Thương nhân nào có tư cách pháp nhân

Tin cùng chuyên mục

  • Hướng dẫn thủ tục chuyển trụ sở chính hộ kinh doanh khác quận
  • Có được rút hồ sơ đăng ký doanh nghiệp khi đang nộp?
  • Thủ tục áp dụng ưu đãi đầu tư thực hiện như thế nào?
  • Môi giới bất động sản: Phân biệt “cò đất” và môi giới chuyên nghiệp
  • Quy định cần biết khi thành lập doanh nghiệp tư nhân

Tin cùng chuyên mục

  • Bị bêu ảnh trên Facebook để đòi nợ, nạn nhân phải làm sao?
  • Ngày 30/1: Có 13.694 ca Covid-19, Hà Nội nhiều nhất với gần 3.000 ca
  • 9 trường hợp phải chỉnh lý bản đồ địa chính
  • Luật An toàn vệ sinh lao động và 8 điểm đáng chú ý năm 2018
  • Điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật: Không dễ đáp ứng!

Thương nhân là gì?

Thương nhân là tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng kí kinh doanh

Trong khoa học pháp lí cũng như trong pháp luật thực định của Việt Nam tồn tại ba khái niệm có nội hàm và ngoại diên về cơ bản giống nhau, đó là doanh nghiệp, thương nhân và thương gia.

Đặc biệt, pháp luật hiện hành Việt Nam đã xác định cụ thể khái niệm doanh nghiệp và khái niệm thương nhân:

“Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được đăng kí thành lập công ty theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh” (khoản 1 Điều 4 Luật Doanh nghiệp năm 2014).

“Thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng kí kinh doanh” (khoản 1 Điều 6 Luật Thương mại năm 2005).

Cả hai khái niệm trên đều phản ánh một nhóm người trong xã hội, với thuộc tính cơ bản nhất của doanh nghiệp cũng như thương nhân đó là tổ chức, cá nhân được thành lập (đăng kí) để thực hiện hoạt động thương mại (hoạt động kinh doanh). Tuy nhiên, hai khái niệm này không hoàn toàn giống nhau mà giữa chúng có một số điểm khác nhau không nhiều về nội hàm cũng như ngoại diện của khái niệm. Để đảm bảo tính nhất quán của Giáo trình, dưới đây đi sâu nghiên cứu khái niệm thương nhân.

Vốn dĩ Luật Thương mại được coi là luật của các thương gia.. Vì vậy, khái niệm thương nhân (thương gia) luôn được xác định trong pháp luật thương mại của các nước nói chung và của Việt Nam nói riêng.

Theo Điều 1 Bộ luật Thương mại của Cộng hoà Pháp năm 1807 thì: “Thương nhân là người thực hiện các hành vi thương mại và lấy đó làm nghề nghiệp thường xuyên của mình”. Để trở thành thương nhân, một người nào đó phải có hai điều kiện:

(1) Thực hiện những hành vi thương mại;

(2) Thực hiện những hành vị thương mại mang tính nghề nghiệp thường xuyên. Ngoài ra, trong quá trình thi hành Bộ luật Thương mại, các thẩm phán và các học giả pháp lí đều thừa nhận thêm hai điều kiện nữa: Thực hiện hành vi mang danh nghĩa của chính mình và vì lợi ích của mình, có năng lực hành vị thương mại.

Như vậy, khái niệm đầy đủ về thương nhân theo pháp luật của Cộng hoà Pháp được xác định: Thương nhân là những người có năng lực hành vi thương mại, thực hiện hành vi thương mại một cách độc lập, mang danh nghĩa chính mình và vì lợi ích của mình và lấy đó làm nghề nghiệp thường xuyên

Với quan niệm, hành vi thương mại là hành vi của các thương gia, pháp luật thương mại Cộng hoà Liên bang Đức quy định về thương nhân (thương gia) có phần phức tạp hơn. Theo pháp luật thương mại Đức, thương gia bao gồm các loại: Thương gia đương nhiên, thương gia do đăng kí, thương gia do hình thức pháp lí, thương gia nhỏ và thương gia giả tạo.

