Thuốc toduc có tác dụng gì

Skip to content

Nhiều người thắc mắc Thuốc toduc là thuốc gì? chữa trị bệnh gì? giá bao nhiêu tiền? Bài viết hôm nay chiasebaiviet.com/ sẽ giải đáp điều này.

Bài viết liên quan:

Dược lý và cơ chế tác dụng

Itraconazol là một chất triazol tổng hợp chống nấm có tác dụng tốt hơn ketoconazol đối với một số nấm, đặc biệt đối với Aspergillus spp. Nó cũng có tác dụng chống lại Coccidioides, Cryptococcus, Candida, Histoplasma, Blastomyces và Sporotrichosis spp. Itraconazol ức chế các enzym phụ thuộc cytochrom P450 của nấm, do đó làm ức chế sinh tổng hợp ergosterol, gây rối loạn chức năng màng và enzym liên kết màng, ảnh hưởng đến sự sống và phát triển của tế bào nấm.

Một số nghiên cứu invitro đã thông báo một số nấm phân lập được trong lâm sàng, kể cả các loài Candida, khi đã kém nhạy cảm với một thuốc chống nấm azol thì cũng kém nhạy cảm với các dẫn chất azol khác.

Dược động học

Itraconazol được hấp thu tốt khi uống ngay sau bữa ăn hoặc uống cùng thức ăn, do thức ăn làm tăng hấp thu. Khả dụng sinh học tương đối đường uống của viên nang so với dung dịch uống là trên 70%. Ðộ hòa tan của itraconazol tăng lên trong môi trường acid. Nồng độ đỉnh huyết thanh đạt được 20 microgam/lít, 4 – 5 giờ sau khi uống một liều 100 mg lúc đói, tăng lên 180 microgam/lít khi uống cùng thức ăn. Trên 99% thuốc gắn với protein, chủ yếu với albumin, chỉ khoảng 0,2% thuốc ở dạng tự do. Thuốc hoà tan tốt trong lipid, nồng độ trong các mô cao hơn nhiều trong huyết thanh. Itraconazol chuyển hóa trong gan thành nhiều chất rồi bài tiết qua mật hoặc nước tiểu. Một trong những chất chuyển hóa là hydroxyitraconazol có tác dụng chống nấm, và có nồng độ huyết thanh gấp đôi nồng độ của itraconazol ở trạng thái ổn định. 3 – 18% liều uống được bài tiết qua phân dưới dạng không biến đổi. Khoảng 40% liều được bài xuất ra nước tiểu dưới dạng hợp chất chuyển hóa không còn hoạt tính. Một lượng nhỏ thải trừ qua lớp sừng và tóc.

Itraconazol không được loại trừ bằng thẩm tách. Nửa đời thải trừ sau khi uống 1 liều 100 mg là 20 giờ, có thể dài hơn khi dùng liều cao hàng ngày.

Thuốc toduc có tác dụng gì

Thuốc toduc là thuốc gì? chữa trị bệnh gì?

Thuốc toduc là thuốc chống nấm có tác dụng:

– Chữa trị các chứng nhiễm nấm da, nấm móng tay chân, nấm kẽ tay, nấm bẹn, nấm đùi… – Nhiễm nấm phổi thể hang mãn tính, nấm rải rác ngoại trừ màng não

– Dự phòng nhiễm nấm ở người bệnh HIV

Thành phần của thuốc:

– Itraconazole 100mg
– Tá dược vừa đủ 1 viên

Liều dùng và cách sử dụng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ, tránh việc tự ý dùng thuốc hoặc lạm dụng thuốc mà gây ra những hậu quả không lường trước.

Đề xuất của thuốc:

– Điều trị nấm blastomyces và histoplasma: liều khuyến cáo là 200mg một lần mỗi ngày (2 viên nang). – Nếu không thấy cải thiện rõ hoặc có bằng chứng bệnh nhiễm nấm vẫn còn phát triển, có thể tăng liều mỗi lần 100mg đến liều tối đa 400mg/ ngày. Với các liều trên 200mg mỗi ngày nên chia làm 2 lần. – Điều trị nhiễm nấm aspergillus: liều khuyến cáo là 200 đến 400mg mỗi ngày.

