Thực trạng xuất khẩu gạo Việt Nam sang thị trường Trung Quốc

TPO - Xuất khẩu gạo Việt Nam tháng 1/2022 tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2021. Thị trường Trung Quốc từ vị trí thứ 2 đã xuống thứ 3 trong các thị trường hàng đầu của xuất khẩu gạo Việt Nam.

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu (XK) gạo Việt Nam tháng 1/2022 đạt hơn 505.700 tấn, với kim ngạch đạt hơn 246 triệu USD, tăng 3,2% về lượng và giảm 2,8% về giá trị so với tháng trước đó.

Mặc dù giảm về giá trị so với tháng 12/2021, tuy nhiên kết quả XK gạo tháng đầu năm 2022 đã tăng đến 46,3% về lượng và tăng 29,1% về giá trị so với cùng kỳ năm 2021.

Về thị trường, Philippines vẫn là thị trường số 1 của XK gạo Việt Nam khi chiếm đến trên 234.000 tấn và trên 110 triệu USD, tăng 37,8% về lượng và 20,6% về kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong khi đó, thị trường Trung Quốc từ vị trí thứ 2 của XK gạo Việt Nam trong một thời gian dài đã tụt xuống vị trí thứ 3, sau Bờ Biển Ngà.

Cụ thể, tháng 1/2022, XK gạo Việt Nam sang Bờ Biển Ngà đạt trên 56.600 tấn với kim ngạch trên 23 triệu USD, tăng 424% về lượng và 252,5% về giá trị so với cùng kỳ năm 2021.

Trong khi đó, XK gạo sang Trung Quốc đạt trên 37.000 tấn với trị giá gần 19 triệu USD, giảm 36% về lượng và 37% về kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái.

Thực trạng xuất khẩu gạo Việt Nam sang thị trường Trung Quốc

Thu hoạch lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long. Ảnh: CK

Về giá gạo XK, tháng 1/2022, gạo Việt Nam có giá bình quân 486,5 USD/tấn, giảm 11,8% so với cùng kỳ năm ngoái.

Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, gạo 5% tấm của Việt Nam ngày 14/2 có giá 393 USD/tấn, thấp hơn gạo Thái Lan (405 USD/tấn) nhưng cao hơn gạo Ấn Độ (343 USD/tấn) và Pakistan (348 USD/tấn).

Đối với gạo 25% tấm, gạo Việt Nam ở mức 373 USD/tấn, trong khi gạo Thái Lan có giá 397 USD/tấn, gạo Ấn Độ 323 USD/tấn và gạo Pakistan 328 USD/tấn.

Với gạo 100% tấm, gạo Việt Nam có giá 328 USD/tấn, còn gạo Thái Lan 377 USD/tấn, gạo Ấn Độ 303 USD/tấn và gạo Pakistan 313 USD/tấn.

Tại thị trường trong nước, giá lúa gạo tuần qua có xu hướng tăng nhẹ so với tuần trước đó. Cụ thể, lúa thường tại ruộng có giá bình quân 5.371 đồng/kg (tăng 46 đồng/kg), lúa thường tại kho bình quân 6.340 đồng/kg (tăng 80 đồng/kg). Gạo 5% tấm có giá bình quân 8.900 đồng/kg, gạo 15% tấm bình quân 8.675 đồng/kg, gạo 25% tấm bình quân 8.375 đồng/kg…

Là một trong những doanh nghiệp xuất khẩu gạo uy tín của Việt Nam, thời gian qua, Công ty cổ phần nông nghiệp công nghệ cao Trung An đã liên tục trúng các gói thầu xuất khẩu gạo. Ông Phạm Thái Bình, Tổng Giám đốc công ty chia sẻ, các đơn hàng liên tục được ký mới và gần đây, công ty vừa trúng gói thầu xuất khẩu 20.000 tấn gạo sang Hàn Quốc với giá trị hơn 9 triệu USD, dự kiến sẽ xuất khẩu vào đầu năm 2023. Đây không phải lần đầu Trung An trúng thầu gạo sang Hàn Quốc và các lô gạo này đều có giá trị tương đối cao.

Không riêng gì Trung An mà nhiều doanh nghiệp xuất khẩu gạo đều đang gặp rất nhiều thuận lợi. Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam trong tháng 10/2022 đạt 713.546 tấn, trị giá 341,064 triệu USD, tăng 22,3% về lượng và tăng 23,9% về trị giá so tháng 9/2022. Tháng 10/2022 đã trở thành tháng có lượng gạo xuất khẩu cao kỷ lục trong lịch sử ngành gạo nước ta.

Kết thúc 10 tháng đầu năm 2022, Việt Nam đã xuất khẩu 6,1 triệu tấn gạo, đem về 3 tỷ USD. Điều đáng nói, giá gạo xuất khẩu bình quân của Việt Nam hiện đứng đầu thế giới, đang bỏ cách xa Thái Lan (nước có giá gạo bình quân cao thứ 2) là 23 USD/tấn…

Trong đó, chỉ riêng 2 thị trường Philippines và Trung Quốc đã chiếm đến 57,47% tổng khối lượng gạo xuất khẩu của cả nước. Xuất khẩu gạo sang Philippines đạt 2,739 triệu tấn, chiếm tỷ lệ 45,02%, trị giá 1,266 tỷ USD, tăng 30,84% về khối lượng và tăng 18,39% về kim ngạch so cùng kỳ năm 2021. Xuất khẩu gạo sang Trung Quốc đạt 757.575 tấn, chiếm tỷ lệ 12,45%, trị giá 382.676.125 USD

Xuất khẩu sang các thị trường khó tính cũng ghi nhận tăng trưởng cao. Trong 10 tháng, xuất khẩu gạo sang thị trường Hoa Kỳ tăng 84,8%; sang thị trường EU tăng 82,2%.

Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), sau gần 2 năm thực thi Hiệp định Thương mại tự do Liên minh châu Âu (EU)-Việt Nam (EVFTA), xuất khẩu gạo nói riêng của Việt Nam đang dần khẳng định chỗ đứng tại thị trường EU.

Các loại gạo thơm, gạo chất lượng cao như: ST24, ST25, Jasmine… được người dân khu vực này ưa chuộng. EU cấp hạn ngạch 80.000 tấn gạo với mức thuế suất ưu đãi 0% sau khi EVFTA có hiệu lực thi hành.

Tuy nhiên năm 2021, lượng gạo thơm của Việt Nam xuất khẩu sang EU mới đạt gần 38.000 tấn. Dự báo, xuất khẩu gạo của Việt Nam trong năm 2022 sang thị trường EU sẽ đạt tối thiểu 60.000 tấn.

Cũng theo các chuyên gia, kể từ tháng 10/2022, thị trường gạo thế giới đã có những diễn biến bất ngờ khi Ấn Độ - quốc gia chiếm 40% sản lượng gạo xuất khẩu toàn cầu đã ban bố lệnh hạn chế xuất khẩu mặt hàng này. Đồng thời, Ấn Độ cũng áp thuế xuất khẩu 20% đối với các mặt hàng gạo trắng và gạo lứt (chiếm 60% tổng kim ngạch xuất khẩu gạo của Ấn Độ).

Trong bối cảnh nhu cầu gạo toàn cầu đang tăng cao, động thái này của Ấn Độ đã góp phần giúp mở rộng cánh cửa xuất khẩu cho gạo Việt Nam. Đồng thời, nỗ lực của doanh nghiệp trong việc đa dạng chủng loại gạo xuất khẩu cũng là động lực cho xuất khẩu gạo của Việt Nam.

Thực trạng xuất khẩu gạo Việt Nam sang thị trường Trung Quốc

Giá trị xuất khẩu gạo Việt cũng đang ở mức cao nhờ đa dạng hóa các loại gạo có chất lượng.

Giá xuất khẩu kỷ lục

Không những đạt lượng xuất khẩu cao, giá trị xuất khẩu gạo cũng tăng trưởng vượt trội. Theo số liệu Hiệp hội Lương thực Việt Nam, trong tháng 10, giá gạo 5% tấm của Việt Nam là 425-430 USD/tấn, mức cao nhất kể từ tháng 11 năm ngoái đến nay. Mức giá này cao hơn gạo cùng loại của Ấn Độ 48-51 USD/tấn và Thái Lan 18-23 USD/tấn.

Trong khi đó, tại Thái Lan, giá gạo 5% tấm giảm 28 USD/tấn, từ mức 435 USD/tấn xuống còn 407 USD/tấn, mức thấp nhất kể từ cuối tháng 7/2022.

Ông Phan Văn Có, Giám đốc Marketing Công ty trách nhiệm hữu hạn Vrice, cho biết, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam tiếp tục tăng cao, hiện gạo 5% tấm đang ở mức 440-450 USD/tấn. Nguyên nhân tăng giá là do nhu cầu nhập khẩu quốc tế những tháng cuối năm tăng cao trong khi nguồn cung hạn chế bởi thời tiết bất lợi ở một số nước trồng lúa.

Những năm gần đây, đã có nhiều thời điểm giá gạo Việt Nam cao hơn Thái Lan. Việc gạo Việt Nam bán cao hơn gạo Thái là chuyện đã dần trở nên bình thường. Gạo Việt đi sau Thái Lan nhưng đang phát triển nhiều giống lúa mới, nâng cao quy trình sản xuất. Đồng thời, độ tươi mới của gạo Việt cao hơn gạo Thái cùng chủng loại nên ngày càng được người tiêu dùng ưa chuộng.

Giá gạo xuất bình quân của Việt Nam tăng cao còn là nhờ thời gian gần đây, xuất khẩu gạo Việt Nam đã có sự dịch chuyển mạnh sang phân khúc gạo thơm và gạo chất lượng cao.

VFA cho biết phân khúc gạo thơm và chất lượng cao của Việt Nam được sản xuất từ giống lúa Đài Thơm 8, OM 5451, OM 18 là những giống không có một nước xuất khẩu gạo nào có thể thay thế được. Đây là những giống lúa cho phân khúc gạo đáp ứng được nhu cầu thị trường và có tính cạnh tranh rất cao so với phân khúc gạo thơm của Thái Lan, Campuchia…

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn từng đưa ra dự báo, nếu không có những bất thường về thời tiết, dịch bệnh, Việt Nam đủ lượng 6,5-6,7 triệu tấn gạo để xuất khẩu và dự kiến kim ngạch xuất khẩu năm nay đạt khoảng 3,2-3,3 tỷ USD. Tuy nhiên, từ kết quả 10 tháng đã xuất khẩu hơn 6 triệu tấn, với 2 tháng còn lại của năm thì tối thiểu mỗi tháng sẽ xuất đi 600 nghìn tấn, thì ước tính cả năm nay sẽ xuất khẩu 7,2-7,3 triệu tấn gạo. Đây tiếp tục là kết quả khả quan cho gạo Việt Nam, vượt trội so với con số năm 2021 (xuất khẩu 6,2 triệu tấn tương đương 3,3 tỷ USD).