Còn theo Điều 1 Bộ luật Thương mại Việt Nam cộng hoà năm 1972: “Thương gia là những người làm hành vi thương mại cho chính mình và lây hành vi ấy làm nghề nghiệp thường xuyên của mình”.

Như vậy, pháp luật thương mại của các nước trên thế giới đều xác định chính xác cả về nội hàm (các thuộc tính của thương nhân), cả về ngoại diên (các loại thương nhân) của khái niệm thương nhân. DNS

Khái niệm thương nhân được pháp luật thương mại Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ghi nhận trong Luật Thương mại năm 1997. Theo quy định của khoản 1 Điều 5 Luật Thương mại năm 1997: “Thương nhân gồm cá nhân, pháp nhân, tổ hợp tác, hộ gia đình có đăng kí kinh doanh hoạt động thương mại một cách độc lập và thường xuyên”.

Tương tự như vậy, khoản 1 Điều 6 Luật Thương mại năm 2005 xác định: “Thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng kí kinh doanh”.

Từ khái niệm thương nhân được xác định trên đây, có thể thấy thương nhân có những thuộc tính cơ bản như:

(i) Thương nhân phải thực hiện các hoạt động thương mại, thương nhân phải thực hiện các hoạt động thương mại một cách độc lập;

(ii) Thương nhân phải thực hiện các hoạt động thương mại một cách thường xuyên;

(iii) Thương nhân phải đăng kí kinh doanh.

Như vậy, Luật Thương mại năm 1997 và Luật Thương mại năm 2005 đã xây dựng khái niệm thương nhân dựa trên sự kết hợp của hai tiêu chí: Chủ thể và khách thể. Ngoại diện của khái niệm (số lượng thương nhân) rộng hay hẹp tuỳ thuộc vào quan niệm về hoạt động thương mại ở nghĩa nào. Nếu quan niệm hoạt động thương mại theo Luật Thương mại năm 1997 thì số lượng thương nhân bị hạn chế (chỉ bao gồm những cá nhân, tổ chức thực hiện một trong 14 hành vi thương mại quy định tại Điều 45) Còn nếu hiểu hoạt động thương mại theo Pháp lệnh Trọng tài thương mại năm 2003 hoặc theo Luật Thương mại năm 2005 thì số lượng thương nhân được mở rộng đáng kể.

Thương nhân nào có tư cách pháp nhân

1. Khái niệm về thương nhân

Theo quy định tại Điều 6 Luật Thương mại năm 2005, thương nhân có thể được hiểu là những tổ chức kinh tế được thành lập theo đúng quy định của pháp luật hoặc những cá nhân thực hiện các hoạt động thương mại một cách thường xuyên, độc lập và có thực hiện đăng ký kinh doanh theo quy định.

Bên cạnh đó, tại Điều 16 của Luật thương mại năm 2005 cũng xác định rõ, với những thương nhân được thành lập hay đăng ký kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật của nước ngoài hoặc được pháp luật nước ngoài công nhận được xác định là thương nhân nước ngoài.

Như vậy, có thể thấy trên cơ sở quy định này, chỉ cần là những tổ chức kinh tế được thành lập một cách hợp pháp hay những cá nhân có hoạt động thương mại đảm bảo ba yếu tố: thường xuyên, độc lập, có đăng ký kinh doanh sẽ được xác định là thương nhân.

Pháp nhân là gì? Điều kiện để có tư cách pháp nhân theo quy định?

Tổng đài tư vấn pháp luật 02466565366

Pháp nhân là gì? Điều kiện để có tư cách pháp nhân theo quy định mới nhất. Một số quy định liên quan tới pháp nhân mà chúng ta nên biết.