– Dùng thuốc sau khi ăn

Những người không nên dùng thuốc:

– Mẫn cảm với thành phần của thuốc – Phụ nữ mang thai và cho con bú – Bệnh lý tiêu hóa (cẩn thận)

– SUy gan thận, người già, trẻ em (cẩn thận)

Những tác dụng phụ không mong muốn:

– Đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa – Dị ứng, phát ban, phù mạch, đau đầu – Khó tiêu, suy tim sung huyết, tăng men gan

– Giảm bạch cầu, ói mửa, nổi mẫn đỏ

Khi có những dấu hiệu của tác dụng phụ nên đến ngay bệnh viện để chữa trị kịp thời, tránh để lâu gây ra hậu quả nghiêm trọng.

Lưu ý khi sử dụng chung với thuốc khác:

– Chưa có nghiên cứu về các tương tác thuốc.
– Thông báo cho bác sĩ về tất cả các loại thuốc mà bạn đang sử dụng.

Quá liều, quên liều và cách xử trí:

– Chưa có trường hợp quá liều nào được ghi nhận. – Nếu quên liều, bệnh nhân nên uống thuốc càng sớm càng tốt. Tuy nhiên nếu đã đến gần liều tiếp theo, nên bỏ qua liều đó và uống liều tiếp theo như bình thường. Tuyệt đối không tự ý uống bù thuốc của liều trước vào liều sau.

– Tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phù hợp.

Bảo quản thuốc và xử lý thuốc đúng cách

– Mỗi loại thuốc đều có cách bảo quản khác nhau nhằm giữ hiệu quả thuốc tốt nhất. Bạn không nên dùng thuốc trong trường hợp: hộp bị méo mó, sản phẩm bị đổi màu…và hết hạn sử dụng. – Hãy bảo quản thuốc tại nơi thoáng mát, tránh ánh sáng trực tiếp và nơi ẩm thấp, không nên bảo quản thuốc ở tủ lạnh hoặc nhà tắm…

– Nếu muốn tiêu hủy thuốc, không được vứt xuống cống rãnh, toilet, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc công ty xử lý rác thải địa phương để tiêu hủy thuốc an toàn không gây ô nhiễm môi trường!

Thuốc toduc giá bao nhiêu tiền?

– Thuốc toduc có giá 32.000 / hộp 1 vỉ x 10 viên.

Toduc là thuốc có thành phần hoạt chất là Itraconazole 100mg, do Saga Laboratories sản xuất. Xuất xứ: India Thông tin chi tiết: Tên thuốc: Toduc Tên hoạt chất: Itraconazole 100mg Hàm lượng: Dạng bào chế: Viên nang cứng chứa pellets Tiêu chuẩn: NSX Quy cách đóng gói: Hộp 1 vỉ x 10 viên Số đăng ký: VN-17670-14 Hạn dùng: 24 tháng Nhà sản xuất: Saga Laboratories Nước sản xuất: India Địa chỉ SX: Survey No. 198/2 & 198/3, Chachrawadi Vasna, Ta-Sanand, City: Chachrawadi Vasna, District: Ahmedabad Công ty đăng ký: Công ty Cổ phần Dược phẩm Khánh Hòa

Địa chỉ đăng ký: 82 đường Thống Nhất, P. Vạn Thắng, TP. Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa

Qua bài viết Thuốc toduc là thuốc gì chữa trị bệnh gì giá bao nhiêu tiền? của chúng tôi có giúp ích được gì cho các bạn không, cảm ơn đã theo dõi bài viết.

Từ khóa liên quan:

gia thuoc toduc 100mg giá thuốc toduc thuoc toduc 100 cach dung thuoc toduc cong dung thuoc toduc tim thuoc toduc ten thuoc toduc

tac dung thuoc toduc

thuốc toduc 100mg giá bao nhiêu thuốc toduc giá bao nhiêu

thuốc toduc bao nhiêu tiền

Nếu bạn đang có nhu cầu tìm mua thuốc có thể vào link Nhà thuốc Pharmacity Hoặc Nhà thuốc 365 Hoặc nếu cần mua các loại TPCN bảo vệ sức khoẻ có thể tìm các sản phẩm tốt tại Nhà thuốc Thân Thiện với giá cả vô cùng phải chăng. Đây được biết đến là 1 cửa hàng thuốc chất lượng và uy tín nhất hiện nay tại Việt Nam, cung cấp đầy đủ các loại thuốc có nguồn gốc rõ ràng.

