữa dồi dào cho con bú
  • Giảm tình trạng căng cơ, làm mềm các khớp xương cho bà bầu
  • Làm căng giãn cổ tử cung, giúp tử cung co bóp tốt hơn khi chuyển dạ
  • Kiểm soát quá trình tăng trưởng của tử cung

>>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Thay đổi nội tiết tố khi mang thai và những điều mẹ cần biết

Các loại thuốc nội tiết giữ thai

Các loại thuốc nội tiết giữ thai được phân chia làm 3 cách qua đường uống, đặt thuốc âm đạo hoặc qua đường tiêm.

1. Uống thuốc nội tiết giữ thai

Mặc dù đây là cách đơn giản nhất để bổ sung nội tiết khi mang thai nhưng chúng lại gây ra các tác dụng phụ như buồn nôn, nhức đầu và buồn ngủ. Nếu chọn phương pháp này, mẹ cần đảm bảo uống thuốc đủ và đúng liều để thuốc đạt hiệu quả tốt nhất.

2. Đặt thuốc nội tiết giữ thai trong âm đạo

Thuốc đặt âm đạo thường được sản xuất dưới dạng thuốc đạn, viên nén hoặc gel kết dính. Loại thuốc này được sử dụng phổ biến nhất do có ít tác dụng phụ, duy trì lâu (24 giờ), nồng độ đỉnh trong máu cao hơn các loại thuốc nội tiết giữ thai khác (9,7ng/ml).

Tuy nhiên, bổ sung nội tiết qua đường âm đạo thường xảy ra tình trạng nồng độ hormone trong tử cung tăng cao trong khi nồng độ hormone trong máu lại không đạt lượng cần thiết.

Sau khi đặt thuốc nội tiết giữ thai vào âm đạo, bạn cần nằm nghỉ ít nhất nửa giờ để đảm bảo thuốc không rò rỉ mà hấp thụ hết vào niêm mạc âm đạo.

Tiêm thuốc nội tiết có tác dụng gì
Bạn có thể gặp bác sĩ để đặt thuốc nội tiết giữ thai

Sau khi tiêm thuốc giữ thai, hãy chườm lạnh vùng da để làm tê da, sau đó chườm nóng và xoa bóp nhẹ nhàng để thuốc được thẩm thấu.

Tiêm thuốc giữ thai có ảnh hưởng gì không? Mặc dù đây là đường duy nhất bảo đảm được việc nồng độ thuốc trong máu sẽ đạt tiêu chuẩn tối ưu nhưng nhược điểm là chúng đôi khi có thể gây ra nhiễm trùng khi tiêm.

Những ai cần bổ sung thuốc nội tiết giữ thai?

Cơ thể của người phụ nữ bị hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) thường mất cân bằng hormone giới tính, họ có mức progesterone khá thấp so với lượng bình thường. Vì vậy, nếu bạn mắc bệnh này và đang mang thai, một số bác sĩ sẽ khuyên bạn dùng thêm thuốc nội tiết trong thai kỳ.

Tuy nhiên, bạn cần chú ý sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ có kinh nghiệm về việc điều trị các vấn đề nội tiết tố. Tuyệt đối không được tự uống khi chưa được bác sĩ cho phép.

Trước khi kê đơn, bác sĩ sẽ đo nồng độ estrogen và progesterone của bạn và quyết định bắt đầu bổ sung hormone như một biện pháp phòng ngừa.

Các bác sĩ khuyên bà bầu nên bắt đầu sử dụng thuốc nội tiết giữ thai trong tam cá nguyệt thứ hai của thai kỳ, thường là từ tuần 16 đến 20. Bác sĩ điều trị sẽ tiêm thuốc vào vùng bắp tay, hông hoặc đùi của mẹ.

Tác dụng phụ của thuốc nội tiết dưỡng thai

Thuốc nội tiết được sử dụng để dưỡng thai cho các mẹ bầu, tuy nhiên, chúng lại gây ra những tác dụng phụ nguy hiểm cho sức khỏe mẹ và thai nhi.

Tùy vào cơ địa của từng người mà mỗi mẹ bầu khi sử dụng thuốc sẽ gặp những phản ứng khác nhau. Dưới đây là những phản ứng phổ biến nhất:

  • Thèm ăn gây nguy cơ tăng cân, béo phì
  • Đau bụng
  • Táo bón
  • Phù nề
  • Mụn trứng cá
  • Dị ứng da, nổi mề đay
  • Mất ngủ, trầm cảm
  • Sưng ngực
  • Sốt
  • Nhức đầu
  • Nghẹt mũi

Tệ hơn, nếu không sử dụng đúng cách, lượng hormone trong cơ thể mẹ bầu sẽ bị mất cân bằng dẫn đến sinh non. Chính vì vậy, các bác sĩ khuyên rằng mẹ bầu có thai kỳ ổn định thì không nên sử dụng thuốc nội tiết.

Mục đích

Tiêm thuốc nội tiết có tác dụng gì

Tiêm thuốc nội tiết có tác dụng gì

Tiêm thuốc nội tiết có tác dụng gì

Độ dài chu kỳ kinh nguyệt

(ngày)

Số ngày hành kinh

(ngày)

Ngoài ra, nếu phải sử dụng thuốc nội tiết giữ thai, cần dùng đúng theo chỉ định của bác sĩ.

Tiêm thuốc nội tiết có tác dụng gì
Thuốc nội tiết giữ thai có thể gây các tác dụng phụ

Thuốc nội tiết dưỡng thai có thực sự ngăn ngừa sảy thai không?

Progesterone là một hormone thiết yếu trong quá trình sinh sản. Chúng gây ra những thay đổi bài tiết trong niêm mạc tử cung và là yếu tố cần thiết để phôi thai làm tổ thành công.

Hơn nữa, loại hormone này còn điều chỉnh phản ứng miễn dịch của người mẹ để ngăn chặn sự đào thải của phôi thai và ức chế các cơn co thắt tử cung. Vì vậy, về mặt lý thuyết, dùng thuốc nội tiết progesterone có thể làm giảm nguy cơ sảy thai ở những phụ nữ có tiền sử sảy thai liên tiếp.

Tuy nhiên, một nghiên cứu gần đây về loại thuốc này cho thấy chúng không thực sự ngăn chặn được sảy thai bởi điều này còn do nhiều yếu tố khác gây nên chứ không chỉ do niêm mạc tử cung. Đây có thể là thông tin đáng thất vọng với nhiều bà mẹ mong muốn mình có một thai kỳ khỏe mạnh bằng cách sử dụng thuốc nội tiết giữ thai.

Để có một thai kỳ khỏe mạnh, mẹ cần kết hợp thêm chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Như vậy, mẹ bầu chỉ nên sử dụng thuốc nội tiết giữ thai theo chỉ định của bác sĩ. Nếu xuất hiện những triệu chứng bất thường, mẹ nên ngừng thuốc và hỏi ý kiến của bác sĩ ngay.

Ngoài ra, thuốc nội tiết chỉ có tác dụng dưỡng thai chứ không hoàn toàn ngăn ngừa được nguy cơ sảy thai. Vì vậy, nếu như mẹ có tiền sử sảy thai nhiều lần, hãy hỏi thêm ý kiến của bác sĩ về các phương pháp dưỡng thai khác.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.