Nếu bạn chưa có tài khoản ngân hàng thanh toán trên internet có thể đăng ký tại https://shorten.asia/XuRB9PQr để mở tài khoản ngân hàng VP Bank với các tài khoản số đẹp cho bạn lựa chọn, cùng với đó là nhiều phúc lợi khác cho khách hàng mới khi mở thẻ và nhận được nhiều ưu đãi độc quyền.

Bài viết trên website https://chiasebaiviet.com/ chỉ mong hỗ trợ cung cấp các thông tin thuốc - thuốc giá bao nhiêu - địa chỉ mua bán thuốc để giúp đỡ phần nào những bệnh nhân đang cần tìm thuốc để điều trị. Bài viết không có mục đích mua bán cũng như lừa gạt người mua thuốc... Mọi sai phạm vấn đề gì phát sinh trên Chia sẻ bài viết 69 hãy phản ánh ngay để chúng tôi kịp thời xử lý. Xin cảm ơn!!!

error: Content is protected !!

1. Tên hoạt chất và biệt dược:

Hoạt chất : Itraconazole

Phân loại: Thuốc kháng nấm.

Nhóm pháp lý: Thuốc kê đơn ETC – (Ethical drugs, prescription drugs, Prescription only medicine)

Mã ATC (Anatomical Therapeutic Chemical): J02AC02.

Biệt dược gốc: Sporanox , Sporal

Biệt dược: Miduc, Toduc

Hãng sản xuất : Saga Laboratories

2. Dạng bào chế – Hàm lượng:

Dạng thuốc và hàm lượng

Viên nang 100 mg;

Thuốc tham khảo:

MIDUC
Mỗi viên nang cứng có chứa:
Itraconazole………………………….100 mg
Tá dược………………………….vừa đủ (Xem mục 6.1)

Thuốc toduc có tác dụng gì

TODUC
Mỗi viên nang cứng có chứa:
Itraconazole………………………….100 mg
Tá dược………………………….vừa đủ (Xem mục 6.1)

Thuốc toduc có tác dụng gì

3. Video by Pharmog:

[VIDEO DƯỢC LÝ]

————————————————

► Kịch Bản: PharmogTeam

► Youtube: https://www.youtube.com/c/pharmog

► Facebook: https://www.facebook.com/pharmog/

► Group : Hội những người mê dược lý

► Instagram : https://www.instagram.com/pharmogvn/

► Website: pharmog.com

4. Ứng dụng lâm sàng:

4.1. Chỉ định:

Viên nang TODUC /MIDUC được chỉ định trong trường hợp:

Nhiễm nấm Candida âm đạo dai dẳng mà không đáp ứng với những điều trị thông thường.

Bệnh nấm da do các chủng nhạy cảm với itraconazol (như là Trichophyton spp., Microsporum spp., Epidermophyton floccosum) mà không đáp ứng với những điều trị thông thường.

Bệnh viêm giác mạc do nấm Candida spp.

Bệnh nấm móng do nấm da (bởi Candida spp) và/hoặc nấm men (bởi Aspergillus spp) và không đáp ứng với những trị liệu khác.

Bệnh nhân nhiễm nấm toàn thân như bệnh nấm Aspergillus, Candidas, Histoplasma, bệnh nấm Sporotrichum, bệnh nấm Coccidioides immitis, bệnh nấm Blatomyces.

4.2. Liều dùng – Cách dùng:

Cách dùng :

Thuốc được dùng theo đường uống ngay sau bữa ăn và phải nuốt.

Liều dùng:

Tùy thuộc vào mức độ nhiễm nẤm, liễu đề nghị 1 viên 1 ngày trong 12 tuần hoặc 2 viên 1 ngày trong 1 tuần, Phải tuân thủ chỉ định của bác sĩ.

Không được tự ý sử dụng thuốc. Không được sử dụng gián đoạn.

4.3. Chống chỉ định:

Quá mẫn với itraconazol hoặc bất kỳ thành phần khác của thuốc.

Phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, có thể sử dụng itraconazol nếu thai phụ bị nhiễm nấm toàn thân nặng có thể đe dọa đến tính mạng và lợi ích đạt được được coi như là lớn hơn những nguy cơ tiềm ẩn cho thai nhi. Itraconazol có thể được sử dụng nếu nhiễm nấm đe dọa tính mạng và lợi ích tiềm năng được coi là lớn hơn những nguy cơ tiềm ẩn cho thai nhi. Nên sử dụng các biện pháp tránh thai đầy đủ cho những phụ nữ có khả năng mang thai cho đến khi chu kỳ kinh nguyệt tiếp theo sau khi kết thúc điều trị.

Những bệnh nhân đang sử dụng terfenadine, astemizole, mizolastine, cisapride, dofetilide, quinidine, pimozide, những chất ức chế HMG-CoA reductase chuyển hóa qua CYP3A4 như simvastatin và lovastatin, triazolam và viên nang midazolam dùng đường uống.

4.4 Thận trọng:

Không có thông tin liên quan đến quá mẫn chéo giữa itraconazol và các chất kháng nấm nhóm azole khác.

Trong 1 nghiên cứu trên người tình nguyện khỏe mạnh sử dụng itraconazol tiêm tĩnh mạch, giảm phân suất tống máu thất trái không có triệu chứng thoáng qua đã được quan sát.

Itraconazol đã được chứng minh là không có tác dụng tăng co bóp cơ tim và đã được kết hợp với các báo cáo của suy tim sung huyết. Itraconazol không nên sử dụng ở những bệnh nhân suy tim sung huyết hoặc có tiền sử suy tim sung huyết trừ khi lợi ích rõ ràng hơn nguy cơ.

Thận trọng khi sử dụng kết hợp itraconazol với chất chẹn kênh calci.

Thận trọng khi phối hợp thuốc Miduc/Toduc với các thuốc khác (xem tương tác thuốc).

Giảm acid dịch vị

Sự hấp thu của itraconazol giảm khi axit dạ dày giảm. Ở những bệnh nhân đang điều trị với thuốc trung hòa axit (ví dụ như nhôm hydroxit) nên uống cách ít nhất 2 giờ sau khi uống viên nang itraconazol. Ở những bệnh nhân bị thiếu acid dịch vị như một số bệnh nhân AIDS và những bệnh nhân ức chế tiết acid (ví dụ chất đối kháng H2, các thuốc ức chế bơm proton), nên giám sát việc sử dụng viên nang Miduc với nước giải khát cola.

Suy giảm chức năng gan

Itraconazol được chuyển hóa chủ yếu qua gan. Sinh khả dụng qua đường uống ở bệnh nhân xơ gan bị giảm nhẹ đã được quan sát, mặc dù điều này là không có ý nghĩa thống kê. Tuy nhiên thời gian bán thải cuối cùng được tăng đáng kể. Nên điều chỉnh liều thuốc nếu cần thiết.

Suy giảm chức năng thận: Sinh khả dụng đường uống của itraconazol thấp hơn ở những bệnh nhân suy giảm chức năng thận. Do đó việc điều chỉnh liều dùng Miduc/Toduc nên xem xét.

Tác động của thuốc trên người lái xe và vận hành máy móc.

Không có bằng chứng cho thấy Miduc/Toduc có ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc.

4.5 Sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú:

Xếp hạng cảnh báo

AU TGA pregnancy category: B3

US FDA pregnancy category: C

Thời kỳ mang thai:

Itraconazol gây phát triển bất thường ở bào thai chuột cống. Chưa có nghiên cứu trên phụ nữ mang thai, nên chỉ dùng cho phụ nữ mang thai khi thật cần thiết.

Thời kỳ cho con bú:

1 lượng rất nhỏ itraconazol được bài tiết qua sữa mẹ, vì vậy không nên cho con bú khi dùng itraconazol.

4.6 Tác dụng không mong muốn (ADR):

Rất hiếm (<1/10,000), bao gồm những báo cáo riêng biệt.

Rối loạn chuyển hóa:

Rất hiếm: giảm kali huyết

Rối loạn thần kinh:

Rất hiếm: bệnh thần kinh ngoại biên và chóng mặt.

Rối loạn tim:

Rất hiếm: suy tim xung huyết.

Rối loạn hô hấp, trung thất và ngực:

Rất hiếm: phù nề phổi.

Rối loạn tiêu hóa:

Rất hiếm: đau bụng, nôn mửa, khó tiêu, buồn nôn, tiêu chảy và táo bón.

Rối loạn gan mật:

Rất hiếm: suy gan cấp tính gây tử vong, nhiễm độc gan nghiêm trọng, tăng hồi phục men gan.

Rối loạn da và mô:

Rất hiếm: hội chứng Stevens-Johnson, phù nề mạch máu, nổi mề đay, rụng tóc, phát ban và ngứa.

Rối loạn hệ thống sinh sản và vú:

Rất hiếm: rỗi loạn kinh nguyệt.

Rối loạn tổng quát:

Rất hiếm: dị ứng và phù nề.

Thông báo cho Bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.

4.7 Hướng dẫn cách xử trí ADR:

Ðịnh kỳ theo dõi enzym gan, ngừng thuốc nếu thấy bất thường và dấu hiệu viêm gan.

4.8 Tương tác với các thuốc khác:

Itraconazol là chất ức chế hệ thống enzym cytochrom P450 3A do vậy tránh dùng đồng thời itraconazol với các thuốc được chuyển hóa bởi hệ thống enzym này vì nồng độ các thuốc này trong huyết tương có thể tăng dẫn đến tăng và kéo dài tác dụng điều trị và cả tác dụng không mong muốn.

Terfenadin, astemisol, cisaprid có thể tăng nồng độ trong huyết tương nếu uống cùng với itraconazol, dễ dẫn đến loạn nhịp tim có thể chết người. Chống chỉ định phối hợp này.

Diazepam, midazolam, triazolam uống được chống chỉ định dùng cùng itraconazol. Nếu midazolam được tiêm tĩnh mạch trong tiền mê để phẫu thuật thì phải theo dõi thật cẩn thận vì tác dụng an thần có thể kéo dài.

Itraconazol dùng cùng với warfarin làm tăng tác dụng chống đông của chất này. Cần theo dõi thời gian prothrombin ở người bệnh để giảm liều warfarin nếu cần.

Với các thuốc chẹn calci, có thể gặp phù, ù tai. Cần phải giảm liều nếu cần.

Với các thuốc hạ cholesterol nhóm ức chế HMG – CoA reductase như lovastatin, atorvastatin, simvastatin, pravastatin…, itraconazol có thể làm tăng nồng độ các thuốc này trong máu. Ðể giảm nguy cơ viêm cơ hoặc bệnh cơ, có thể tạm ngừng các thuốc này nếu cần phải điều trị nấm toàn thân.

Digoxin, dùng cùng với itraconazol, nồng độ trong huyết tương sẽ tăng. Phải theo dõi để điều chỉnh liều.

Hạ đường huyết nặng đã xảy ra khi dùng các thuốc uống chống đái tháo đường kèm với các thuốc chống nấm azol. Vì vậy cần theo dõi chặt chẽ nồng độ đường trong máu để điều chỉnh liều các thuốc uống chống đái tháo đường.

Itraconazol cần môi trường acid dịch vị để được hấp thu tốt. Vì vậy nếu uống cùng các kháng acid, hoặc các chất kháng H2 (như cimetidin, ranitidin) hoặc omeprazol, sucralfat, khả dụng sinh học của itraconazol sẽ bị giảm đáng kể, làm mất tác dụng điều trị chống nấm. Vì vậy không nên dùng đồng thời hoặc phải thay itraconazol bằng fluconazol hay amphotericin B.

Các thuốc cảm ứng enzym thí dụ rifampicin, isoniazid, phenobarbital, phenytoin làm giảm nồng độ của itraconazol trong huyết tương. Do đó nên thay thuốc chống nấm khác nếu xét thấy điều trị bằng isoniazid hoặc rifampicin là cần thiết.

4.9 Quá liều và xử trí:

Trong trường hợp quá liều, bệnh nhân nên được điều trị triệu chứng với các biện pháp hỗ trợ. Trong giờ đầu tiên sau khi thực hiện súc ruột. Than hoạt tính có thể được đưa ra nếu cần. Không có thuốc giải độc đặc hiệu. Itraconazol không thể loại bỏ bởi thấm phân máu.

5. Cơ chế tác dụng của thuốc :

5.1. Dược lực học:

Itraconazol là một chất triazol tổng hợp chống nấm có tác dụng tốt hơn ketoconazol đối với một số nấm, đặc biệt đối với Aspergillus spp. Nó cũng có tác dụng chống lại Coccidioides, Cryptococcus, Candida, Histoplasma, Blastomyces và Sporotrichosis spp. Itraconazol ức chế các enzym phụ thuộc cytochrom P450 của nấm, do đó làm ức chế sinh tổng hợp ergosterol, gây rối loạn chức năng màng và enzym liên kết màng, ảnh hưởng đến sự sống và phát triển của tế bào nấm.

Một số nghiên cứu invitro đã thông báo một số nấm phân lập được trong lâm sàng, kể cả các loài Candida, khi đã kém nhạy cảm với một thuốc chống nấm azol thì cũng kém nhạy cảm với các dẫn chất azol khác.

Cơ chế tác dụng:

Itraconazol, một dẫn xuất triazol tổng hợp, là thuốc kháng nấm. Itraconazol ức chế các enzym phụ thuộc cytochrom P450 trong nấm nhạy cảm dẫn đến làm suy giảm sự tổng hợp ergosterol trong màng tế bào nấm.

[XEM TẠI ĐÂY]

5.2. Dược động học:

Itraconazol được hấp thu tốt khi uống ngay sau bữa ăn hoặc uống cùng thức ăn, do thức ăn làm tăng hấp thu.

Khả dụng sinh học tương đối đường uống của viên nang so với dung dịch uống là trên 70%. Ðộ hòa tan của itraconazol tăng lên trong môi trường acid. Nồng độ đỉnh huyết thanh đạt được 20 microgam/lít, 4 – 5 giờ sau khi uống một liều 100 mg lúc đói, tăng lên 180 microgam/lít khi uống cùng thức ăn. Trên 99% thuốc gắn với protein, chủ yếu với albumin, chỉ khoảng 0,2% thuốc ở dạng tự do. Thuốc hoà tan tốt trong lipid, nồng độ trong các mô cao hơn nhiều trong huyết thanh. Itraconazol chuyển hóa trong gan thành nhiều chất rồi bài tiết qua mật hoặc nước tiểu. Một trong những chất chuyển hóa là hydroxyitraconazol có tác dụng chống nấm, và có nồng độ huyết thanh gấp đôi nồng độ của itraconazol ở trạng thái ổn định. 3 – 18% liều uống được bài tiết qua phân dưới dạng không biến đổi. Khoảng 40% liều được bài xuất ra nước tiểu dưới dạng hợp chất chuyển hóa không còn hoạt tính. Một lượng nhỏ thải trừ qua lớp sừng và tóc.

Itraconazol không được loại trừ bằng thẩm tách. Nửa đời thải trừ sau khi uống 1 liều 100 mg là 20 giờ, có thể dài hơn khi dùng liều cao hàng ngày.

5.3 Giải thích:

Chưa có thông tin. Đang cập nhật.

5.4 Thay thế thuốc :

Chưa có thông tin. Đang cập nhật.

*Lưu ý:

Các thông tin về thuốc trên Pharmog.com chỉ mang tính chất tham khảo – Khi dùng thuốc cần tuyệt đối tuân theo theo hướng dẫn của Bác sĩ

Chúng tôi không chịu trách nhiệm về bất cứ hậu quả nào xảy ra do tự ý dùng thuốc dựa theo các thông tin trên Pharmog.com

6. Phần thông tin kèm theo của thuốc:

6.1. Danh mục tá dược:

Tá dược: Placebo pellet: Hydroxy propyl methyl cellulose, tinh bột, Itraconazol pellet 22%: Eudragit E-100, hydroxy propyl methyl cellulose, đường, PEG 20000, tinh bột.

6.2. Tương kỵ :

Không áp dụng.

6.3. Bảo quản:

Bảo quản nơi khô, ở nhiệt độ phòng (15 – 30 oC), tránh ánh sáng.

6.4. Thông tin khác :

Không có.

6.5 Tài liệu tham khảo:

Dược Thư Quốc Gia Việt Nam